X

Bong gân là gì và cách xử lý hiệu quả

Bong gân là gì và khi xảy ra bong gân xử lý tại chỗ như thế nào, đó vẫn là câu hỏi mà nhiều người chưa biết. Vậy hãy tham khảo bài dưới để biết cách xử lý khi có xự cố xảy ra.
Cần xử lý bong gân đúng cách

1. Bong gân là gì?

Bong gân là sự tổn thương của bao khớp, phổ biến là các dây chằng, thường xảy ra sau một động tác quá mạnh nhưng không gây ra trật khớp hoặc gãy xương. Những khớp xương thường bị bong gân là cổ chân, đầu gối, cổ tay…

Bong gân là từ dùng để chỉ tình trạng tổn thương các dây chằng giữ vững khớp do một chấn thương. Bong gân không liên quan gì đến các gân là thành phần cuối cùng của cơ để chuyển sức mạnh của cơ thành hoạt động của chân hay tay. Sở dĩ phải dài dòng vì nhiều khi bệnh nhân được bác sĩ giải thích bị tổn thương gân vùng tứ chi là hay nghĩ đến bong gân hay ngược lại nghĩ bong gân là tổn thương các gân như gân gấp các ngón tay…

2. Nguyên nhân nào gây ra bong gân? 

Tai nạn này thường xảy ra do ngã hoặc trượt chân; sức nặng cơ thể chuyển hướng đột ngột khiến khớp bị xoắn vặn, dây chằng khớp bị kéo căng ra quá mức. Nếu bị bong gân, người bệnh cần được xử trí đúng để tránh đau và để lại những hậu quả đáng tiếc.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bong gân:
  • Ngã và chống tay xuống đất
  • Ngã đè lên một cạnh bàn chân
  • Trẹo đầu gối.

Bong gân hay xảy ra ở những bộ phận nào trên cơ thể?

Bong gân thường xảy ra nhất ở mắt cá chân. Thỉnh thoảng, khi mọi người ngã và chống tay xuống đất, họ bị bong gân ở cổ tay. Bong gân ở ngón tay cái rất phổ biến trong trượt tuyết và các môn thể thao khác.

3. Bong gân thường có dấu hiệu hay triệu chứng nào?

Dấu hiệu và triệu chứng thông thường của bong gân là:
  • Đau
  • Sưng
  • Tím bầm
  • Khớp không thể cử động và vận động.
  • Thỉnh thoảng, mọi người cảm thấy tiếng rắc hoặc tiếng bựt khi xảy ra chấn thương. Bong gân có thể nhẹ, vừa hoặc nặng.
Các biểu hiện điển hình dễ nhận thấy khi bị bong gân:
Bong gân có thể ở nhiều mức độ khác nhau như từ nhẹ chỉ là tổn thương một vài bó sợi hay giãn dây chằng mà không làm đứt dây chằng. Nặng hơn, dây chằng có thể bị đứt một phần, phần còn lại vẫn còn nguyên nhưng cũng đủ để làm lỏng lẻo khớp nếu không điều trị đúng. Và nặng nhất là tình trạng đứt hoàn toàn dây chằng làm khớp lỏng lẻo.
Khi bị bong gân, sẽ có tình trạng chảy máu nơi vùng dây chằng bị đứt, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà máu sẽ chảy nhiều hay ít. Máu chảy ra làm sưng nề vùng khớp bị bong gân. Dấu bầm tím quanh khớp do máu tụ lại, vùng bong gân nóng lên và ấn đau. Sau khi chấn thương, tình trạng viêm sẽ xảy ra ngay vùng bong gân. Các bạch cầu sẽ được huy động đến để dọn dẹp vùng chấn thương đồng thời mô xơ sẽ được huy động đến để hàn gắn vùng dây chằng bị hư.

Khi bị bong gân, người bệnh cảm thấy đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị trẹo, sau đó, khớp tê dại không còn đau nữa.

Khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu nhẹ nhàng lật khớp lại giống như lúc bị chấn thương, người bệnh sẽ thấy đau nhói như điện giật, sưng xung quanh khớp, da vùng khớp tái nhợt do chảy máu trong và biến loạn vận mạch. Nếu bong gân ở bàn chân, mắt cá chân, bệnh nhân sẽ không bước đi được nữa, phải đặt bàn chân nằm xuống đất. Thông thường, trong hầu hết các trường hợp, phải chụp Xquang mới phát hiện và phân biệt được tình trạng bong gân hay gãy xương.

Dây chằng có thể bị tổn thương ở nhiều mức độ. Mức nhẹ, gân chỉ bị kéo giãn ra, một số ít bó sợi bị đứt (độ 1) hoặc nhiều bó bị đứt (độ 2) nhưng khớp vẫn vững, tổn thương mau liền, ít biến chứng. Thể nặng (độ 3), dây chằng bị bóc khỏi một đầu xương hoặc bị đứt đôi gây lỏng khớp kèm theo nhiều biến chứng.
Nguyên tắc xử trí bong gân cũng tương tự như gãy xương, tuy nhiên, cách xử trí đơn giản và thời gian điều trị cũng ngắn hơn.
Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả nếu không điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trên thực tế thì hầu hết bệnh nhân thường chủ quan với chấn thương này. Quan niệm của người bệnh thường cho rằng bong gân không quan trọng nên tự điều trị. Dùng rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, đây là sai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn trong khi tổn thương này cần dùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ.

Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Nhưng tuyệt đối không nên xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này.

4. Cách xử lý bị bong gân ngay khi bị

Nếu sau khi bị bong gân, chúng ta chườm nóng, bóp dầu, bóp rượu hay thuốc sẽ làm tình trạng chảy máu nặng hơn. Khi đó, vùng bong gân trở thành một bãi chiến trường vì có sự đánh nhau giữa bạch cầu và các phần tử hư hại sau chấn thương.
Nạn nhân sau khi thấy đỡ đau do chườm nóng thì nay bị đau gấp nhiều lần do máu chảy nhiều hơn, phản ứng viêm nặng hơn. Khớp sưng nề lại càng sưng hơn do sự hồi lưu máu kém đi. Hậu quả là nhiều khi bong gân cổ chân mà phải đến gần sáu tháng mới về bình thường.
Hiểu được cơ chế bệnh lý sau bong gân nên các bác sĩ chỉnh hình đã nghĩ ra phương pháp điều trị hiệu quả cho bong gân. Đó chính là phương pháp “hạt gạo”. Đây là dịch từ chữ RICE. Chữ này là chữ viết tắt của 4 chữ Rest là nghỉ ngơi, Ice là chườm lạnh, Compression là băng ép và Elevation là nâng cao chi bị bong gân.
Sau khi bong gân dù nặng hay nhẹ cũng nên chườm lạnh ngay tức thì dù lúc này chườm lạnh làm bệnh nhân hơi khó chịu. Nhưng nếu chúng ta chườm nóng sẽ làm khớp sưng to hơn và rất lâu mới xẹp. chườm lạnh bằng cách dùng nước đá đập thành cục nhỏ, cho vào túi nylon, đặt túi nước đá này lên vùng bong gân sau khi đã phủ lên da một lớp khăn mỏng. Mục tiêu là tránh không cho nước đá tiếp xúc trực tiếp lên da có thể gây bỏng lạnh.
Tuyệt đối không xoa bóp bất kỳ thứ gì dù là mật gấu chính danh. Các phương pháp dân gian như chườm lá, bóp muối… là nên tránh. Băng ép bằng cách dùng băng thun băng nhẹ nhàng, không ép quá cũng không lỏng quá.
Ngay sau khi bị bong gân, phải làm ngừng chảy máu và hạn chế phù nề tối đa. Có thể dùng băng thun băng ép khớp bị bong gân giúp khớp có chỗ tựa và giữ cố định cho khớp. Trong trường hợp nặng, cần đặt nẹp bột bất động khớp trong tư thế cơ năng.
Chỉ nên hơi căng nhẹ cuộc băng thun, băng theo kiểu lợp ngói nghĩa là lớp băng sau chồng lên 2/3 lớp băng trước. Băng từ ngọn chi đến qua khớp bị bong gân. Ví dụ bong gân gối nên băng từ bàn chân lên qua gối tới đùi. Nếu bị cổ chân (đây là nơi hay bị bong gân nhất) thì băng từ bàn chân qua cổ chân lên tới cẳng chân.

Nên chườm lạnh bên ngoài bằng nước đá (hoặc nước lạnh) trong 4 giờ đầu. Việc chườm đá làm dịu đau và co mạch, ngưng chảy máu, bớt phù nề. Và sau ngày thứ 2, nên ngâm chỗ bị bong gân trong nước ấm từ 3-4 lần trong ngày.
Kê đầu chi bị bong gân lên cao khi nghỉ ngơi và nằm ngủ. Nếu được, nên tập cử động nhẹ nhàng để máu được lưu thông. Không xoa bóp, chườm nóng, tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân để tránh làm giãn mạch, chảy máu phù nề thêm, đồng thời không nên băng quá chặt vì có thể sẽ gây đau nhức, bầm tím thêm chỗ bị bong gân.
Nếu bị bong gân do chơi thể thao, có thể dùng ethyl clorua xịt vào nơi bong gân để gây tê làm lạnh tại chỗ giúp giảm đau cho người bệnh. Ngoài ra, có thể dùng thuốc giảm đau, tiện nhất là alaxan uống 1-2 viên/lần, 3 lần trong ngày. Không dùng aspirin vì thuốc này chống ngưng kết tiểu cầu, gây chảy máu.
Nếu là bong gân độ 1, khi đã hết đau, bệnh nhân có thể bắt đầu vận động khớp trở lại. Để điều trị bong gân độ 2-3, phải làm băng bột để bất động khớp trong 4-6 tuần, sau đó tập vận động từ nhẹ đến nặng. Cách điều trị bong gân độ 3 (đặc biệt ở khớp gối, khớp cổ chân đối với người trẻ) là khâu tái tạo dây chằng bị đứt kết hợp với bất động trong 6 tuần.
Những cách làm trên chỉ áp dụng với những trường hợp bị bong gân nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn hoặc bị đứt không hoàn toàn, chấn thương chỉ gây ra những rối loạn sinh lý, khớp vẫn vững chứ không bị lỏng lẻo. Còn đối với những trường hợp bong gân nặng: không cử động được khớp, dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn hoặc bị bong điểm bám làm cho khớp lỏng lẻo kéo theo nhiều biến chứng, bị sốt hoặc không đỡ sau 2 ngày, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.

5. Chúng ta có thể phòng tránh bong gân hay không?

Để giúp phòng tránh bong gân các bạn có thể:
  • Tránh tập luyện hoặc chơi thể thao khi đang mệt hoặc bị đau.
  • Ăn chế độ ăn uống cân bằng để giữ cơ chắc khỏe.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Cố gắng tránh bị té ngã (ví dụ như rải cát hoặc muối lên chỗ đóng băng ở những bậc cầu thang trước nhà hoặc vỉa hè).
  • Đi giày vừa vặn.
  • Mua giày mới nếu gót giày mòn một bên.
  • Tập thể dục hàng ngày.
  • Chuẩn bị tình trạng thể chất thích hợp để chơi thể thao.
  • Khởi động và co duỗi trước khi chơi thể thao.
  • Mặc thiết bị bảo hộ khi chơi.
  • Chạy trên các bề mặt bằng phẳng.

6. Một số lời khuyên hữu ích cho bạn

Cho vùng bị thương nghỉ ngơi. Nếu mắt cá chân hoặc đầu gối bị đau, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng nạng hoặc gậy.
Băng bó (nẹp) vết thương bằng cách sử dụng băng, bó bột, giày ống hoặc thanh nẹp đặc biệt. Bác sĩ sẽ cho các bạn biết cách nào tốt nhất với bạn và mức độ chặt cần thiết.
Sau khi điều trị đau và sưng, bác sĩ thường khuyên tập luyện cho vùng bị thương. Điều này giúp ngăn chặn tê cứng và tăng sức mạnh. Một số người cần đến vật lý trị liệu. Các bạn có thể cần tập luyện cho vùng bị thương hoặc điều trị bằng vật lý trị liệu trong vài tuần. Bác sĩ hay nhà vật lý trị liệu sẽ cho bạn biết khi nào bạn có thể bắt đầu thực hiện các hoạt động bình thường, kể cả chơi thể thao. Nếu bạn bắt đầu quá sớm, bạn có thể làm tổn thương lại vùng đó.
Điều quan trọng là cần đi khám bác sĩ nếu bạn bị đau khi bong gân hoặc căng cơ. Điều này giúp bạn  có được phương pháp điều trị thích hợp.
Sudo Bong Gân
Chuyên mục: Bong Gân

Trang web này sử dụng cookies.