X

15 cách đập tan stress

Nếu bạn đang mệt mỏi,căng thẳng và stress quá mức. Hãy thử 15 cách sau để đập tan stress nhanh chóng nhé!
Nghiên cứu đã tiến hành quan sát ảnh hưởng dài hạn của những cơn căng thẳng hằng ngày bằng cách đánh giá xem họ phản ứng mạnh mẽ như thế nào đối với những vấn đề thường gặp trong cuộc sống như cãi nhau với người bạn đời hoặc trục trặc trong công việc.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, những người phản ứng mạnh với các yếu tố gây stress hằng ngày sẽ có 30 – 50% bị chẩn đoán là mắc chứng rối loạn tâm tính, chẳng hạn rối loạn trầm cảm hoặc các biểu hiện lo lắng khác, dễ mắc phải trong 10 năm tới.


Thống kê gần đây của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã cho thấy một con số đáng giật mình: khoảng 20% dân số thế giới đang bị căng thẳng (stress) quá mức trong công việc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã khẳng định stress đang là mối đe dọa lớn nhất cho sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21.

Còn tại Việt Nam, theo một nghiên cứu khác, tỷ lệ bình quân số người bị stress trên cả nước là hơn 52%. Có vô số lí do dẫn đến stress: kinh tế phát triển, áp lực công việc ngày càng cao, môi trường làm việc ngày càng trở nên phức tạp và căng thẳng, áp lực của cuộc sống và của bản thân là quá lớn… Từ đây, stress có cơ hội “tồn tại và phát triển” và đang dần trở thành nỗi ám ảnh của cuộc sống hiện đại.

Giảm stress để tránh những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến sức khỏe và cuộc sống của bạn là điều vô cùng cần thiết để “nạp lại năng lượng” cho cơ thể.
1. Bấm nút dừng
Lúc bạn đang kích động, đừng gửi mail, trả lời thư hoặc nhấc điện thoại lên và bấm máy. Phản ứng lại trong lúc chưa hạ hỏa sẽ khiến bạn càng stress thêm. Nên lắng nghe tiếng nói từ sâu trong bản thân mình trước khi cư xử bất cứ điều gì.
2. Đơn giản, đơn giản và đơn giản hơn

Suy nghĩ vấn đề một cách đơn giản hơn chính là cách giảm stress hiệu quả nhất, giúp bạn có cái nhìn tích cực hơn trong cuộc sống cũng như công việc. Hơn thế nữa, biết đâu chừng bạn sẽ nhìn thấy “lối thoát” cho những vấn đề hiện tại từ cách thức này, bởi lẽ, sự tồn tại của stress đôi khi được “tiếp sức” bởi chính những suy nghĩ “phức tạp hóa” vấn đề của bạn.

3. Thử thay đổi

Thay đổi bất kì điều gì, từ style ăn mặc hằng ngày, món ăn yêu thích đến cả cách nhìn, mục tiêu của bạn, miễn là bạn nghĩ nó sẽ đem lại điều tích cực cho cuộc sống hiện tại của mình cũng là một trong những cách xả stress hiệu quả. Một điều gì đó mới mẻ hơn sẽ như một làn gió mới cho cuộc sống đang dần trở nên quá ngột ngạt của bạn. Cảm nhận sự thay đổi ấy cũng sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác căng thẳng hiện tại.

4. Hét thật to

Nhà tâm lý Judi James cho biết: “Giải phóng căng thẳng thông qua la hét là một cách thực sự có lợi để trục xuất phần năng lượng tiêu cực gây ra stress”. Hãy tìm một nơi thích hợp để hét thật to những nỗi lo hiện tại của bản thân và “vứt bỏ” chúng tại nơi đó.

5. Thở bằng bụng
Đặt một tay lên lồng ngực và thở thật sâu, làm thế nào để bụng căng hết mức là được. Bàn tay trên ngực phải không phập phồng theo nhịp hít thở. Thở bằng cơ hoành có lợi cho hệ thần kinh đối giao cảm, hoạt động như chiếc phanh, giúp dừng cơn “lôi đình” sắp bốc hỏa.
Kiểm soát được trạng thái tâm lý căng thẳng hay stress không chỉ giúp bạn có được tinh thần thoải mái mà còn mang lại cho bạn một cơ thể khỏe mạnh. Trong khi thực tế đã chứng minh rằng đi bộ hoặc sử dụng một số loại dược phẩm nhằm giảm stress là không có hiệu quả thì các phương pháp luyện tập để thư giãn đang ngày càng được nhiều người áp dụng.
Một trong những phương pháp đó là các kỹ thuật điều phối nhịp thở. Bài tập này có thể thực hiện trong vòng từ 3 tới 5 phút và chắc chắn bạn sẽ thấy thoải mái trở lại mỗi khi cảm thấy giận dữ, căng thẳng hay thất vọng vì một việc gì đó. 
Dưới đây là các bước thực hiện: 
– Ngồi trong tư thế thẳng và thoải mái. 
– Chỉ tập trung suy nghĩ về trạng thái và thời điểm hiện tại, loại bỏ tất cả những suy nghĩ “ngoài luồng” khác. Nếu muốn lúc này bạn có thể nhắm mắt lại. 
– Sau đó hãy chú ý tới nhịp thở của mình. Hít thở từ từ qua mũi trong vòng vài giây. – Tiếp theo lại từ từ thở ra bằng miệng sao cho khoảng thời gian thở ra dài gấp đôi thời gian hít vào. 
– Tiếp tục lặp lại như vậy trong vòng từ 3 tới 5 phút. Nếu muốn, bạn có thể kéo dài bài tập này tới 15-20 phút. Chỉ cần tập luyện theo phương pháp này thường xuyên, cơ thể bạn sẽ có được một trạng thái thoải mái mỗi khi bị căng thẳng. Bài tập này cũng phát huy tác dụng trong trường hợp bạn lo lắng hay bị chấn thương đau nhức.
6. Nhai kẹo cao su

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động nhai của miệng sẽ có tác động đẩy máu lên não, giúp chúng ta tỉnh táo và vui vẻ hơn, tạm thời giúp quên đi những lo lắng, phiền muộn.

10. Soi vào bản chất vấn đề
Bạn phải trả các hóa đơn tiền điện, nước… cao ngất ngưởng? Đối mặt với cách sống dẫn đến tình trạng này có thể giúp bạn tìm lại sự kiểm soát và không lặp lại sai lầm. Điều đó cho thấy bạn có trách nhiệm, ít nhất là một phần, với cả những điều tích cực và tiêu cực xảy ra trong cuộc đời mình.
11.  Đừng chất đống mọi việc!
Càng căng thẳng, lo lắng, bạn càng có xu hướng “thả ga” và bỏ hết mọi việc sang một bên. Vấn đề không được giải quyết, càng dồn ứ càng khiến bạn rơi vào bế tắc. Thay vì thế, bạn nên ghi nhận sự việc, thậm chí có thể ghi ra giấy để không phải chứa thêm dữ liệu trong đầu. Sau đó, chọn lúc tỉnh táo để giải quyết triệt để.
12. Ngừng than vãn

Than vãn sẽ không mang lại điều gì tốt hơn cho những vấn đề hiện tại của bạn, tiêu hao năng lượng và thời gian cho “công việc” này quả là lãng phí. Ngừng than vãn cũng là cách để bạn bớt suy nghĩ, từ đây có thể giúp bạn vui vẻ và lạc quan hơn.

13. Tập cười

Nghe qua có vẻ hơi vô lí, bởi vì ngay cả những đứa trẻ cũng có thể làm được điều này, nhưng trên thực tế việc hít thở sâu, đều đặn, cuời nhiều hơn mỗi ngày là điều không phải ai cũng làm được. Hơn thế nữa, những “bài tập” đơn giản này lại cực kì hữu ích để giảm stress trong công việc.

14. Chuyển màn hình

Hãy dành cho bản thân khoảng 5 phút chuyển màn hình máy tính từ những con số loằng ngoằng, vô số những email cần giải quyết gấp sang 1 clip hài hoặc 1 bài hát yêu thích nào đó. 5 phút thật sự không tốn quá nhiều thời gian của bạn đâu, mà ngược lại, nó có thể giúp bạn “tăng năng suất” sau khi đã vứt đi được stress đấy!

15. Nhìn xa trông rộng
Thử hình dung cuộc đời bạn như một chuyến xe lăn bánh trên đường dài, bạn sẽ thấy những rắc rối hôm nay mình gặp phải chẳng là gì trong bức tranh toàn cảnh. Khi nhìn rộng hơn, bạn có cơ hội nhận ra mình có cả những lúc thành công chứ không chỉ toàn thất bại. Cách này giúp bạn thôi dằn vặt bản thân hoặc đắm chìm trong nỗi lo lắng.
Ms. Su Tổng Hợp
Chuyên mục: Bệnh Stress Stress
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.