X

8 cách giúp tĩnh tâm khi bạn cảm thấy căng thẳng

Tâm tĩnh hay đó chính là sự bình yên, tĩnh lặng trong tâm hồn. Không thù không oán… có lúc nào bạn muốn tìm 1 chút thanh thản trong tâm hồn khi cuộc sống trở nên quá căng thẳng…

Thế giới xung quanh dường như vẫn quá hỗn loạn. Nhưng nếu bạn có thể nỗ lực để thực hiện cách tĩnh tâm sau đây, bạn sẽ gặt hái được phần thưởng và tìm thấy sự bình an ngay cả mọi thứ đang rối tung lên.

1. Tìm một căn phòng và đóng cửa lại 

Nghe có vẻ hơi kỳ quặc, nhưng đôi khi bạn phải tách mình ra khỏi thế giới để cố gắng tĩnh tâm lại. Hãy dậy sớm hơn mọi người trong gia đình vào mỗi buổi sáng, tìm một nơi yên tĩnh như một căn gác xép và thử ngồi thiền.
Để chuẩn bị thiền, bạn hãy tìm một chỗ ngồi thật thoải mái, bạn có thể ngồi kiết già hoặc ngồi tựa trên gót chân, hãy đặt đồng hồ báo thức, nhắm mắt lại và bắt đầu theo dõi hơi thở. Bạn có thể thiền chỉ 5 phút hoặc tốt hơn là một lần vào buổi sáng và một lần buổi tối. Hiệu quả không phải ở chỗ bạn ngồi được bao lâu, mà là bạn thực hiện thường xuyên đều đặn.
Tĩnh tâm 

2. Tuyệt đối, không bao giờ có tư tưởng hại người.

Đó là tư tuởng mà Phật giáo gọi là bất hại hay ahimsa. Đã có tư tưởng hại người, thì sẽ có lời nói và hành vi hại người. Đã có hành vi hại người, thì ngưòi sẽ hại lại mình. Nội cái tâm sợ người ta hại mình thì cái tâm đó không yên rồi.

3. Loại bỏ tư tưởng tiêu cực

Không những loại bỏ tư tưởng hại người khỏi tâm thức chúng ta, mà cần loại bỏ tất cả mọi tư tưỏng tiêu cực khác, như ganh tỵ, dối trá, tham lam, giận ghét v.v… Tất cả những tư tuởng đó, được gọi là tiêu cực vì chúng làm rối loạn thân tâm chúng ta, đầu độc thân tâm chúng ta. Những người như thế làm sao có cái tâm yên được.

4. Giảm bớt tin tức và mạng xã hội 

Nếu bạn thấy thế giới xung quanh quá rắc rối, hãy tắt máy đi. Nhất là với các tin tức thời sự hàng ngày, ngày càng dễ tiếp cận, và ngày càng gây phiền não hơn bao giờ hết. Hãy quyết định bạn sẽ tránh xa cái tivi, đài radio và các mạng xã hội trong vòng một tuần và xem kết quả thế nào. Hãy tận hưởng tất cả thời gian rảnh bạn có, khi mà tất cả những điều này đã được gỡ bỏ. Chúng ta đã làm phiền tâm trí mình khi dành biết bao thời gian mỗi ngày bên các món đồ điện tử, hết cái này đến cái khác.

5. Giữ cân bằng trước những khó khăn và thách thức

Những điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể làm chúng ta quên đi sự lịch thiệp. Cô nàng Thái Độ mang cho bạn cà phê sữa mà chẳng hề mỉm cười, trên thực tế, cô ta thẳng thừng thô lỗ khi bạn yêu cầu rót đầy ly. Một buổi chiều đi làm bực mình khi xin đường mà người ta không nhường, mà dường họ đang muốn chèn xe bạn.
Những điều khó chịu nhỏ nhặt này có thể làm bạn mất bình tĩnh, nhưng bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều khi rũ chúng xuống, nhún vai và tiếp tục hành trình. Quát vào mặt người pha chế hay phóng nhanh vượt ẩu không phải là điều người tốt làm. Hãy giữ bình tĩnh khi những vấn đề xảy ra thực sự KHÔNG PHẢI là cái gì đó to tát.

6. Nhận ra khi bản thân bị mất cân bằng

Đôi khi bạn chỉ cần lùi một bước và ngẫm nghĩ lại. Có thể do vấn đề về nội tiết tố, có thể bạn đã uống quá nhiều cà phê, hoặc có thể do các ngôi sao đang sắp xếp theo một cách nào đó khiến bạn phát khùng. Dù nguyên nhân gì đi chăng nữa, nhận thức được điều đó là bạn đã thắng một nửa rồi.
Hãy chú ý và nhận ra khi nào bạn đang bị mất cân bằng và nhìn vào bên trong. Bạn hãy lên một kế hoạch dành riêng cho bản thân để có thể tự mình quay trở lại bình thường. Có thể cần phải nghỉ một ngày, đến lớp yoga, tăng gấp đôi thời gian ngồi thiền, bỏ cà phê, hoặc đi massage. Hãy lên kế hoạch khi bạn thấy bản thân mình đang mất cân bằng, để không bị lôi vào cơn lốc giống như Dorothy.

7. Phát triển những tư tưởng tích cực

Trong đó, đứng hàng đầu là tình thương yêu, tôn trọng mọi người, mọi vật. Tình thương yêu đó, gọi chung là lòng từ và lòng bi, thường được định nghĩa là hai cái tâm muốn đem niềm vui đến cho mọi người (từ) và thông cảm với, chia sẻ nỗi thống khố của mọi người (bi). Ngoài ra, còn có cái tâm tùy hỷ, luôn luôn sẵn sàng chia sẻ niềm vui với mọi người. Người ta gặp chuyện vui, mình cũng nên vui theo. Tâm đã vui thì cũng được yên, do đó mà có từ ghép an lạc trong kinh điển nhà Phật.

8. Sống theo 10 thiện

Tức là thể hiện trong cuộc sống hàng ngày ba tư tưởng tích cực trên là lòng từ, lòng bi, lòng tùy hỷ. 
Chỉ cần nhắc lại ba điều thiện về thân: 1. Không giết mà coi trọng mạng sống là thiêng liêng. 2. Không trộm cắp mà thường bố thí, kể cả bố thí tài vật và bố thí pháp, tức là giảng giải Phật pháp, giảng giải những điều hay lẽ phải… 3. Không tà dâm mà sống trong sáng.
Bốn điều thiện về lời nói là: 1. Nói lời thật, không nói dối. 2. Nói lời đoàn kết, không nói lời chia rẽ. 3. Nói lời dịu hiền, không nói lời ác độc. 4. Nói lời có ích, không nói lời vô nghĩa.
Ba điều thiện về tâm, về ý nghĩ là: 1. Không tham. 2. Không giận dữ. 3. Không si mê.

Sau đây là một vài kỹ thuật tóm tắt lại đơn giản có thể giúp bạn:

– Giảm lượng thời gian mà bạn đọc các tin tức trên báo chí và xem tin tức trên tivi.
– Tránh xa những cuộc nói chuyện có tính tiêu cực và những người yếm thế chán đời.
– Đừng nên giữ sự thù hằn. Học cách để bỏ qua và tha thứ. Nuôi dưỡng sự thù hận và bất bình sẽ hại chính bản thân bạn và gây nên sự mất ngủ.
– Không nên ghen tỵ với người khác. Ghen tỵ nghĩa là bạn hạ thấp lòng tự trọng và tự nhận mình thấp kém hơn mọi người. Điều này một lần nữa gây nên sự thiếu vắng an lạc nội tâm.
– Chấp nhận những cái gì mà chúng ta không thể thay đổi được. Điều này giúp cho chúng ta tiết kiệm được thời gian, năng lượng và những lo âu phiền muộn.
– Mỗi ngày chúng ta phải đối diện với biết bao những điều không vừa ý, những bực bội và những tình huống mà những điều này vượt quá tầm kiểm soát của chúng ta. Nếu chúng ta có thể thay đổi được những điều đó thì quá tốt nhưng không phải lúc nào cũng có thể làm được. Chúng ta phải học cách làm quen với những việc này và chấp nhận chúng một cách vui vẻ.
– Học cách để có thêm kiên nhẫn và khoan dung và độ lượng đối với mọi người và mọi tình huống.
– Đừng tham lam ôm đồm mọi thứ quá mức. Nên tập xả ly cả về tình cảm và tâm thần. Cố gắng nhìn cuộc đời mình và mọi người với một ít xả ly và một ít hệ lụy. Xả ly không phải là dững dưng, thiếu quan tâm và lạnh nhạt mà nó là một khả năng để tư duy và phán xét một cách công bằng và lô-gíc. Đừng nên lo lắng nếu bạn thất bại và tiếp tục thất bại trong việc thể hiện sự xả ly. Cứ cố gắng thực tập nó.
– Hãy để cho quá khứ đi qua. Hãy quên đi quá khứ và tập trung vào giây phút hiện tại. Không cần phải gợi lên những ký ức không vui và chôn vùi chính mình trong đó.
– Thực tập một vài cách để tập trung. Điều này sẽ giúp bạn tống khứ những ý nghĩ không vui và những lo lắng. Những thứ này đã cướp đi sự thanh thản trong tâm hồn bạn.
– Học cách để thiền tập. Thậm chí vài phút trong một ngày cũng có thể thay đổi cuộc đời bạn.
Cuối cùng, sự an bình trong nội tâm sẽ đưa đến sự an bình của thế giới bên ngoài. Bằng cách tạo ra sự an bình trong thế giới nội tâm, chúng ta mang nó ra thế giới bên ngoài và điều có có thể ảnh hưởng đến nhiều người khác chung quanh nữa!
Blogsudo 
Chuyên mục: Có Gì Hay
Tags: thông thái
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.