Đúng là trong trái cây có một số chất hữu cơ như: A xít citric, a xít malic… có thể thúc đẩy sự phân tiết dịch của tiêu hóa. Tuy nhiên, trong trái cây còn chứa một lượng lớn đường đơn như: Fructose, glucose, các đường đơn này sẽ được ruột non hấp thu trực tiếp, không cần phải tham gia tiêu hóa ở dạ dày.
Thức ăn sau khi vào dạ dày cần phải mất từ 2-4 giờ mới có thể đẩy chúng xuống ruột non để hấp thu.
Vì vậy, nếu ăn trái cây ngay sau khi ăn cơm thì phần trái cây vẫn lưu lại trong dạ dày, sau đó mới được đưa xuống ruột non cùng với thức ăn. Với lượng thức ăn lưu lại trong dạ dày như vậy sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày khiến bạn cảm thấy trướng bụng, khó chịu. Nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ gây ra chứng tiêu hóa kém ở dạ dày.
Ngoài ra, a xít tanic trong trái cây có thể làm suy giảm sự hấp thu protein trong thức ăn, còn làm cho canxi đóng kết lại tạo thành chất khó tiêu, ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể. Vì vậy, sau khi ăn xong, bạn không nên ăn trái cây ngay. Thời gian ăn trái cây tốt nhất là khoảng 1 -2 giờ sau khi ăn cơm.