X

Cá cảnh nước ngọt và kinh nghiệm nuôi dưỡng

Muốn nuôi cá cảnh nước ngọt trước tiên bạn cần trang bị cho mình một vài kiến thức cơ bản. Đây là bài hướng dẫn khái quát và các kiến thức, kinh nghiệm nuôi cá cảnh nước ngọt từ bể nuôi, môi trường nước, không khí, ánh sáng, thức ăn cùng kỹ thuật nuôi cá con và những cách phòng, chữa bệnh cho cá.

1. Chuẩn bị bể nuôi

Trước khi cho nước vào bể nuôi phải xử lý khử trùng để tránh cho cá nuôi một số bệnh nguy hiểm, cá mới mua về thường chứa trong túi nylon. Cần ngâm túi nylon cá vào nước nuôi cá cỡ 20 phút cho cá quen với môi trường nước mới. Khi cá đà quen nước từ từ mở rộng túi bao cho cá bơi nhẹ nhàng sang hồ nuôi.

Vệ sinh hồ

Tẩy bể bằng vòi: tiêu diệt hay ngăn chặn sự phát triển của tảo hay thực vật thủy sinh có hại cho cá. Ngoài ra còn nhiều tác dụng khác tạo nên môi trường ổn định cho những phản ứng hóa học làm lắng tụ những thể lơ lửng trong nước v.v…chọn những ngày nắng ráo tẩy vôi, sử dụng lượng vôi 0,5g/cm khối tác dụng diệt, nhưng mầm bệnh, hoặc tẩy bằng muối xong rửa nước nhiều lần cho sạch.

Muốn làm vệ sinh hồ cá trước tiên phải chuẩn bị sẵn một vật dụng chứa chất lượng nước giống như loại nước mà cá đang sống. Khi vớt cá sang hồ mới cần hai cái vợt, một cái để chặn và một cái để vớt cá (thao tác này thực hiện thật nhẹ nhàng và nhanh nhẹn tránh làm cá mệt). Không nên vớt cá khi nước trong hồ đầy.

Khi đã xả hết nước trong hồ ra, dùng miếng mút để rửa sạch hồ va cả nắp hồ. Chú ý không được dùng xà phòng để rửa hồ. Nếu phát hiện cá bị nhiễm bệnh phải tẩy hồ như cách tẩy trên.

2. Nước

Trong việc nuôi cá dù là cá cảnh biển hay cá cảnh nước ngọt thì nước là yếu tố quan trọng đáng quan tâm, nước dễ hòa tan nên chứa nhiều chất hữu cơ và chất khoáng.

Nuôi cá cảnh nước ngọt thích hợp với nước ở những nơi đất sơ khai vì lượng muối khoáng, calium magnesium nhỏ.

Nước có nhiều chất muối khoáng, calcium magnesium là loại nước “cứng” không phù hợp với một số cây thủy sinh. Nước mưa, nước giếng, nước ao hoặc nước máy cần xử lý trước khi cho vào bể nuôi cá cảnh nước ngọt.

Độ pH trong bể nuôi cá

Sự ion hóa có tầm quan trọng trong việc nuôi cá cảnh nước ngọt và trồng cây thủy sinh trong bể nuôi.

Nước thích hợp nuôi cá nước ngọt có độ pH từ 6,5 đến 7,5 và nước mặn từ 7,9 – 8,5

Nước máy có độ pH trung bình 7,2 nên thích hợp cho việc nuôi cá cảnh nhiệt đới.

Nhiệt độ nước trong bể nuôi cá

Nhiệt độ nước thay đổi tùy theo cây thủy sinh trồng trong bể và cá nuôi.

Bể nuôi cá cảnh nước ngọt ở nước ta nhiệt độ tùy theo từng nơi nhưng trung bình không dưới 18°c Và không cao hơn 30°c nên có thể nuôi tất cả các loại cá nhiệt đới chúng đều thích nghi với khí hậu vùng Đông Nam Á.

Tùy theo từng loại cá và nhiệt độ ngoài trời tạo ra nhiệt độ phù hợp với loại cá có xuất xứ khắp nơi trên thế giới, người ta có thể theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ trong bể tăng hoặc giảm thường xuyên bằng nhiệt kế sau đó dùng máy sưởi ấm bằng điện để tăng nhiệt dộ.

Khi nuôi cá cảnh nước ngọt ngoại nhập có biên độ nhiệt độ nước giới hạn trong phạm vi hạn hẹp.

Chất lượng nước:

Nước máy: Có độ pH = 7,2. Nhiệt độ trung bình nhưng trong nước có chất clo diệt khuẩn phòng bệnh được sử dụng cho con người, nên chưa đủ yếu tố bảo đảm nuôi cá (cần gạn lọc và để cho khí clo thoát ra ngoài một ít).

Nước giếng: Là nước ở nơi sơ khai do ít chất muối khoáng và calcium, magnesesium nên thích nghi với việc nuôi cá cảnh nước ngọt.

Lọc nước

Nước máy trước khi cho vào bể nuôi nên gạn lọc đề nơi thoáng khí ngoài nắng 24 giờ (bể chứa nước cần rửa sạch và nước trong bể luôn luôn sạch người ta dùng bình lọc sinh học nhờ tác động của vi sinh vật như sỏi, than, cát rửa sạch (loại bỏ những chất dơ bẩn trong nước, có độ trong phủ pha lê). Ngoài ra người ta có thể dùng bình lọc hiện đại hay bình lọc ngoài có gắn xi phông rất phổ thông.

Đối với những loại cá cảnh nước ngọt có nguồn gốc nhiệt đới như ở nước ta hoặc những loại ngoại nhập đã được thuần hóa thì nhu cầu nhiệt độ thích hợp cho cá nuôi 20 – 28nc. Biến dộng nhiệt độ hơn l’c trong 1 giờ có thể làm cá bị yếu và bị nhiễm bệnh.

3. Không khí

Các chất khí hòa tan trong nước gồm: carbon, nitơ, oxy, đioxit, sunfua hiđro… tùy theo nồng độ các chất khí trên mà ảnh hưởng có khác nhau đến sinh trưởng và phát triển của cá nuôi.

Oxy: hàm lượng oxy hòa tan trong nước là do sự quang hợp túi tạo oxy của các loại thực vật thủy sinh trong hồ cá do sự tiếp xúc trực tiếp giữa không khí và nước qua mặt tiếp xúc. Hàm lượng oxy hòa tan trong môi trường liên quan đến mật độ cá nuôi và cách cho ăn. Nhiệt độ tăng thì hàm lượng oxy giảm do đó cá đòi hỏi phải ăn nhiều. Khi cá ăn nhiều thì đòi hỏi oxy càng lớn (lưu ý khi cá ăn nhiều thức ăn protein (đạm, lipit) thì lượng oxy không đáp ứng được chúng sẽ bị chết hoặc bị bệnh suy yếu. Có thể tăng hàm lượng oxy bằng cách dùng máy sục khí.

Đioxit cacbon có trong nước do xâm nhập từ không khí, sự hô hấp thủy sinh vật cũng như sự phân hủy chất hữu cơ. Nó ngăn cản sự hô hấp và gây chết cá ở nồng độ 100-200 ppm, với nồng độ 50-100 ppm gây nguy hiểm cho cá nếu kéo dài. Hàm lượng oxy càng thấp thì sự tác động của đioxit cacbon càng nghiêm trọng.

Sunphua hydro: Sinh ra do sự phân giải protein trong điều kiện yếm khí, nó gây yếu oxy đột ngột trong nước với nồng độ gây độc 1ppm, nồng dộ Sunphua hydro tăng làm hô hấp cá giảm nhịp như bị rối loạn, cá tiết nhiều nhớt.

Dùng máy sủi oxy hổ trợ cho máy lọc, nó có nhiệm vụ hòa tan khí oxy vào nước và là phương tiện duy trì sự sống cho cá cảnh nước ngọt.

4. Ánh sáng

Nuôi cá cảnh trong ao hồ, hồ kính, đều cần phải điều tiết lượng ánh sáng vừa phải. Ánh sáng cho hồ cá nếu bị thừa thì thực vật thủy sinh phát triển nhanh và nước trong hồ trở nên xanh bám lên thành kính làm mất vẻ đẹp và khó nhìn thấy cá bơi lội trong hồ. Tùy theo tuổi cá để có độ ánh sáng phù hợp cho cá cảnh nước ngọt.

Ánh sáng còn làm tăng nhiệt độ và giảm lượng oxy hòa tan ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của cá nuôi và dẫn đến chết cá. Nuôi cá cảnh nước ngọt trong hồ kính cần phải có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào hồ (lh/lngày) (nếu thuận tiện nên để gần cửa sổ). Thường người ta dùng ánh sáng đèn huỳnh quang để cung cấp và tạo thêm vẻ đẹp hấp dẫn cho hồ : (dùng đèn huỳnh quang để tạo thêm nhiều màu, đèn thường gắn bên trong nắp hồ kính).

– Đèn thường: người ta dùng bóng đèn tuýt có sợi dễ lắp dặt nhưng ánh sáng chiếu ngắn và dễ tăng nhiệt độ nước.

– Đèn huỳnh quang: phân phối đều ánh sáng tạo nhiều màu sắc khác nhau làm tăng giá trị màu sắc của cá còn giúp cây thủy sinh tăng truởng tốt nhờ sự chiếu sáng có một số tia sáng dài.

– Đèn led: phân phối ánh sáng cực đại đến một vị trí và tỏa ra xung quanh, cường độ ánh sáng mạnh nhưng không làm tăng nhiệt độ nước.

Ánh sáng cần sử dụng vừa phải, người ta còn dùng sơn trắng để sơn phía trong chao đèn hay có thể phủ lên đèn một lớp kim loại phản chiếu, cần giữ cho tấm kính sạch để tận dụng tối đa cường độ ánh sáng đồng thời nước trong bể nuôi luôn sạch và trong cũng là yếu tố quan trọng của sự chiếu sáng.

5. Thức ăn của cá

Trong môi trường sống tự nhiên cá có thể sống sinh trưởng và phát triển bình thường, đối với những loại cá cảnh vì môi trường sống bị thu hẹp nên thức ăn cho cá tự nhiên bị hạn chế. Cho nên cần bổ sung thêm thức ăn bên ngoài vào cho cá, cũng tùy theo loại thức ăn, nguồn gốc và cách chế biến. Do đó người ta chia làm ba loại thức ăn chính:

Thức ăn có nguồn gốc động vật:

– Côn trùng, trùng chỉ, trùng bánh xe, cung quăng, giun bùn, giun ống thức ăn chế biến từ thịt dộng vật….

Thức ăn có nguồn gốc thực vật:

– Các loại bèo, cải xà lách, các loại rong.

– Các loạt hạt đậu như: đậu phộng, đậu đen, đậu xanh, các phụ phẩm xay xát, (cám gạo, cám bắp…) và các sản phẩm của công nghiệp dầu (bánh dầu đậu phộng, đậu nành). Để tăng tác dụng thức ăn gốc thực vật phải chế biến cho thức ăn trở thành dễ tiêu.

Ngoài ra còn có các phương pháp chế biến thức ăn cá từ chỗ không thích hợp thành thức ăn hợp khẩu vị.

Phương pháp chế biến bằng cơ học.

Muốn làm tăng diện tích tiếp xúc giữa thức ăn và men tiêu hóa phải xay nhỏ, cắt nhỏ, ngâm nước.

Phương pháp hóa học.

Xử lý bằng axit, nấu sôi, một phần thức ăn bị phân giãi cho ra các loại đường.

Phương pháp chế biến bằng vi sinh vật.

Ngoài các vi sinh vật còn tạo ra các hoạt chất sinh học như hocmon sinh trưởng hoặc một số chất có mùi thơm kích thích sự tiêu hóa, giảm tỷ lệ cảm nhiễm đường ruột. Do đó quá trình lên men của vi sinh vật có tính chất dinh dưỡng cao, tăng đạm vitamin. Vi sinh vật tạo ra một số axit, hữu cơ như axit laetic, propyonic các chất này kích thích sự tiết men tiêu hóa.

6. Sự sinh sản của cá trong bể nuôi

Sự sinh sản của cá cảnh nước ngọt khá phong phú. Một số cá đặt trứng đặt lên giá thể, một số làm tổ một số lại phân tán trứng có một số lại ngậm trứng vào miệng. Ngoài ra còn có một số lại ăn trứng vừa đẻ xong, cũng có một số đẻ con.

Do đặc điểm sinh lý của mỗi loại cá đều có sự khác nhau nên kỹ thuật nuôi và cho cá đẻ ở mỗi loại đều có sự khác nhau, trong mục này, để giúp các bạn đọc hiểu về sự sinh sản của cá cảnh nước ngọt chúng tôi sẽ nêu đặc điểm khái quát sinh học của các đối tượng nuôi phổ biến hiện nay và đưa ra kỹ thuật sinh hoạt sâu trên từng đối tượng (xem phần bí quyết cho cá đẻ ấp trứng và nuôi cá con của kỹ thuật nuôi cá dĩa).

Trước khi cho cá đẻ, người nuôi cá đã chọn sẵn cá khỏe, có màu sắc đẹp vây cứng cáp… Tìm đúng cặp (1 trống – 1 mái) chuẩn bị bể và nhiệt độ nước, cùng chất lượng nước trong hồ cá được nuôi. Khi ghép đôi cá đẻ, người ta tách riêng cặp này với bầy cá đang nuôi, chăm sóc và cho ăn đặc biệt đến thời kỳ sinh sản, sẽ cho cá cái vào bể và ngăn với cá đực bằng lớp kính thủy tinh chờ đúng lúc sẽ cất kính ngăn cho chúng tiếp xúc nhau dễ dàng và tiếp tục việc sinh sản.

Người ta có thể ấp trứng nhân tạo bằng cách đặt miếng đá bọt gần trứng để dòng nước chảy thay thế quạt vây của cá bố mẹ như vậy vẫn đủ khí oxy để sinh trưởng.

Tùy theo chủng loại cá đẻ, có loại cá bố và mẹ có thể chăm sóc cho nở tất cả con nữa. Tốt nhất nên tách cá cái ra khỏi bể sau khi trứng đã thụ tinh xong, cá đực thường làm nhiệm vụ của người cha lót cho tổ và trứng, có thể cá đực không ăn trong suốt thời gian này. Thường cá đực thực hiện trách nhiệm làm cha tốt hơn cá cái làm mẹ.

Chú ý: trường hợp cá cái chửa lâu không đẻ, do cá đực chưa phát dục đủ. Khi bụng cá cái to dần nếu có cá đực phóng tinh, bụng cá cái biến màu sẫm hơn và không lâu sẽ đẻ. Nếu bụng cá cái to mà không sẫm màu không những không có thể đẻ mà còn có nguy cơ bị chết.

7. Kỹ thuật nuôi cá con

Lúc cá mới bắt đầu bơi lội không cần cho ăn vội.

Hiện nay người ta đã chế biến đủ loại thức ăn riêng cho từng loại cá mới nở tùy kích cỡ. Thức ăn tốt nhất vẫn là Artemia, cá con cần ăn liên tục và lớn nhanh sẽ tìm ăn các loại thức ăn tổng hợp, ngoài ra còn phải cần che gió lùa cho cá con. Thay nước thường xuyên cho cá con cỡ 3-4cm. Cá lớn dần cần tăng hệ thống lọc nước, thông khí và loại bỏ cá yếu. Chọn cá khoẻ, màu sắc đẹp để nuôi

Cá bột: cho đủ thức ăn vi sinh vật, đối với cá lia thia xiêm ở giai đoạn cá bột cho ăn như sau: cho vài lá cải xà lách vào 1 lon nước cống để hai ngày cho cá có mùi hôi mỗi ngày cho 2 ml (nửa muỗng cà phê). Nước này vào khạp nuôi cá bộ. Vì nó chứa loại vi sinh vật rất nhỏ để nuôi cá bột.

Cách thứ hai, cất vài đoạn đậu côve luộc chính cho vào nước hồ nuôi cá (múc riêng) để vài hôm dậu côve sẽ nở và xung quanh có lớp màu trắng, đem bỏ vài khúc 1-2 cm vào hồ nuôi cá bột. Đến khi cá lớn có thế ăn cung quăng, trùng chỉ, các loại nhuyển thể, bột cá, bột nhộng tằm…Nếu cho ăn các loại thức ăn động vật đúng theo liều lượng được hướng dẫn sẽ làm tăng cường sinh lực của cá và sẽ tăng màu sặc sỡ.

8. Bệnh của cá và cách chữa bệnh thường gặp ở cá

Cách trị thông thường: Cho cá cảnh nước ngọt tắm trong dung dịch riboflavin và thay nước.

Bệnh miệng: Miệng cá đóng một lớp dày màu trắng hay lây lan
Cách trị: Hủy cá bệnh, thay nước, các con cá chưa bị bệnh tắm một trong những dung dịch nói trên.

Bệnh rụng đuôi: Cá bị rụng dần ở phần đuôi, vây lưng, vây bụng.
Cách trị: Bệnh này nguy hiểm rất khó chữa (nên hủy cá đó).

Rối loạn bong bóng hơi: Cá bơi lội khó khăn, nổi lên mặt nước và không lặn được xuống đáy và ngược lại.

Bệnh đốm trắng: (bệnh bông gòn) Có những triệu chứng đốm trắng như bông gòn mọc khắp mình (bệnh này hay lây lan) do nhiệt độ bị giảm đột ngột quá nhiều, cá bị bệnh này thường chết hàng loạt.
Cách trị: Nâng nhiệt độ nước lên 30 -33°c trong 3-4 ngày đồng thời pha vào nước một lượng thuốc tím theo tỷ lệ lg cho một lít nước.

Bệnh ngứa: Cá hay gãi mình vào đá phóng nhanh rồi dừng lại bất thần… do một loại kháng sinh gây ra (bệnh hay lây lan)
Cách trị: Pha 1 g methyline vào 4 lít nước, cho cá bị bệnh vào dung dịch này từ 15 – 20 phút.

Bệnh vặn mình: Cá vặn mình hai bên tại một chỗ như đang bơi, vây cờ đều cụp xuống.
Do: Nước bị lạnh đột ngột, hay cá bị rối loạn tiêu hóa, bị viêm da bởi costia
Cách trị: Nâng nhiệt độ nước trong hồ lên 37″C trong 7 — 12 ngày. Cho cá bệnh tắm trong dung dịch trypoflum nồng dộ lg cho 100 1 nước.

Bệnh chấm trắng: Cá bị bệnh nhiều chấm trắng phủ trên mình rất nguy hiểm.
Cách trị: Cho cá tắm trong dung dịch Sulfatequinine nồng dộ lg cho 100 lít nước pha dần vào hồ cá.

Bệnh sung mang: Cá ngoi lên mặt nước, thở mệt nhọc và mang sưng lên.
Lý do: Trong hồ có nhiều vi sinh vật thảo trùng hay bị nhiễm Dactylogrus. Do nhiệt độ thay đổi quá đột ngột
Cách trị: Ngâm cá bị bệnh khoảng 4 giờ trong dung dịch sau: 501ít nước pha với 1 muỗng cafe gạt ngang Sodium acid phosphate và 5 giọt ammoniac.

Cách phòng bệnh cho cá:

Trước khi cho cá vào hồ, phải được khử trùng hồ thật kỹ, dùng oxy clorua đồng với nồng độ 1%. Sau khi khử trùng xong rửa lại bằng nước lã nhiều lần cho hết thuốc.

Thay nước, vệ sinh theo định kỳ, ít nhất một tuần lễ thay nước một lần, không nên để nước cũ quá lâu gây thối bẩn làm cá bị nhiễm bệnh.

Theo dõi nhiệt độ trong hồ cá (tốt nhất nên đặt một nhiệt kế vào hồ). Tránh tình trạng nhiệt độ thay đổi đột ngột quá lâu khiến cá dễ bị mắc bệnh.

Nếu trong trường hợp cá bị mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nên hủy ngay cá bệnh và sau đó xử lý với số cá còn lại xong thay nước mới.

Không nên cho cá ăn quá nhiều, chỉ cho ăn vừa đủ số lượng, để tránh thức ăn dư, thừa lắng xuống đáy hồ gây ô nhiễm môi trường nước làm cá dễ bị bệnh. Đối với cá mua ở nơi khác về, trước khi cho vào hồ nên coi lại cá có hiện tượng mắc bệnh hay không (Nếu cá bệnh nên hủy ngay). Còn cá ngoại nhập mới thuần hóa cần phải có biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng kỷ lưỡng.

Những hiện tượng cần chú ý:

+ Hồ cá đóng nhiều rêu xanh trên mặt, thành kính là môi trường cho cá sinh sống tốt
+ Nếu thấy các chùm rong trồng trong hồ cá không phát triển tốt có hiện tượng chết dần, lúc đó nước trong hồ cá không còn an toàn cho cá nuôi.

Khi thấy nước trong hồ bị gợn đục, vốc nước lên ngửi thấy có mùi hôi cần thay nước gấp (Hiện tượng này dẫn đến cá không đủ oxy để thở).

Nước tốt trong sạch cá bơi lội tung tăng, nếu bạn thấy cá xếp vây cờ lại, không bơi lội bình thường nữa là lúc nên lưu ý có điều cần chấn chỉnh.

Kết luận

Cá cảnh nước ngọt thực sự không khó nuôi và chăm sóc nếu bạn đã biết được những thông tin cần thiết như trên. Đảm bảo nguồn nước, thức ăn và vệ sinh bể đúng cách cá sẽ giúp cá sống khỏe để bạn có thể ngắm chúng mỗi ngày.

Chuyên mục: Cá Cảnh
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.