X

Bí kíp gắn kết tình cảm gia đình thời @

Tặng quà cho nhau trong những dịp đặc biệt, cùng nuôi thú cưng, đi du lịch, quay video và chụp ảnh làm thành album gia đình sẽ giúp cả nhà trở nên thân tình hơn.
Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn cho biết, ngày càng nhiều gia đình đứng trước bờ vực tan vỡ bởi quá bận rộn với chuyện “cơm áo gạo tiền”. Theo một kết quả điều tra tại Việt Nam, có 20% các ông bố và 7% bà mẹ không dành một chút thời gian nào cho việc chăm sóc, dạy dỗ con. Với câu hỏi về thời gian dành cho bữa ăn gia đình, hơn 60% trong số gần 23.000 người tham gia khảo sát trực tuyến chỉ ăn tối với gia đình một lần trong tuần.
Theo ông Sơn, nhiều gia đình ở thành thị thường xuyên có cảnh con cái bận đi học, cha mẹ đi làm, người về sớm, người về muộn, nên bữa cơm tụ họp gia đình cứ thưa thớt dần. Do thời gian dành cho gia đình ít, mối quan hệ giữa các thành viên càng trở nên lỏng lẻo. Đến một lúc nào đó, họ không thể tìm được tiếng nói chung sẽ khó tránh khỏi đổ vỡ.
Theo thống kê từ một cuộc hội thảo về hôn nhân và gia đình, bình quân cả nước mỗi năm có từ 50.000 đến 70.000 vụ ly hôn, trong đó 70% là các cặp vợ chồng trẻ 20-30 tuổi. Theo đó có khoảng 50.000 trẻ độ tuổi đi học bị đẩy ra khỏi tổ ấm gia đình, buộc phải tự xoay xở.
Ảnh: iStockphoto.

Bài trắc nghiệm chỉ số gắn kết gia đình – EQ family
Trong một buổi trò chuyện với các cặp vợ chồng trẻ tại TP HCM, tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn chia sẻ các phương pháp giúp nuôi dưỡng sợi dây tình cảm gia đình bền chặt như sau:
1. Nói không với thiết bị công nghệ ít nhất 20 phút mỗi ngày
Áp lực công việc khiến nhiều phụ huynh chỉ muốn được nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc. Khi thấy con quấy khóc, họ có xu hướng đưa điện thoại, máy tính bảng cho trẻ chơi để đỡ bị quấy rầy. Về lâu dài, những thiết bị số này trở thành “bảo mẫu” của bé. Sự gắn kết tình cảm giữa con và cha mẹ trở nên lỏng lẻo, cơ hội để cha mẹ gần gũi, quan sát, giáo dục bé dần ít đi.
Ông Sơn khuyên, cha mẹ nên tắt các thiết bị công nghệ ít nhất 20 phút mỗi ngày để dành thời gian trò chuyện, chơi đùa với bé. Lưu ý khi trò chuyện, phụ huynh hãy tỏ ra tôn trọng nhau, từ đó con cái mới tôn trọng cha mẹ, đây là nền tàng của một gia đình gia giáo.
2. Dành 20 phút mỗi ngày để ăn uống cùng nhau
“Con đường ngắn nhất đến với trái tim là qua dạ dày”, câu nói nửa đùa nửa thật lại rất đúng trong hoàn cảnh này. Còn niềm vui nào bằng khi cùng nhau ăn những món ăn ngon lành được nấu bởi các thành viên trong gia đình rồi quây quần bên mâm cơm trò chuyện rôm rả. Trường hợp quá bận rộn không thể nấu cơm, cả nhà có thể “đổi khẩu vị”, ra tiệm ăn vài bữa trong một tuần cũng không sao, miễn là chọn quán sạch sẽ, đồ ăn thức uống đảm bảo vệ sinh.
Trẻ em sẽ có cảm giác như mình là “cái rốn của vũ trụ” mỗi khi được nhận quà bánh. Nếu bạn không có thói quen này, hãy tận dụng tặng vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới. Bạn có thể tự tạo những video thú vị về các thành viên gia đình và thú cưng. Cùng nhau xem lại video kỷ niệm vào những buổi tối yên tĩnh sẽ giúp gia đình gắn bó hơn.
4. Tiếp xúc da thịt
Dành người thân những cái ôm yêu thương là cách thể hiện tình cảm hiệu quả nhất. Tuy nhiên khi cuộc sống quá bận rộn, chúng ta đang dần quên đi hành động yêu thương này. Nếu ngại ôm đứa con đã lớn, cha mẹ chỉ cần tiếp xúc giản dị như vỗ vai, xoa đầu, bắt tay… cũng đủ để con hiểu được tình cảm của bạn.
Sau một năm bận rộn, các thành viên trong gia đình được quây quần tận hưởng những ngày nghỉ ấm áp bên nhau trong những khu nghỉ dưỡng xinh đẹp. Bạn có thể thiết kế kỳ nghỉ ở những khu resort hay thuê riêng vila gần bãi biển tại Phan Thiết, Nha Trang, Đà Lạt…
6. Đưa cả nhà về quê
Không phải ai cũng có người thân ở quê,  nếu gia đình bạn có ông bà nội ngoại ở quê thì đừng bỏ lỡ những dịp nghỉ lễ để làm một chuyến viếng thăm thắt chặt thêm tình cảm. Đây là cơ hội để con bạn hiểu rõ hơn về cuộc sống ở nông thôn, giúp bé có đời sống thực tế phong phú hơn.
7. Vui chơi, mua sắm cùng nhau
Không phải gia đình nào cũng có điều kiện đi xa, đặc biệt vào cuối năm bận rộn. Lúc này địa điểm vui chơi mua sắm ở các trung tâm thương mại là lựa chọn hàng đầu. Cả nhà cùng nhau bàn luận và lên danh sách những thứ cần mua cho năm mới rất thú vị. Hãy chọn địa điểm phù hợp để tất cả các thành viên đều có thể tham gia vào công cuộc mua sắm kết hợp với vui chơi ăn uống.
8. Cùng nhau dọn dẹp, trang trí nhà cửa
Bạn hãy lên kế hoạch cuối tuần hoặc cuối tháng dành ra 20 phút để gia đình cùng nhau tổng dọn dẹp, trang trí lại ngôi nhà của mình. Như thế sẽ mang đến bầu khí ấm áp, thân tình hơn.
9. Nuôi thú cưng
Thú cưng có thể dạy trẻ nhiều kỹ năng, giúp bé sống có trách nhiệm, tự tin hơn, đồng thời con vật cũng là một người bạn tuyệt vời. Để tập cho trẻ thói quen tiết kiệm, bạn có thể lên kế hoạch về tài chính để chăm sóc thú cưng bằng cách kêu gọi cả nhà nuôi heo đất hoặc một sổ tiết kiệm dành riêng cho vật nuôi.
10. Tham gia và các hoạt động của con
Hãy tạo cho con cảm giác được thuộc về bạn, được quan tâm. Hãy tham dự những buổi họp phụ huynh, sự kiện do trường tổ chức, những bữa tiệc liên quan đến con, chuẩn bị cơm hộp cho bé ăn ở lớp, xem bóng đá cùng con…
11. Thưởng cho hành vi tốt của con
Hãy giúp con hình thành thói quen tích cực bằng cách thưởng cho những việc làm tốt thay vì chỉ quở trách hay mắng mỏ khi trẻ làm điều sai trái. Phần thưởng có thể là đồ chơi, bánh kẹo hay một chuyến đi chơi và đừng quên nhắc con lý do của phần thưởng đó. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy mình đặc biệt và hình thành cách ứng xử tốt hơn.
Ngoài ra, để biết mức độ gắn kết của gia đình bạn như thế nào, hãy click vào đây để tham gia trắc nghiệm “Đo chỉ số gắn kết gia đình (EQ family)”.
Thi Ngoan
Theo doisong.vnexpress.net
Từ khóa tìm kiếm: nhau trong nhung, nhung dip dac biet, nuoi thu, huynh van son, nhieu gia dinh, qua ban ron, thoi gian danh, thanh vien, tro nen long leo, cap vo chong tre, am gia dinh,
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.