X

10 cách để vượt qua áp lực công việc

Cuộc sống hiện đại khiến con người phải cạnh tranh để “giành giật” cơ hội thăng tiến trong công việc. Cạnh tranh càng khốc liệt thì áp lực công việc càng lớn. Làm sao để thoát khỏi mệt mỏi stress và lấy lại niềm hứng khởi trong công việc.
Sau đây, Xin chia sẻ với bạn những cách vượt qua áp lực trong công việc.
1. Sắp xếp công việc và cuộc sống hợp lý, lập kế hoạch làm việc khoa học
Để vượt qua áp lực công việc, nhân viên nên lập kế hoạch làm việc thật chi tiết, khoa học cho từng công việc theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp…
Sự căng thẳng của dân văn phòng chủ yếu liên quan đến lượng công việc đồ sộ, phương pháp xử lý và thái độ giải quyết vấn đề. Phần lớn cho rằng chỉ có làm việc cật lực mới có được sự trọng dụng và tin tưởng từ cấp trên, từ đó cơ hội thăng tiến nâng lương mới mở ra; có người lại thiếu tự tin khi làm việc, lo lắng đồng nghiệp vượt trội hơn và bị cho nghỉ việc hoặc các vấn đề đến từ công việc như không phân biệt được công việc nào quan trọng hơn, làm việc quá mức cẩn thận, hiệu quả thấp.
Vì vậy, để nâng cao hiệu suất công việc, dân văn phòng cần học cách áp dụng phương pháp linh hoạt, khoa học, có giới hạn rõ ràng giữa công việc và cuộc sống, cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau giờ làm, kết hợp lao động trí óc và thể lực một cách hợp lý tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu tâm trạng mệt mỏi chán ghét công việc kéo dài, nên đánh giá lại năng lực bản thân và mục tiêu giá trị công việc hiện tại, tiến hành xác định lại vị trí đang có, cần điều chỉnh kế hoạch khi mục tiêu quá cao. Với người quá ham mê công việc, thường xuyên nhắc nhở và truy vấn bản thân bạn làm việc vì cuộc sống hay sống để làm việc; sức khỏe quan trọng hơn hay sự nghiệp là trên hết. Để sức khỏe và tính mạng trả giá cho sự phát triển của sự nghiệp là không đáng, cố gắng nhìn nhận lại tính nghiêm trọng của vấn đề và sắp xếp lại công việc, cuộc sống của mình.

Lên kế hoạch những việc làm theo từng ngày Đây là cách hiệu quả nhất trong việc quản lí thời gian vì nó giúp bạn biết chắc chắn điều bạn đang làm và có thể giúp bạn tập trung vào công việc. Đồng thời, đưa ra một danh sách công việc cần phải làm cho mỗi ngày và khoảng thời gian bạn hoàn thành một công việc. Tùy theo mức độ quan trọng và gấp rút về mặt thời gian để biết công việc nào ưu tiên hàng đầu. Bạn cũng nên để ra một chút thời gian trống trong lịch trình của bạn vì có thể sẽ có những việc bất ngờ xảy ra.

Người có quan hệ rộng và phức tạp là yếu tố gây ra áp lực mệt mỏi về tinh thần và tâm lý, tích cực hài hòa các mới quan hệ để bản thân, đồng nghiệp, khách hàng, đơn vị đều trong trạng thái cân bằng.

2. Nâng cao chất lượng tinh thần, sở thích,thư giãn để lấy lại hứng thú
Tâm lý căng thẳng thường khiến con người không thể hoàn thành tốt được công việc. Vì thế, mỗi khi mệt mỏi, căng thẳng trong công việc, bạn nên gạt bỏ công việc qua một bên và quan tâm tới các sở thích của mình.
Chẳng hạn như  đi siêu thị, mua sắm, xem chương trình ca nhạc hay thư giãn tinh thần bằng cách tham gia vào các hoạt động tập thể, các lớp tập thể duc, luyện tập thẩm mỹ, yoga sau giờ làm; trò truyện tâm sự với bạn bè, người thân; đi du lịch… Hoặc thư giãn ngay khi làm việc như vừa nghe nhạc vừa làm việc, nói chuyện với đồng nghiệp; hoạt động thường xuyên tránh ngồi nhiều giờ liên tục. Khi cảm thấy tư tưởng thoải mái hơn, có thể làm việc hiệu quả thì quay trở lại làm việc
Nên duy trì trạng thái tâm lý thăng bằng và tĩnh tại trong quá trình làm việc dồn dập, căng thẳng và phức tạp. Rèn luyện cho bản thân đức tính lạc quan, phóng khoáng, thoái mái, giữ sự bình tĩnh rộng lượng, biết cách chấp nhận và linh động trong xử lý công việc.
Cần đưa ra sự điều chỉnh và tích cực thả lỏng nâng cao chất lượng cuộc sống, tinh thần làm việc từ đó giải tỏa mọi căng thẳng. Bạn có thể di chuyển sự tập trung sang các hoạt động ngoại khóa, nuôi dưỡng nhiều sở thích cá nhân khác như leo núi, đánh bóng, xem phim, bơi lội…

3. Tìm ra niềm đam mê của bạn.
Bạn có thích nấu ăn không? Có thể bạn sẽ tìm thấy một công việc kinh doanh ăn uống. Bạn thích chơi guitar chứ? Bạn có thể dạy guitar hoặc tham gia vào một ban nhạc. Bạn có thích đọc sách không? Bạn có thể mở một website và truyền cảm hứng cho người khác. Nhiều người nghĩ rằng những đam mê của họ tách biệt với công việc và cuộc sống nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Một ngày nào đó, khi bạn tìm thấy niềm đam mê của mình, bạn có thể tìm ra cách để kiếm tiền từ chính niềm đam mê ấy. Chỉ cần có lòng quyết tâm và chút sáng tạo.

4. Hành động. 
Đừng có ngồi đâu cũng phàn nàn về công việc, tôi biết có rất nhiều người có thói quen này, tôi luôn muốn nói với họ: ‘Đừng ngồi đó, hãy làm gì có ích đi! ‘. Kêu ca, càm ràm chẳng giải quyết được vấn đề gì cả, chỉ có làm mọi việc tồi tệ hơn mà thôi. Tiêu cực, tiêu cực và ngày càng trở lên tồi tệ, hãy lên mạng và tìm một công việc khác. Lại bắt đầu đi xin việc hoặc là bắt đầu tự kinh doanh. Khi đã đến lúc hãy từ bỏ công việc bạn đang làm và bắt đầu với công việc mới, hi vọng mới.

5. Học cách từ chối thẳng thắn
Nhiều nhân viên tự tạo stress cho bản thân khi cùng lúc  ôm đồm quá nhiều việc. Để giảm áp lực công việc, chúng ta nên học cách từ chối thẳng thắn khi sếp giao việc xuống.
Nếu bạn đang còn quá nhiều việc chưa hoàn thành, bạn nên từ chối thẳng thắn với sếp bằng cách trình bày với sếp rằng bạn không phải là người duy nhất có thể đảm nhiệm việc này. Nếu bạn không từ chối, sếp sẽ nghĩ bạn có thể làm tốt được nhiều việc cùng một lúc. Và như thế là bạn đang tự đào hố chôn mình. Vì thế, nhân viên hãy học cách từ chối để giảm áp lực công việc cho chính mình cũng như không làm mất điểm của bạn trong lòng sếp khi nhận việc rồi không thể hoàn thành nó.
6. Viết ra những điều bạn mong muốn trong công việc. 
Nêu ra những mong muốn trong cuộc sống và nghề nghiệp với nội dung: ‘Trong tương lai bạn muốn có một công việc như thế nào? Và sau đó tôi liệt kê ra những điều này: ‘Lịch trình công việc’, ‘Có nhiều kỳ nghỉ’, ‘Mình sẽ dạy người khác’, ‘Mình sẽ dành thời gian cho con cái’. Một cách đơn giản giúp tôi tập trung vào những điều có ý nghĩa.

Viết ra những điều mong muốn giúp bạn tìm được mục đích công việc mà tôi sẽ theo đuổi dựa vào những mục tiêu mà tôi xây dựng dựa trên mong muốn của chính tôi. Và bạn thấy đấy, bạn cũng có thể làm giống như tôi.

7. Chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp  
Áp lực công việc đè nặng đôi khi khiến bạn có ý nghĩ chán nản và muốn buông xuôi tất cả. Lúc này, bạn hãy tựa vào đồng nghiệp, gia đình và bạn bè để đứng vững.
Đừng ngại chia sẽ những cảm xúc, khó khăn của mình trong công việc với một người bạn thân hay với người đồng nghiệp am hiểu công việc mà bạn đang làm. Bạn có thể nhờ bạn bè, đồng nghiệp tư vấn, giúp đỡ thêm. Đôi khi, chỉ một gợi ý nhỏ của đồng nghiệp lại giúp bạn giải quyết triệt để được vấn đề mà mình đang gặp phải. Đừng bao giờ xem thường tình cảm, mối quan hệ của mọi người đối với mình, bởi không ai có thể sống và làm việc một mình cả.

9. Nâng cao kỹ năng giải quyết công việc
Có rất nhiều nhân viên gặp phải áp lực công việc vì chưa đủ kỹ năng giải quyết công việc, công việc đó khó hơn so với khả năng của nhân viên.Vì thế họ lo lắng, suy nghĩ  và loay hoay tìm cách làm thế nào để hoàn thành được nó. Khi không hoàn thành được công việc đó, họ cảm thấy bị áp lực và căng thẳng, mất tự tin khi đối diện với đồng nghiệp với sếp. Vì thế, việc nâng cao kỹ năng giải quyết công việc cũng là một cách giúp bạn vượt qua áp lực công việc, mang lại tinh thần lạc quan, tự tin vào khả năng của mình.
10. Đừng từ bỏ hi vọng. 
Bạn nên nhớ rằng, ông trời chẳng tuyệt đường ai bao giờ. Có rất nhiều người thành công trong công việc, có những người khác thì lại không. Người ta cũng phải phấn đấu rất nhiều năm trong cuộc đời để đến được cái đích vinh quang. Đó là thành tựu trong nghề nghiệp. Nếu  bạn gặp khó khăn và từ bỏ thì chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ đến được đó đâu. Vì vậy hãy quyết tâm thay đổi nếu biết chắc sớm muộn gì điều đó cũng sảy ra.
Bạn có động lực. Những lời khuyên dành cho bạn chỉ muốn bạn không còn phải tiếp tục chịu đựng những áp lực khủng khiếp từ công việc hiện tại. Còn hành động và quyết định là hoàn toàn ở bạn. Hãy đối diện với những vấn đề và tiếp tục cuộc đua, hài lòng và tin tưởng  với những gì bạn đã làm.

Đừng để công việc làm cuộc sống của bạn ngày càng trở nên tồi tệ, ‘ngày mai sẽ là một ngày khác’. Chúc bạn luôn may mắn!

Blogsudo Tổng Hợp
Chuyên mục: Uncategorized
Tags: công việc
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.