X

Bệnh giang mai là gì

Bệnh giang mai là gì? Theo thông tin trên bách khoa toàn thư wikipedia thì Giang mai hay còn gọi là syphilis là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh giang mai cũng có thể bị bẩm sinh do truyền từ mẹ sang con nhưng con đường lây bệnh chủ yếu là qua đường tình dục do quan hệ tình dục bừa bãi không an toàn, quan hệ với người có nhiều bạn tình( như gái mại dâm)
Biểu hiện bệnh giang mai Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai rất nhiều, biểu hiện của giang mai được chia ra làm 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 của bệnh giang mai Khoảng 3-90 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh (trung bình 21 ngày), sẽ xuất hiện tổn thương da ở các điểm tiếp xúc. Đây là giai đoạn rất quan trọng để phát hiện và điều trị bệnh giang mai kịp thời và triệt để. Ở giai đoạn này, vết loét xuất hiện ở những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường là ở bộ phận sinh dục như: môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, quy đầu, dương vật hoặc trực tràng. Tổn thương này, được gọi là săng, là một dạng viêm loét, có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục kích thước 0.3 đến 3 cm, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ, đáy vết loét thâm nhiễm cứng và kèm theo nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng và cũng không đau.
Biểu hiện bệnh giai mai giai đoạn 1
Các triệu chứng trên có thể tự biến đi sau 3 đến 6 tuần lễ kể cả không điều trị nên nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.
Giai đoạn 2 của bệnh giang mai Giai đoạn 2 xảy ra từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1. Giai đoạn này có rất nhiều biểu hiện khác nhau, ví dụ như: nốt ban đối xứng, màu hồng như hoa đào (đào ban) không ngứa trên toàn thân hoặc tứ chi bao gồm cả lòng bàn tay, bàn chân, hình ảnh đào ban màu đỏ hồng hoặc hồng tím như cánh hoa đào, ấn vào thì mất, không nổi cao trên mặt da, không bong vảy và tự mất đi. Thường khu trú hai bên mạng sườn, ngực, bụng, chi trên. Đào ban xuất hiện dần trong vòng 1 đến 2 tuần, tồn tại không thay đổi trong vòng 1 -3 tuần sau đó nhạt màu dần rồi mất đi.
Hoặc bệnh có thể làm xuất hiện các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc. Mảng sẩn, sẩn các loại, có nhiều kích thước khác nhau, như bằng hạt đỗ, đinh gim, hoặc sẩn hình liken, ranh giới rõ ràng màu đỏ như quả dâu, không liên kết với nhau, thường hay bong vảy và có viền da ở xung quanh sẩn, nếu các sẩn có liên kết với nhau sẽ tạo thành các mảng, hay sẩn mảng, các sản ở kẽ da do bị cọ sát nhiều có thể bị trợt ra, chảy nước, trong nước này có chứa rất nhiều xoắn khuẩn nên rất dễ lây khi tiếp xúc với những bệnh nhân này. Sẩn mủ ít gặp hơn đào ban và các loại sẩn trên, chủ yếu ở những người nghiện rượu, trông giống như viêm da mủ nông và sâu.
Biểu hiện giang mai giai đoạn 2
Tại các khu vực ẩm ướt của cơ thể (thường là âm hộ hoặc bìu), phát ban trở nên bằng phẳng, rộng, màu trắng, hoặc các thương tổn giống như mụn cóc. Các triệu chứng khác thường gặp ở giai đoạn này bao gồm sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch. Một số trường hợp hiếm gặp có thể kèm theo viêm gan, thận, viêm khớp, viêm màng xương, viêm dây thần kinh thị giác, viêm màng bồ đào, và viêm giác mạc kẽ. Các triệu chứng này thường tự biến mất sau 3-6 tuần .
Giai đoạn 3 của bệnh giang mai. Giai đoạn này của bệnh giang mai được gọi là giai đoạn tiềm ẩn bởi vì nó không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh. Giai đoạn này chia làm 2 loại thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm, giai đoạn 2 thường kéo dài hơn 1 năm.
Giang mai giai đoạn 3
Giang mai giai đoạn 3 có thể xảy ra khoảng 3-15 năm sau những triệu chứng của giai đoạn 1 và được chia thành ba hình thức khác nhau: giang mai thần kinh (6,5%), giang mai tim mạch (10%) và củ giang mai (15%). Những người bị bệnh giang mai giai đoạn này không lây bệnh.
Củ giang mai xuất hiện từ 1-46 năm sau khi nhiễm bệnh (trung bình 15 năm), có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ như mận, hơi ngả tím, kích thước bằng hạt ngô, mật độ chắc, ranh giới rõ ràng, các củ giang mai tiến triển không lành tính, nhất thiết hoại tử hoặc hoại tử teo hoặc tạo loét, rất chậm lành và ít lây hơn, sau khi khỏi thường để lại sẹo. Nếu củ, gôm khu trú vào các tổ chức quan trọng và không được điều trị sẽ đe doạ tính mạng bệnh nhân.
Giang mai thần kinh là bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương. Nó có thể xảy ra sớm: không có triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng bằng viêm màng não, hay sự phân ly giữa biến đổi dịch não tủy đã rõ rệt và triệu chứng lâm sàng còn thô sơ. Hoặc xảy ra muộn: gây ra tổn thương ngoài viêm màng não, mạch máu não, còn tổn thương não khu trú hoặc tổn thương thoái hóa ở não. Giang mai thần kinh thường xảy ra 4-25 năm sau khi nhiễm bệnh. Bệnh có thể gây suy nhược trầm cảm, rối loạn ý thức từng thời kỳ, động kinh, đột quỵ hay gây ra ảo giác đối với người bệnh.
Giang mai tim mạch thường xảy ra 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh. Các biến chứng thường gặp nhất là phình mạch.
Phòng tránh bệnh giang mai Để phòng tránh bệnh giang mai bạn cần lưu ý những lưu ý sau:
Quan hệ lành mạnh, không quan hệ với nhiều bạn tình, đặc biệt không quan hệ với gái mại dâm
Sử dụng bao cao su cũng là một cách giúp phòng tránh các bệnh xã hội lây qua đường tình dục.
Nữ giới không mang thai khi đang mắc bệnh giang mai , nó có thể lây bệnh giang mai sang thai.
Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách.
Điều trị bệnh giang mai. Để điều trị bệnh giang mai kịp thời thì bạn cần đến các cơ quan y tế ngay khi phát hiện các triệu chứng ở giai đoạn 1. Chỉ có ở thời điểm đó bạn mới có thể chữa trị dứt điểm bệnh giang mai, còn nếu đã để đến lúc tình trạng bệnh chuyển sang các giai đoạn sau thì khả năng chữa khỏi rất thấp.
Điều trị bệnh giang mai giai đoạn đầu – Tiêm bắp một liều duy nhất penicillin G để điều trị bệnh giang mai không biến chứng là lựa chọn đầu tiên.
– Nếu không có penicillin G có thể sử dụng Doxycycline và tetracycline thay thế, tuy nhiên không sử dụng thuốc này với phụ nữ có thai.
Điều trị giang mai giai đoạn biến chứng – Do penicillin G ít xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương cho nên đối với những bệnh nhân giang mai thần kinh nên được tiêm penicillin G liều cao vào tĩnh mạch ít nhất 10 ngày. Có thể tiêm cetriaxone thay thế nếu người bệnh bị dị ứng penicilline G.
– Ở giai đoạn này việc điều trị chỉ là hạn chế sự tiến triển của bệnh chứ không thể cải thiện các thương tổn mà bệnh giang mai đã gây ra.
Tác dụng phụ của quá trình điều trị giang mai Một trong những tác dụng phụ của điều trị là phản ứng Jarisch-Herxheimer. Phản ứng phụ thường bắt đầu trong vòng một giờ sau khi tiêm thuốc và kéo dài trong 24 giờ với các triệu chứng sốt, đau cơ, nhức đầu, và nhịp tim nhanh.
6 Biến chứng bệnh giang mai Nếu không chữa trị bệnh giang mai thì có thể sẽ để lại những biến chứng khá nghiêm trọng , dưới đây là 6 biến chứng thường gặp của bện giang mai.
Rối loại cảm giác: 90% người bệnh thường nhanh chóng xuất hiện cảm giác đau nhức, thường gặp ở chi dưới, cũng có thể đau từ mặt xuống tận chân, thường đau nhói nhưng ngắn, cảm giác như bị dao cắt, như bị giật mạnh hoặc như bị đốt. . . , những cơn đau xuất hiện ngẫu nghiên. Khi đi bước đi khập khiễng, bước dài ( khi đi chi dưới đưa cao, bước chân nặng nề, bước đi dài ngắn không đồng đều ), ở giai đoạn cuối thường đi lại khó khăn.
Rối loại chức năng co thắt: tổn thương đốt thứ 2 -4 ở lưng, ảnh hưởng cảm giác ở bang quang, buồn tiểu mà không có nước tiểu, dẫn đến bí tiểu và tiểu không kiểm soát.
Biểu hiện ở mắt: 90% người bệnh có dị thường ở đồng tử mắt, thông thường là biểu hiện Argyll-Robertson pupil, khiến đồng tử nhỏ hẹp, không bình thường, mất phản xạ ánh sáng, nhưng vẫn tồn tại phản xạ điều tiết. Đại đa phần cơ mắt tê bì mí mắt không đồng, thần kinh thị giác bị tổn hại.
Bệnh khớp: có khoảng 1/10 bệnh nhân viêm khớp, chủ yếu là ở hông, đầu gối và mắt cá chân, thậm chí là đốt sống lưng và chi trên, sớm nhất là viêm khớp xương, các khớp không ngừng bị tổn hại dẫn đến cấu trúc xương bị tổn hại, gây thoát vị và gẫy xương.
Nguy hiểm ở nội tạng: thường gặp nhất là các vấn đề ở dạ dày, biểu hiện là những con đau đột ngột ở phần bụng trên, có thể mở rộng thêm ở phần ngực, lồng ngực có cảm giác co thắt, buồn nôn, ói thậm chí mửa mật, sau khi phát bệnh, người bệnh có cảm giác kiệt sức và đau da bụng. Các triệu chứng ở ruột non xuất hiện như đau bụng, ỉa chảy. Cổ họng và thanh quản xuất hiện triệu chứng khó nuốt và hô hấp khó khăn; trực tràng mót buốt; khó khăn trong việc bài tiết nước tiểu.
Một vài nét về xoắn khuẩn GM 
Xoắn trùng có tên khoa học là Treponema Pallidum đ­ợc Schaudim và Hoffman tìm ra năm 1905.
– Hình lò xo, đều đặn.
– Di động.
– Sinh sản theo lối phân chia 33h/1 lần.
– Nhiệt độ thích hợp là 37 C.
Cách lây truyền 
– Lây qua da và niêm mạc.
– 90% qua đường tình dục.
– Ngoài ra cũng qua đường tiêm truyền, vật dụng bẩn có nhiễm khuẩn.
– Lây từ mẹ sang con.
Giang mai bẩm sinh 
– Giang mai bẩm sinh sớm: 
Tổn thương cơ bản: Bọng nước, ban đỏ, vết nứt da.
+ Đặc điểm của bọng nước
. Vị trí ở lòng bàn tay, bàn chân.
. Nhăn nheo dễ vỡ để lại vết trợt.
. Đặc điểm của ban đỏ:
. Vị trí ở lòng bàn tay, bàn chân.
. Màu đỏ hoặc hồng.
+ Đặc điểm của vết nứt da:
. Vị trí quanh mép, quanh môi.
. Tua ra như chân ngỗng.
. Có thể sâu để lại sẹo (đường Parrot).
+ Các biểu hện khác:
. Sổ mũi.
. Vàng da.
. Thiếu máu.
. Gan, Lách to.
. Hạch sưng to lan toả.
-Giang mai bẩm sinh muộn 
Tổn thương cơ bản: củ, gôm và các dị hình.
+ Đặc điểm của củ và gôm
Củ và gôm sắp xếp thành hình vòng cung chỉ gặp giai đoạn tiến triển bệnh.
+ Đặc điểm của dị hình
+ Liệt hoặc điếc.
+ Viêm giác mạc kẽ giống như đau mắt đỏ.
+ Tràn dịch khớp, xương dài hình lưỗi kiếm.
+ Vòm khẩu cái cao nhọn có thể thủng, răng Hutchinson(răng cửa giữa trên: trục hai răng bắt chéo nhau, bờ trên to bờ dưới nhỏ tạo thành hình đinh vít, khuyết hình bán nguyệt ở dưới)
Xét nghiệm 
Tìm xoắn trùng trực tiếp tại thương tổn : săng, sẩn, mảng niêm mạc, hạch.
– Xoắn khuẩn có hình lò xo, vòng xoắn đều và mau có từ 6-15 vòng, chiều dài xoắn khuẩn 6-14 μm.
– Chẩn đoán trực tiếp bằng kính hiển vi nền đen, nhuộm huỳnh quang và thấm bạc Fontana-Tribondeau.
– Dùng kỹ thuật phân tử (PCR).
– Phương pháp gián tiếp tìm xoắn khuẩn qua chẩn đoán huyết thanh
– Phương pháp cổ điển: KN là lipit (cardiolipin) Và KT là kháng lipit gọi là Reagin.
Các loại phản ứng: 
– Phản ứng kết hợp bộ thể BW.
– Phản ứng lên bông: GM, Kahn, Citochol, RPR, VDRL.
Các phản ứng đặc hiệu 
– TPI (phản ứng bất động xoắn khuẩn).
– Phản xoắn trùng huỳnh quang gián tiếp có FTA abs, FTA 200.
TPHA phản ứng ngưng kết hồng cầu có xoắn trùng GM.
– Các thuốc cổ điển bao gồm:Arsenic, bismuth, thuỷ ngân.
Hiện nay không dùng do tai biến và dài ngày.
-Cơ chế tác dụng của Penixiline trong điều trị GM:
Cơ chế tác dụng của penixilin đối với xoắn khuẩn GM
Lớp vỏ của xoắn khuẩn gồm 2 màng, màng ngoài bảo vệ XK khỏi tác dụng từ bên ngoài.
Bình thường lớp vỏ này rất bền vững, chỉ mở ra để thu nhận nguyên vật liệu trong quá trình phân chia dưới tác dụng của men lysozyme và men transpeptidase làm cho vỏ bền vững lại sau khi đã thu thập đủ nguyên vật liệu.
Nhưng men transpetidase khi có mặt của penixilin lại gắn chặt với nhân ß lactamin của thuốc chính vì thế mà vỏ XK không trở lại bền vững được do vậy áp lực nội tại của XK tăng lên và chết.
Thuốc chỉ có tác dụng khi XK đang phân chia. Trong khi XK phân chia 33h/1 lần. Do vậy phải dùng penixilin dài ngày mới diệt được XK.
Nồng độ ức chế tối thiểu là 0,03 đv/1ml, nhưng khi khuyếch tán vào tổ chức phải đảm bảo: O,07-0,2 đv/1ml huyết thanh.
Nồng độ penixilin cao quá không có tác dụng diệt XK mà còn ức chế do vậy dùng penixilin chậm tiêu là thích hợp hơn cả.

(Blogsudo Tổng Hợp)

Chuyên mục: Giang Mai
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.