X

Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vẩy nến là một rối loạn da thường gặp. Bệnh tạo nên những mảng lớn màu đỏ tía, tróc vẩy trên da. Vẩy màu trắng bạc xếp nhiều lớp, dễ tróc. Những mảng này dầy, thường ở khuỷu, đầu gối và da đầu, nhưng cũng có thể gặp ở những nơi khác. Khi cạo vào mảng này vẩy tróc ra từng phiến mỏng và có cảm giác như cạo vào thân cây đèn cầy nên có tên là bệnh vẩy nến.
Những trường hợp nhẹ, bệnh chỉ ở một vài vị trí. Trong trường hợp nặng, bệnh lan rộng toàn thân. Bệnh nhân có thể mặc cảm, xấu hổ khi có mảng vẩy nến ở những vùng cơ thể mà người khác nhìn thấy.
Tình hình mắc bệnh vẩy nến hiện nay như thế nào? 
Bệnh hiện nay khá thường gặp chiếm khoảng 1,5-2% dân số. Bệnh có tính di truyền (cha hoặc mẹ bị bệnh thì 8,1% con bị bệnh. cả cha và mẹ bị bệnh thì 41% con bị bệnh).
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và đa số khởi phát bệnh từ 20-30 tuổi. Bệnh xuất hiện ở 2 phái nam và nữ tương đương nhau.
Về chủng tộc, bệnh xuất hiện ở mọi chủng tộc và theo ghi nhận thì tần suất mắc bệnh thấp ở người Nhật, Tây Ấn, Eskimo và rất thấp ở người da đỏ châu Mỹ.
Nguyên nhân gây bệnh là gì? 
Hiện tại người ta chưa biết chính xác nguyên nhân của bệnh. Da trở nên đỏ và dày là vì các tế bào da tăng trưởng nhanh hơn bình thường. Do vậy không có đủ thời gian để các tế bào tróc ra, nên chúng xếp chồng chất lên nhau tạo thành những mảng da dầy, tróc vẩy.
Những yếu tố nào có thể khiến bệnh nặng thêm?   
Stress, chấn thương và nhiễm trùng có thể làm cho bệnh trở nặng. Một số thuốc cũng làm bệnh xấu hơn bao gồm lithium, vài loại hạ áp (như ức chế beta, ức chế men chuyển), vài loại kháng viêm non-steroid (như ibuprofen)
Bệnh có thể điều trị khỏi không? 
Hiện nay bệnh vẩy nến vẫn chưa điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nếu điều trị đúng thì có thể kiểm soát được bệnh. Các phương pháp điều trị bệnh hiện nay nhằm:
–        Kiểm soát triệu chứng ngứa, đóng vảy và đau khớp
–        Giảm diện tích da bị tổn thương
–        Làm sạch vùng da có mảng vẩy nến, đẩy lui bệnh
–        Phòng ngừa các biến chứng như vẩy nến toàn thân, ban đỏ da, biến dạng khớp
–        Giảm thiểu hoặc loại trừ những tác động tâm lý bất lợi do bệnh gây ra
–        Ngăn ngừa tái phát.
Hiện nay bệnh được điều trị bằng những phương pháp nào? 
Hiện nay có nhiều cách điều trị, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp nào là tốt nhất cho bệnh nhân. Bước đầu tiên, bệnh nhân nên giữ ẩm da bằng các sản phẩm không cần kê toa. Sau đó bác sĩ thường cho thuốc dạng kem, mỡ, dung dịch hay gel (gọi chung là thuốc bôi) để bôi lên vùng da bệnh. Có thể bôi trước khi đi ngủ, bọc vùng da này lại bằng một tấm chất dẻo (ví dụ như Saran Wrap).
Nếu không đáp ứng với các thuốc bôi này, bác sĩ sẽ kê toa một loại thuốc mới dùng đường chích. Thuốc này dùng trong vẩy nến trung bình và nặng. Các loại dầu gội đặc biệt (shampoo) dùng cho vẩy nến da đầu và trong trường hợp nặng hơn thì sử dụng thuốc đường uống.
Một phương pháp điều trị khác là dùng tia cực tím. Ánh sáng mặt trời có tác dụng tốt trong bệnh vẩy nến, nhưng không nên phơi nắng quá lâu bởi vì nếu để da bị bỏng nắng, bệnh sẽ trở nặng. Vì vậy nên dùng thuốc chống nắng trên những vùng da bình thường, đặc biệt là mặt.
Vẩy sẽ tróc ngay sau khi bắt đầu điều trị. Sẽ mất khoảng 2 – 6 tuần để những chỗ da dày trở lại bình thường trong khi màu đỏ có thể kéo dài vài tháng. Bệnh vẩy nến chỉ giảm chứ không khỏi hẳn. Sau một thời gian sử dụng một loại thuốc nào đó, bệnh sẽ “lờn” với điều trị, nghĩa là thuốc này không còn hiệu quả nữa. Lúc này bác sĩ của bạn sẽ chuyển sang loại thuốc hay phương pháp điều trị khác.
Những biện pháp giúp điều trị bệnh hiệu quả, tránh làm bệnh nặng hơn và hạn chế tái phát 
Bệnh vẩy nến ở từng bệnh nhân được xử trí theo những cách khác nhau. Vì vậy bệnh nhân nên biết rõ bệnh của mình và tìm cách tránh các yếu tố làm nặng thêm bệnh. Hiểu rõ những biện pháp điều trị khác nhau để cùng thảo luận với bác sỹ về các biện pháp điều trị thích hợp.
Tránh các yếu tố có thể làm cho bệnh trở nặng như: stress, chấn thương và nhiễm trùng. Không nên dùng một số thuốc làm bệnh xấu hơn bao gồm lithium, vài loại thuốc hạ huyết áp như ức chế beta, ức chế men chuyển… hoặc các loại thuốc kháng viêm non-steroid như ibuprofen…
Thảo luận với bác sỹ về tiền sử, bệnh sử và tình trạng hiện tại của mình. Thông báo cho bác sỹ về tất cả các thuốc, dược thảo, vitamin, những trị liệu được gọi là trị liệu tự nhiên đã hoặc đang dùng và những dị ứng thuốc hoặc tác dụng phụ với thuốc.
Nên tuân thủ đúng chế độ điều trị vì tuân thủ không tốt là nguyên nhân thường thấy trong những trường hợp có kết quả điều trị không hiệu quả. Nếu đang dùng thuốc uống thì cần đảm bảo thuốc không bị hết vì ngưng uống thuốc đột ngột sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. Nên tuân thủ chế độ điều trị bằng tia cực tím vì việc điều trị đều đặn sẽ giúp tìm ra liều điều trị thích hợp một cách nhanh chóng.
Thảo luận với bác sỹ các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị và cách hạn chế hoặc loại bỏ chúng. Nhiều bệnh nhân từ bỏ những phương pháp điều trị hiệu quả vì sợ những tác dụng phụ. Tuy nhiên tất cả các phương pháp điều trị đều được theo dõi. Vì vậy nếu được theo dõi tốt bởi chính bệnh nhân và bác sỹ, những tác dụng phụ có thể được hạn chế hoặc loại bỏ sớm.
Vẩy nến là một bệnh lý kéo dài nên cần sẵn sàng cho việc điều trị dài hạn. Bệnh nhân nên xây dựng một lối sống lành mạnh: không hút thuốc, hạn chế rượu, ngủ đủ giấc 6 – 8 giờ/ngày và ngủ sớm, tập thể dục đều đặn 3 lần/tuần, chế độ ăn giàu rau quả, giữ cân nặng và giảm cân nếu bị béo phì.
Bệnh nhân cũng không nên xa rời các quan hệ trong cuộc sống như gia đình, bạn bè, thú vui và tránh để bệnh vẩy nến ám ảnh. Điều trị vẩy nến cần có thời gian nên hãy để cuộc sống tiếp tục tự nhiên bằng cách cố gắng tìm kiếm sự cân bằng và hoà mình vào cuộc sống.

Người bệnh bị ngứa do bị vảy nến

Bệnh vẩy nến có biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ với vẩy trắng phủ lên như sáp nến, phân biệt ranh giới rất rõ với vùng da lành xung quanh, gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ của bệnh nhân. Rối loạn hệ thống miễn dịch được cho là nguyên nhân chính gây bệnh vẩy nến. Thông thường, một tế bào da trưởng thành và chết đi trong khoảng 28-30 ngày. Nhưng tế bào da vùng bị bệnh của người mắc vẩy nến chỉ có chu kỳ sống khoảng 3-4 ngày. Các tế bào da chết bám thành mảng trên bề mặt vùng bị bệnh, khi cạo bong ra từng lớp mỏng giống như sáp nến. Bên cạnh đó, bệnh vẩy nến còn có một số biểu hiện khác như: móng tay, móng chân trở nên xù xì, giòn, dễ gãy; sưng, đau và biến dạng các khớp (vẩy nến thể móng khớp); xuất hiện các mụn mủ ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc khắp người (thể mụn mủ); hoặc làm cho da ở toàn thân bị đỏ, căng không hồi phục (thể đỏ da toàn thân)…
Mảng đỏ với vẩy trắng phủ lên ở bệnh nhân vẩy nến
Vẩy nến thường gây ngứa ngáy, khó chịu. Nguyên nhân là do vùng da bị bệnh kích thích những sợi thần kinh dưới da, gây ngứa, thôi thúc bệnh nhân phải cào, gãi, dẫn tới tình trạng dễ nhiễm khuẩn. Do đó, các bác sĩ da liễu thường khuyên bệnh nhân không nên cào gãi.
Một trong những phương pháp đơn giản để giảm ngứa ở người bị vẩy nến là giữ ẩm da: đắp khăn ướt lên vùng da bị ngứa, ngâm da trong nước ấm khoảng 15 phút sau đó thoa kem dưỡng ẩm.
Bên cạnh đó, có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác như: sử dụng sản phẩm làm ẩm, bong vẩy thoa tại chỗ (đặc biệt là các loại kem bôi ngoài thảo dược) như Explaq, thuốc điều hoà miễn dịch, thuốc chống trầm cảm… hay sản phẩm có thành phần chính là cây sói rừng (giúp chống tự miễn) và các dược thảo khác có tác dụng chống viêm, giảm đau rát, phục hồi, làm cân bằng hệ thống miễn dịch của cơ thể, ức chế đặc hiệu, chỉ tác động tới các tế bào miễn dịch bất thường, từ đó giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, bong vẩy… và ngăn chặn vẩy nến tái phát.
Để cải thiện triệu chứng của vẩy nến, bệnh nhân cần giữ tâm lý luôn thoải mái, lạc quan, đồng thời kết hợp sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da theo chỉ định của bác sĩ da liễu.

Khắc tinh trị bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là bệnh viêm da rất thường gặp. Đây là một bệnh mãn tính, hay tái phát với những mảng da dày, đỏ, có vảy trắng hay bạc.

Bệnh vảy nến là bệnh viêm da rất thường gặp, với khoảng 2 – 3% dân số mắc phải. Đây là một bệnh mãn tính, hay tái phát với những mảng da dày, đỏ, có vảy trắng hay bạc.
Bệnh vảy nến
Bình thường các tế bào da cũ chết đi, bong ra và các tế bào da mới thay thế. Ở người mắc bệnh vảy nến, quá trình này diễn ra nhanh gấp 10 lần (hiện tượng tăng sinh tế bào da) khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay thế, dồn đống lại tạo thành những mảng dày, đỏ, có vảy trắng hay bạc.
Bệnh có biểu hiện rất đa dạng, từ mức độ nhẹ mà người bệnh không nhận biết, đến mức độ nặng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Bệnh vảy nến có thể khởi phát ở giai đoạn sớm từ 16 – 22 tuổi hoặc ở giai đoạn muộn từ 50 – 60 tuổi. Bệnh có thể kéo dài suốt đời hay bộc phát với những đợt riêng lẻ.
Nguyên nhân:
Hiện nay y học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến, chỉ nhận thấy bệnh có tính di truyền và liên quan tới yếu tố miễn dịch. Tuy nhiên có một số yếu tố thuận lợi giúp gây ra bệnh như:
– Căng thẳng kéo dài (stress).
– Nhiễm khuẩn.
– Do thuốc: một số loại thuốc: (corticosteroid, beta blockers…) khi sử dụng một thời gian dài có thể phát sinh bệnh vảy nến.
– Do di truyền…
Triệu chứng và phân loại:
Triệu chứng chung và đặc trưng của bệnh vảy nến là những mảng dày, đỏ được phủ bởi các vảy trắng hay bạc. Ngoài ra, tùy theo vị trí xuất hiện và đặc điểm của các tổn thương, còn có các triệu chứng riêng biệt theo từng dạng bệnh.
Vảy nến thể mảng: các mảng da thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng.
Vảy nến mụn mủ: xuất hiện những mụn mủ ở vùng da tay và chân.
Vảy nến giọt: các tổn thương có dạng giọt nước xuất hiện khắp cơ thể, thường gặp ở trẻ em sau một đợt viêm họng do nhiễm streptococci.
Viêm khớp vảy nến: sưng các khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối…
Vảy nến móng: móng dày và có những lỗ nhỏ trên bề mặt móng.
Vảy nến da đầu: trên da đầu có vảy hay những mảng da dày màu trắng bạc.
Vẩy nến nếp gấp: thường gặp ở người bị béo phì với các tổn thương ở các vùng nếp gấp của da như: nách, háng, mông…
Thuốc điều trị bệnh vảy nến
Các thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến thường bao gồm các loại sau:
Nhóm thuốc corticosteroid (Betamethasone, clobetasol….) : nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến, có tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng, làm giảm viêm, ngứa và giảm tăng sinh tế bào da.
Khi dùng trong thời gian dài, nhóm thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như teo da, loãng xương, suy thận, ức chế hệ miễn dịch…
Nhóm thuốc retinoid (acitretin, tazarotene…) thường được sử dụng trong điều trị vảy nến nặng, đã đề kháng với các thuốc điều trị khác.
Tác dụng phụ của nhóm thuốc này là sinh quái thai, kích ứng da…
Nhóm thuốc dẫn chất vitamin D3 (calcipotriol, calcitriol…) : thường được sử dụng trong điều trị vảy nến mảng hay vảy nến da đầu.
Nhóm thuốc này gây kích ứng da nên tránh sử dụng trên vùng mặt.
Nhóm thuốc ức chế miễn dịch (cyclosporin, methotrexate, adalimumab…) , thường được sử dụng trong trường hợp bệnh vảy nến nặng, lan rộng và không đáp ứng với các liệu pháp thông thường.
Nhóm thuốc này gây độc tính ở thận, tăng huyết áp, giảm sức đề kháng…
Methoxsalen: một chất bắt sáng được dùng kết hợp với ánh sáng mặt trời hay tia UV trong điều trị bệnh vảy nến nặng.
Acid salicylic: có tác dụng tiêu sừng, giúp bong tróc vảy dễ dàng và làm bình thưởng hóa lớp sừng ở da.
Polytar: chế phẩm chứa hắc ín than đá, có tác dụng giảm ngứa và làm giảm sự tăng sinh quá mức của da.
Polytar gây kích ứng da và nhuộm màu da, có mùi khó chịu nên cần rửa kỹ sau khi sử dụng.
Các thuốc điều trị bệnh vảy nến có nhiều tác dụng phụ, nên cần có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc da liễu.
Chuyên mục: Uncategorized
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.