X

Bệnh tiểu đường là gì ?

Bệnh tiểu đường là bệnh liên quan đến nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu bởi nguyên nhân tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc insulin khi đó bị giảm tác động bởi cơ thể. Insulin là loại hoocmon nội tiết giúp vận chuyển chất đường trong máu đi đến các tế bào hay nói cách khác insulin là nội tiết tố giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp các tế bào của cơ thể sử dụng được chất đường.

Biểu hiện bệnh tiểu đường là cơ thể không thể xử lý đường một cách bình thường. Câu hỏi đặt ra là “Liệu có thể chữa được bệnh tiểu đường hay không?”. Dưới đây là đáp án thỏa đáng cho bạn.

Bệnh tiểu đường là gì ? Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một dạng bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Biểu hiện của bệnh tiểu đường là mức đường trong máu luôn tăng cao, ở giai đoạn mới phát người bệnh thường xuyên thấy khát nước, khô miệng, tiểu nhiều về đêm.
Cơ chế phát sinh bệnh tiểu đường là gì ? Để tìm hiểu cơ chế phát sinh bệnh tiểu đường chúng ta có thể mô phỏng quá trình hoạt động của cơ thể như sau:
Tuyến tụy =>> Sản xuất ra Insulin =>>Đường (Glucose) =>>Sinh ra năng lượng
Giải thích cho quá trình này như sau: Khi chúng ta ăn uống thức ăn sẽ được chuyển hóa thành đường glucose một dạng tinh bột nguồn năng lượng chính của cơ thể. Để sử dụng được đường glucose thì khi đó tuyến tụy sẽ sản xuất ra insulin và loại hooc môn nội tiết này lại có nhiệm vụ giúp vận chuyển đường glucose đi vào các tế bào trong cơ thể để sinh ra năng lượng.

Khi quá trình xử lý này hoạt động một cách không bình thường tức là đường glucose không được vận chuyển đi đến các tế bào, kết quả làm cho lượng đường glucose trong máu sẽ luôn cao. Đây chính là cơ chế hình thành nên bệnh tiểu đường.

Phân loại bệnh tiểu đường:

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì

Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường tuýp 1 là dạng tiểu đường phụ thuộc vào insulin phát sinh do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn đã tấn công vào các tế bào của tuyến tụy làm cho các tế bào của tuyến tụy không thể sản xuất ra insulin. Khi không có insulin các tế bào trong cơ thể sẽ không sử dụng được đường glucose, do đó lượng đường glucose trong máu sẽ tăng cao. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải được tiêm insulin để duy trì cuộc sống. Đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường là trẻ em và thanh thiếu niên.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì

Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là đái tháo đường tuýp 2 không giống với bệnh tiểu đường tuýp 1 đây là dạng tiểu đường không phụ thuộc vào insulin và xảy ra phổ biến hơn, đối tượng mắc chính là độ tuổi từ 40 trở lên nhưng đôi khi cũng có thể bắt gặp bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người có độ tuổi rất trẻ. Bệnh tiểu đường tuýp 2 phát sinh do tuyến tụy vẫn sản xuất ra insulin, nhưng insulin lại không thực hiện được chức năng vốn có của nó có nghĩa là cơ thể trở nên đề kháng với insulin, khiến cho lượng đường trong máu sẽ tăng cao.

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì ? Bệnh tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là bệnh đái tháo đường thai kỳ nó thường xảy ra ở phụ nữ khi mang thai và sẽ hết sau khi sinh. Bệnh tiểu đường thai kỳ tuy không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai phụ nhưng nếu không kiểm soát tốt nó sẽ gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt bệnh tiểu đường thai kỳ có nhiều khả năng chuyển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.
Tiền tiểu đường ( đái tháo đường ) là gì ? Tiền tiểu đường hay còn gọi là tiền đái tháo đường khi đường huyết trong máu cao hơn mức độ lượng đường trong máu bình thường, nhưng không đủ cao để được gọi là bệnh Đái tháo đường.
Có 2 dạng
1. Rối loạn đường huyết đói : đường huyết khi đói từ 100 tới 126 mg/dl
2. Rối loạn dung nạp Glucose : khi đường huyết 2 giờ sau test dung nạp Glucose từ 140 tới 199 mg/dl.
Bệnh nhân Tiền Đái tháo đường có nguy cơ cao trở thành Đái tháo đường type 2 thực sự. Các triệu chứng đái tháo đường : uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân không giải thích được
Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm đường huyết : đường huyết đói ≥ 127mg/dl hay đường huyết ngẫu nhiên ≥ 200 mg/dl hay đường huyết 2 giờ sau test dung nạp Glucose ≥ 200 mg/dl.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì ?

Bệnh tiểu đường về cơ bản gồm có 7 triệu chứng chính có thể nhận biết:

1. Khát nước quá mức bình thường, khô miệng ngay cả sau khi uống nước.
2. Thường xuyên đi tiểu và thường đi ngay sau khi uống nước khoảng 15-20 phút. Tuy nhiên cũng không nên vội kết luận rằng một người bị bệnh tiểu đường dựa trên triệu chứng ít này vì cũng có những nguyên nhân khác cũng gây ra đi tiểu nhiều như ăn quá nhiều đồ hải sản…
3. Giảm cân hoặc tăng cân bất thường và kèm theo mệt mỏi. Điều này có thể là do các vấn đề khác như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện kiểm tra y tế và xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân.
4. Mờ mắt. Đây là một vấn đề cần được quan tâm cẩn thận do nhiều người được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường ngay sau khi họ gặp vấn đề với tầm nhìn. Tiểu đường có thể gây ra mù tạm thời, đôi khi là mù vĩnh viễn.
5. Buồn nôn, khi đó có thể người bệnh có những biểu hiện nôn đi kèm hoặc không nôn.
6. Chậm hồi phục từ các vết thương. Một số người sẽ thấy rằng họ dễ dàng bị thâm tím, loét hoặc tổn thương da khi va chạm nhẹ và thường thì các vết thương này lâu lành.
7. Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng nấm men ở nam giới.
Biến chứng của bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:
– Tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim
– Thận: đạm trong nước tiểu, suy thận
– Mắt: đục thủy tinh thể, mù mắt
– Thần kinh: dị cảm, tê tay chân
– Nhiễm trùng: da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân…
– Tử vong.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh tiểu đường – Người mập phì
– Có cha, mẹ, anh chị em trong nhà bị tiểu đường
– Thuộc dân tộc có nguy cơ: da đen, da đỏ, châu Á
– Nữ sinh con nặng  hơn 4kg hoặc đã được chẩn đoán là tiểu đường trong thai kỳ
– Cao huyết áp
– Rối loạn mỡ trong máu (HDL ≤ 35mg/dl và hoặc Triglyceride ≥ 250mg/dl)
– Đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết lúc đói (mức đường trong máu chưa đến mức gọi là tiểu đường nhưng đã là cao so với người bình thường).
Tham khảo thêm thế nào là đái tháo đường?
“Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa” – đó là những dự báo của các nhà chuyên gia y tế từ những thập niên 90 của thế kỷ XX. Dự báo đó đã và đang trở thành hiện thực. Một trong số đó, đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm được WHO quan tâm hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Vậy thế nào là đái tháo đường? Và khi nào thì được chẩn đoán là đái tháo đường? đó là những câu hỏi luôn được đặt ra cho những người khi chưa được tiếp cận nhiều với các nguồn thông tin y học. Bài viết này chúng tôi mong muốn sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về Đái tháo đường.
Bệnh đái tháo đường là gì ?
Đái tháo đường là một nhóm bệnh chuyển hóa với đặc trưng là tăng đường huyết (glucose máu). Glucose máu gia tăng do sự tiết insulin bị thiếu hụt hoặc do insulin tác dụng kém, hoặc do cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường dẫn đến những thương tổn, rối loạn chức năng va suy yếu nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu. Đái tháo đường là một trong những bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất, gây tử vong và tàn phế nhiều nhất, chi phí điều trị cao nhất.
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường theo hiệp hội đái tháo đường Mỹ năm 2010. Đái tháo đường được chẩn đoán khi có một trong các tiêu chuẩn sau:
Tăng đường huyết tương thời điểm bất kỳ ≥11,1 mmol/l kèm theo các triệu chứng của tăng đường huyết (khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, gầy sút).
Đường huyết tương lúc đói (nhịn ăn 8 – 14h) ≥ 7mmol/l trong 2 buổi sáng khác nhau (cách nhau ít nhất 3 ngày).
Đường huyết tương 2giờ sau khi uống 75g glucose ≥11,1mmol/l.
Xét nghiệm máu thấy HbA1c   ≥6,5%.
Kiểm tra đường máu mao mạch một phương pháp để phát hiện đái tháo đường(Ảnh minh họa).
Chẩn đoán chỉ được xác định với lần thứ 2 (ngày sau) với các kết quả thỏa mãn một trong các tiêu chuẩn trên (không bắt buộc phải đúng với xét nghiệm lần đầu), trừ tiêu chuẩn 1 (glucose máu bất kỳ) chỉ cần một lần xét nghiệm.
Giảm dung nạp glucose: khi glucose huyết tương 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose từ 140mg/dL (7,8 mmol/L) đến 200 mg/dL.
Rối loạn glucose đói (giảm dung nạp glucose lúc đói): khi glucose huyết tương lúc đói từ 100mg/dL (5,6 mmol/l) đến dưới 126mg/dL (7,0 mmol/l).
Tiền đái tháo đường: năm 1980, Tổ chức Y tế Thế giới mô tả những trường hợp giảm dung nạp glucose với tên gọi Tiền đái tháo đường. Năm 1997, Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ bổ sung thêm những trường hợp rối loạn glucose đói vào nhóm tiền đái tháo đường. Hiện nay đã thống nhất hai dạng rối loạn glucose huyết trên và những trường hợp có HbA1C từ 5,7% – 6,4% được gọi là Tiền đái tháo đường.
Liệu có thể chữa được bệnh tiểu đường hay không? 
Với phác đồ điều trị khoa học đã được kiểm chứng thực tế điều trị, Nhà thuốc nam An Dược tự hào đã điều trị căn bệnh này hiệu quả, an toàn bằn bài thuốc nam Tiêu Khát Thang.
Phác đồ điều trị bệnh đái tháo đường: 
1. Bệnh nhân tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng theo thực đơn mà nhà thuốc đưa ra trong thời gian thực hiện từ 1 đến 2 tháng.
2. Bệnh nhân tiểu đường tập những bài tập mà nhà thuốc An Dược hướng dẫn hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị. Thời gian thực hiện từ 1 đến 2 tháng.
3. Sử dụng thang thuốc nam (Được hướng dẫn cụ thể từng trường hợp). Bài thuốc nam giúp cho bệnh nhân ổn định đường huyết, ngăn ngừa những biến chứng, đồng thời giúp đào thải độc tố trong tuyến tụy, cung cấp những dưỡng chất bổ sung cho tuyến tụy giúp tuyến tụy được hồi phục và hoạt động trở lại bình thường.

Blogsudo Tổng Hợp

Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.