Nổi danh như vậy nhưng cuộc đời của gã tóc bạc Karl Lagerfeld lại khá “bí ẩn”
Karl Lagerfeld , ở độ tuổi ngoài 80, vẫn uy nghi, ngạo nghễ, kẻ bất bại trong diện mạo lão quái nhân tóc trắng và là đấng chí tôn tối thượng cho kẻ sát thủ máu lạnh, bậc thầy của làng thời trang thế giới.
Nổi danh như vậy nhưng cuộc đời của gã tóc bạc lại khá “bí ẩn”. Dưới đây là những điều ít ai biết về huyền thoại sống của thời trang thế giới.
1 . Lagerfeld sinh ra tại Hamburg, nước Đức, tên thật của ông là Lagerfeldt, về sau được đổi thành Lagerfeld vì theo ông chia sẻ tên này dễ nghe hơn và có chất thị trường, thương mại hơn.
2 . Không ai biết năm sinh chính xác của Karl là khi nào. Karl luôn cho rằng mình sinh năm 1938, nhưng theo hồ sơ khai sinh đăng kí ở địa phương trên tờ Bild am Sonntag của Đức thì năm sinh thật của ông là 1933.
Chân dung Karl Lagerfeld thời niên thiếu với những sáng tạo nghệ thuật không biên giới
3. Chuyến du hành của huyền thoại Karl Lagerfeld trong giới thời trang chỉ bắt đầu vào năm 1953 tại kinh đô thời trang hoa lệ Paris với những bản vẽ phác thảo cho các hiệu thời trang với đồng lương rẻ mạt.
Nhưng cũng chính nhờ những kinh nghiệm có được từ công việc phác thảo đầu tiên này Karl bắt đầu tích lũy được cho mình vốn kiến thức phong phú về các trào lưu thời trang Âu châu từ thế kỷ 17-18, rành rẽ không bỏ sót đến từng chi tiết nào.
Bắt đầu công việc là những bản phác thảo cho các hãng thời trang ở Paris lúc bấy giờ với đồng lương rẻ mạt
4 . Năm 1955, Lagerfeld tham gia một cuộc thi và đoạt giải nhì trong một giải thiết kế áo khoác do International Wool Secretariat tổ chức và trở thành nhân viên tập sự tại hãng Pierre Balmain.
5 . Năm 1958 Karl chuyển sang làm việc cho Jean Patou, bộ sưu tập đầu tiên được trình diễn vào tháng bảy cùng năm với cái tên Roland Karl.
6 . Bộ sưu tập xuân-hè 1960 của ông với những chiếc váy ngắn phô diễn cặp chân đắt giá của các cô gái nhưng gây ra cuộc tranh cãi của các vị khách mời lúc bấy giờ… Qúa chán chường, Karl nộp đơn xin thôi viêc và có ý định tiếp tục việc học, nhưng vẫn không thành.
7. Mãi đến 1962, Karl bắt đầu trở lại với một diên mạo mới và tiếp tục cộng tác cho các hãng thời trang như Chloe, Curiel.
8 . Năm 1971, một biến cố lớn đối với ngành công nghiệp thời trang khi Coco Chanel qua đời, mười hai năm sau tức là 1983, Karl vô tình được mời về nhiệm sở, bắt đầu ngồi vào vị thống lãnh, mở ra thời kì chinh phạt oanh liệt trên chiến địa sáng tạo hơn người của mình.
Trở thành vị “Tổng tư lệnh” nhiệm sở Chanel khi người đàn bà huyền thoại nước Pháp này qua đời
9. Năm 1972 thương hiệu thời trang lừng danh nước Ý- Fendi ngỏ lời mời hợp tác thiết kế. Và không có chút do dự nào với một hợp đồng kếch xù, Karl đã chấp thuận tham gia nhúng tay thổi hồn vào từng thiết kế của nhà mốt trứ danh tại kinh đô nước Ý.
Sự bắt tay hợp tác giữa Karl và nhà mốt Fendi
10 . Karl Lagerfeld nổi tiếng trong giới là kẻ bạo miệng với những ý kiến thẳng thừng, Karl từng chia sẻ rằng: ” Tôi là người đàn ông không có cảm xúc” và tôi có thể ví mình là một loại cuồng dâm của thời trang nhưng không bao giờ đạt đến đỉnh điểm của sự khoái lạc”.
Điển hình là cuộc thác loạn vào đầu những năm 1990, tại một show diễn bộ sưu tập của Karl Lagerfeld thiết kế cho nhà Fendi, người ta nhìn thấy bà chúa làng báo khét tiếng trong giới thời trang Anna Wintour đứng bật dậy ra khỏi ghế, giận tím tái và bỏ ra về khi show diễn vẫn còn.
Karl đưa ngôi sao dòng phim khiêu dâm Moana Pozzi cùng một loạt những vũ công thoát y mà ông thuê về để thay thế vị trí các người mẫu chuyên nghiệp.
Anna Wintour đùng đùng nổi giận và ra về khi Karl đưa người mẫu dòng phim khiêu dâm lên sàn diễn đường băng xuân-hè của Fendi 1990
11 . Tuy là kẻ bạo động của làng thời trang, ngỗ nghịch đến bất trị nhưng trong mỗi thiết kế của Karl ở nhà mốt Chanel lại là những thiết kế cổ điển tôn thờ chủ nghĩa “Less is more”. Không chút cường điệu hóa, thanh tao nhưng lại ẩn chứa trong tiềm thức là vẻ nổi loạn, sung sức và kiên định đúng với bản chất ngông cuồng có chút lố bịch của lão.
Những thiết kế thanh lịch quyến rũ đến từ Chanel nhưng bên trong đầy vẫy vẻ ngông cuồng và điên loạn của kẻ bất trị làng mốt Thế giới
Theo Phong Châu (Khám Phá)