X

10 công trình xây dựng bị đội giá lớn nhất trong lịch sử

Từ thời cổ đại, con người đã luôn mơ ước xây dựng những kiến trúc vĩ đại và chi ra những khoản tiền khổng lồ để biến ước mơ đó của họ thành hiện thực.

Thế kỷ 26 trước công nguyên, vị pha-ra-ông Khufu của Ai cập cổ đại đã cho 300.000 nhân công xây dựng kim tự tháp vĩ đại Giza, kim tự tháp lớn nhất Ai cập mà theo ước tính ngày nay giá trị có thể lên đến 5 tỷ đô la. Vào những năm 1600, vị vua người pháp Louis XIV gần như đã làm cạn kiệt ngân sách quốc gia khi cho xây dựng cung điện của mình, cung điện Versailles, chi phí xây dựng tương đương với khoản tiền 300 tỷ đô la ngày nay.
Kể từ đó, thế giới đã chứng kiến nhiều dự án xây dựng đầy tham vọng của con người từ sân bay, sân vận động, đến hồ nước. Những công trình vĩ đại này thường chia sẻ một điểm chung, đó là giá trị xây dựng trong thực tế thường vượt xa tính toán ban đầu.
Dưới đây là 10 công trình được xem là bị đội giá khủng khiếp nhất, một vài công trình thậm chí còn chưa xây dựng xong.
10 Đập Tam Hiệp
Để hoàn thành công trình này, chính quyền Trung Quốc phải phá núi để xây dựng thành phố lớn, rẽ nhánh lại sông Trường Giang để xây dựng hệ thống thủy điện và hệ thống cung cấp nước. Đập Tam Hiệp hiện có hệ thống cửa cống để kiểm soát nước lũ, 26 máy phát thủy điện. Chi phí dự kiến để xây dựng đập này ban đầu là 8.35 tỉ đô la. Tuy nhiên do quy mô quá lớn, các vấn đề phát sinh đòi hỏi ngân sách tăng lên chóng mặt. Chẳng hạn như việc tìm nhà cho 1.3 triệu dân khi xây dựng lại đập. Do vây chi phí thực tế tính đến lúc hoàn thành đập vào năm 2006 đã bị đội lên hơn 4 lần so với chi phí dự kiến.
Thật không thể tin được ở một đất nước như bắc Triều Tiên, vốn được biết đến với sự chuyên chế và cuộc sống giản dị, lại có thể sở hữu một công trình du lịch đắt đỏ như vậy. Khách sạn Ryugyong tiêu tốn 470 triệu Đô la ngân sách của Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên đó chỉ là chi phí thuần xây dựng. thực tế trong quá trình thi công, vào năm 1992 khi Bắc Triều tiên đang chịu khủng hoảng kinh tế, tòa nhà Ryugyong đã bị bỏ dở và làm thiệt hại 750 triệu Đô la mỹ, tương đương với 2% tổng thu nhập của Bắc Triều Tiên. Đến năm 2008, 1 nhà thầu Ai Cập Orascom Group đã tái đầu tư để hoàn thiện tòa nhà. Công trình hiện đã được hoàn thiện.
Tòa nhà được chống đỡ bởi 3 tấm kính bê tông tam giác, với 105 tầng với chiều cao 330 mét và tổng diện tích sàn đạt 360.000 mét vuông. Đây là một trong những công trình cao nhất thế giới, xếp thứ 22 trong danh sách các tòa nhà cao nhất thế giới. Nhìn từ xa thì tòa nhà Ryugyong vô cùng bắt mắt với hình dáng của một tàu vũ trụ khổng lồ.
Ít ai biết được sự thật rằng thành phố Venice lãng mạn ở Italy đã từng phải đối chọi với vấn nạn ngập lụt nghiêm trọng. Sự lãng mạn và êm đềm của Venice bây giờ có được là nhờ thành quả to lớn của dự án MOSE – hệ thống đê chắn sóng để điều tiết lượng nước trong vịnh Vience.
Có thể thấy được quy mô của dự án lớn thế nào qua những con số thống kê: 78 tấm đê chắn sóng bằng kim loại, mỗi tấm nặng 300 tấn, chiều cao 20 mét dàn hàng ngang trong Vịnh Vience. Khi có lũ lụt, các tấm đê chắn sóng này sẽ dâng lên tạo thành một bức tường khổng lồ, ngăn không cho nước biển tràn vào thành phố Vience gây ngập lụt.
Dự án MOSE hiện vẫn đang trong quá trình khởi động và giá trị của dự án được ước tính dao động trong khoảng 1.7 tỉ Đô la Mỹ đến 8.1 tỉ Đô la Mỹ. Hiện dự án vẫn chưa hoàn thiện và tham nhũng được coi là nguyên nhân của sự chậm trễ này. Số vốn đầu tư quá lớn đã khiến cho 34 quan chức và thương nhân bị bắt vì không kiềm chế nổi lòng tham.
Từng là sân bay lớn thứ 2 trên thế giới về diện tích bề mặt 399,6 ki lô mét vuông, sân bay Montreal-Mirabel từng được thủ tướng Canada Pierre Trudeau cho rằng là “dự án thế kỉ 21″. Để xây dựng sân bay này, chính quyền Canada đã phải thu hồi 41 000 héc ta đất của người dân (diện tích này lớn hơn diện tích thành phố Montreal), buộc 2000 người dân địa phương phải tái định cư. Chi phí thu hồi diện tích đất gieo trồng là 140 triệu Đô la , gấp 8 lần so với dự kiến ban đầu. Riêng chi phí xây dựng cũng bị bùng phát lên đến 276 triệu Đô la.
Thật đáng tiếc là công trình này lại là một sự đầu tư sai lầm của chính phủ Canada. Khi đi vào hoạt động năm 1975, sân bay Montreal-Mirabel dự kiến sẽ thay thế cho sân bay Dorval (hiện là sân bay quốc tế Montréal-Pierre Elliott Trudeau). Tuy nhiên, do vị trí thiếu hệ thống giao thông kết nối đến Mirabel cũng như nền kinh tế Montréal xuống dốc so với Toronto làm sân bay này không được sử dụng nhiều. Hơn nữa, sân bay Dorval không được đóng cửa như kế hoạch ban đầu. Thành phố Mirabel đã dừng hoạt động của sân bay này vào năm 2004.
Đây là tuyệt tác của kiến trúc sư huyền thoại Antoni Gaudi. Ông đã từng mơ đến một nhà thờ với các họa tiết trạm trổ hình hoa lá trên đỉnh trụ nhà thờ. Thánh đường Sagrada Familia có thể chứa đến 14 000 tín đồ. Không giống như những công trình lớn khác, thánh đường Sagrada Familia hoàn toàn được xây bằng quyên góp từ thiện và tiền bán vé. Thánh đường này hiện vẫn còn đang được nâng cấp và cải tiến sau mỗi lần nhận được tiền quyên góp của các tín đồ. Dự kiến, thánh đường SaGrada Familia sẽ được hoàn thiện vào năm 2026- 2028. Do vẫn đang vừa hoạt động vừa thi công, chưa có con số thống kê về giá trị của di sản văn hóa thế giới này. Tuy nhiên theo ước tính, kinh phí được quyên góp để xây dựng thánh đường Sagrada Familia lên đến 870 triệu Euro. Thánh đường cũng là một địa điểm thu hút khách du lịch, với doanh thu khoảng 40 triệu Đô la tiền vé trong năm 2011.
Trên không trung cũng tồn tại một kiến trúc đồ sộ đang trôi lơ lửng mang tên “Trạm vũ trụ quốc tế”. Đây là thành tựu của liên minh các quốc gia Mỹ, Châu Âu, Nga, Nhật Bản, và Canada. Việc xây dựng một kì quan trên không có lẽ là việc khó nhất trong lịch sử nhân loại. Trạm vũ trụ quốc tế thậm chí còn bị chậm tiến độ mất 4 năm, với chi phí phát sinh từ 17.4 tỉ Đô la lên đến … 160 tỉ Đô la. Riêng chi phí vận hành hàng năm cũng đã lên đến hàng tỉ Đô la, trong đó nước Mỹ đóng góp 3 tỉ Đô la để vận hành trạm vũ trụ quốc tế này. Giá trị của trạm vũ trụ quốc tế còn cao hơn rất nhiều bởi trạm chỉ có thể hoạt động đến hết năm 2020. Trạm vũ trụ quốc tế là kỳ quan đắt giá nhất trong số các công trình mà con người từng xây dựng.
Đây là công trình kiến trúc mái vòm lớn, chỉ được sử dụng để tổ chức những lễ kỉ niệm lớn. Công trình đã từng gây tranh cãi từ lúc khởi công từ những năm 1990, khi chính quyền Anh liên tục phải chịu các khoản phí phát sinh để hoàn thiện Millennium Dome. Tính đến thời điểm đi vào sử dụng, Millennium Dome đã ngốn 1.1 tỉ Đô la. Thế nhưng rất tiếc là Millennium Dome còn được biết đến với cái tên “sự thất bại 1.1 tỉ Đô” trong giới đầu tư, do doanh thu từ vé bán chỉ có 189 triệu bảng 1 năm, thấp hơn so với dự kiến là 359 triệu bảng, chưa kể phí bảo dưỡng là 28.4 triệu bảng hàng năm.
Năm 2007, nhà kỉ niệm đã được bán lại cho AEG, đổi tên thành O2 Arena, và được chuyển đổi thành sân vận động trong nhà, tổ chức các buổi biểu diễn thể thao, ca nhạc. Với 20000 chỗ ngồi, Millennium Dome mang lại doanh thu 600 triệu bảng cho các ông chủ đầu tư.
Với chiều dài 50 ki lô mét nối liền Anh và Pháp dưới lòng đại dương, đường hầm eo biển Manche cũng được xếp vào một trong số những kì quan xa hoa nhất trong lịch sử nhân loại. Khi đưa vào hoạt đông ở năm 1994, các nhà chức trách đã báo cáo chi phí hoàn thiện lên tới 21 tỉ Đô la. Khác với những công trình trong danh sách này, đường hầm eo biển Manche, các nhà đầu tư hoàn toàn độc lập về mặt kinh phí khi xây dựng đường hầm này. Điều đó có nghĩa là số tiền 21 tỉ Đô la được gom lại bởi vay ngân hàng và bán cổ phiếu. Trong quá trình thi công, các cổ đông cũng nhiều lần điêu đứng vì chi phí phát sinh quá lớn. Thật may là sau cùng các cổ đông cũng có được phần chia thỏa đáng.
Đường hầm eo biển Manche đã đi vào hoạt động xuất sắc với những gì nó mang lại cho người dân Anh và Pháp. Chỉ mất 35 phút để đi từ Anh sang Pháp và ngược lại qua đường biển. 325 triệu người đã sử dụng tuyến đường này từ khi đi vào hoạt động.
Đầu những năm 1990, việc lưu thông trên cao tốc Central Artery vào trung tâm thành phố Boston có thể lên đến … 10 tiếng – tương đương với thiệt hại kinh tế 500 triệu Đô la 1 năm. Do đó vào năm 1991, chính quyền địa phương quyết định triển khai dự án Big Dig – dự án đường hầm 10 làn dưới lòng đất.
Chi phí xây dựng một cao tốc như dự án Big Dig quả là nằm ngoài sức tưởng tượng khi lên đến … 14.8 Tỉ Đô la vào năm 2007. Điều này là do đường cao tốc này được triển khai dưới lòng đất và kéo theo việc tái cơ cấu hàng loạt các công trình giao thông, cầu đường khác. Hiện tại đường cao tốc dưới lòng đất này đã được sử dụng về mặt cơ bản. Tuy nhiên để hoàn thiện hẳn theo tiến độ dự án, thời gian hoàn thành dự kiến sẽ kéo dài tới năm 2038, với tổng chi phí lên tới 22 tỉ Đô la.
Kênh đào chính cho tàu thuyền đi qua, cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Việc xây dựng kênh đào này là một trong số những dự án công trình lớn nhất và khó khăn nhất đã thực hiện từ trước đến nay. Nó có ảnh hưởng to lớn đến vận tải thủy giữa hai đại dương, xóa bỏ hành trình dài và nguy hiểm thông qua eo biển Drake và Mũi Sừng (Cape Horn) ở điểm cực nam của Nam Mỹ. Một chuyến đi của tàu thuyền từ New York tới San Francisco qua kênh đào này chỉ vượt qua khoảng cách 9.500 km (6.000 dặm), chưa tới một nửa khoảng cách của hành trình trước đây qua mũi đất Horn (22.500 km hay 14.000 dặm). Việc xây dựng một con kênh chỉ vẻn vẹn 77km đã vấp phải vô số thử thách, từ những vấn đề về địa hình, thiên tai, đến bệnh dịch. 27500 công nhân đã chết trong quá trình xây dựng kênh đào.
Đầu năm 2014, nhận thấy một số vấn đề của kênh đào Panama cần được giải quyết, ban quản lý kênh đào Panama và các công ty xây dựng đã thỏa thuận một dự án nâng cấp, bảo dưỡng kênh đào đến năm 2015, với chi phí khoảng 5.3 Tỉ Đô la, bao gồm chi phí phát sinh.
Theo tieubieu.com
Chuyên mục: Độc Nhất

Trang web này sử dụng cookies.