X

Cá Neon bị bệnh, bị nấm làm chết hàng loạt và cách xử lý

Nuôi cá Neon không phải là một việc dễ dàng cả với người trong nghề. Nó đòi hỏi người nuôi ngoài điều kiện còn phải có chút hiểu biết về cá và kỹ thuật chăm sóc. Đặc biệt là khi cá Neon bị bệnh dẫn đến chết hàng loạt, người chơi cần biết cách chữa trị, xử lý như thế nào cho có hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Vì lẽ đó, bài viết là bước trang bị kiến thức về một loại bệnh thường gặp trên cá Neon bao gồm nguyên nhân, biểu hiện, cách ngăn ngừa, chăm sóc, v.v.. Từ đó giúp bạn bảo vệ tốt hơn cho đàn Neon lung linh của mình. Bạn yêu cá và hãy thể hiện điều đó qua việc chăm sóc chúng nhé!

Bệnh trên cá Neon khá phổ biến, là trở ngại mà người chơi cá thường phải đau đầu khi gặp phải. Khi cá Neon bị bệnh, chúng có thể ảnh hưởng đến các loài khác trong bể cá.

Có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng để nhận biết dấu hiệu bệnh của cá nhưng đáng tiếc là không có cách chữa trị nào chung chung cho cá để loại bỏ bệnh. Vì thế cách chữa trị thông dụng chính là loại trừ cá bệnh ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho những cá thể còn lại trong bể.

Trọng tâm của phương pháp phòng ngừa để có một bể cá an toàn, khỏe mạnh này là cần có sự chăm sóc, theo dõi kỹ lưỡng và đều đặn, có phương pháp ngăn chặn hiệu quả để duy trì được sự trong lành cho bể cá giúp cá phát triển khỏe mạnh.

Cá Neon bị bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh trên cá Neon do một loại vi bào tử (vi nấm) có tên Pleistophora hyphessobryconis gây ra là bệnh thường thấy đối với loài cá này. Bệnh xảy ra khi con này ăn xác của những con đã chết hoặc do thức ăn sống có mang mầm bệnh như giun, gây nên.

Ngay khi cá tiêu hóa các bộ phận của xác, các bào tử ký sinh trùng mang mầm bệnh sẽ đi vào cơ thể cá và bắt đầu ăn mòn chủ thể khỏe mạnh này. Khi bệnh phát triển, các túi nang của bào tử (bào xác) sẽ xuất hiện trên vật chủ bị nhiễm bệnh và phá hủy dần từ trong ra ngoài. Màu sắc của cá sau đó sẽ bị bạc dần chính là dấu hiệu chung nhất chứng tỏ cá bị bệnh.

Các triệu chứng bệnh

Đối với những ai chăm sóc cá tận tình, kỹ lưỡng thì các biểu hiện xác định bệnh rất dễ nhận thấy. Các triệu chứng này bao gồm những thay đổi về thể chất, rất dễ thấy biểu hiện ra bên ngoài như các túi nang hay bào xác bám trên cá thể bị nhiễm bệnh.

Khi bị nhiễm bệnh, cá Neon sẽ dần mất đi màu, nhợt nhạt, khó khăn khi bơi hoặc trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, hình dáng xương sống của cá có thể sẽ bị bẻ cong, thậm chí còn có khả năng mắc thêm bệnh thứ hai như thối vây hay phù nề.

Cá Neon bị bệnh, xương sống bị bẻ cong

Biểu hiện di chuyển không ngừng

Biểu hiện đầu tiên của cá trong bể bị bệnh là sự hiếu động của cá (di chuyển không ngừng, thể hiện sự bồn chồn).

Cụ thể là bạn sẽ thấy cá không bơi theo đàn hay đồng loại của nó. Chúng thường tách ra khỏi bầy hoặc bơi không bình thường. Sự di chuyển bất thường của một cá thể trong bầy chính là dấu hiệu bệnh đã bắt đầu tác động đến cá.

Biểu hiện cá Neon bị mất màu

Tương tự, màu sắc và vây cá sẽ là biểu hiện rõ nhất mức độ ảnh hưởng của bệnh. Tuy nhiên, biểu hiện này thường xảy ra khi bệnh đang ở giai đoạn phát triển nặng hơn.

Cố gắng hết sức tìm ra vấn đề để ngăn chặn sự ô nhiễm lan rộng trong bể gây ảnh hưởng các loài khác.

Các loài cá dễ mắc bệnh vi nấm

Cá Neon là cái tên phổ biến nhất về loại bệnh này. Ngoài ra, các giống cá khác như Cá Thiên Thần (Anglefish), Cá Lòng Tong đá (Rasboras),  Cá Hoa Hồng hay Cá Mai Quế (Barb), Cá Neon Vua hay Cá Neon Đỏ (Cardinal Neon), vẫn thường được biết đến là có thể mắc loại bệnh này. Trong số đó, chỉ có duy nhất Cá Neon Vua là có khả năng kháng bệnh.

Cá Neon

Cá Thiên Thần Xanh (Blue Angelfish)

Cá Mai Quế, Cá Hoa Hồng (Neon Rosy Barb)

Cá Lòng Tong Đá Sọc Đỏ (Red Lined Rasboras)

Cá Neon Vua (Cardinal Neon) có khả năng đề kháng bệnh

Biện pháp phòng ngừa, chăm sóc và trị bệnh cho cá Neon

Đáng tiếc là hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hay phương pháp kiểm soát nào cho bệnh này trên cá Neon.

Kiểm duyệt, cách ly và khử trùng

Cách thức chính vẫn là cách ly hoặc loại bỏ những con mắc bệnh, phòng tình trạng ô nhiễm lây lan. Và cách hiệu quả nhất để đối phó với vấn đề này là có những biện pháp để ngăn chặn bệnh tái sinh. Với cách này, người nuôi cá cần cọ rửa, vệ sinh cho bể thường xuyên để giữ độ trong sạch tốt nhất của nước trong bể, đặc biệt là sau đợt dịch đầu tiên.

Ngoài ra, để ngăn chặn bệnh phát sinh từ những triệu chứng trên, người nuôi cũng cần phải thật gắt gao trong việc chọn mua cá trước khi đem chúng về nhà. Một kinh nghiệm đút kết nữa là bạn có thể cách ly những con mới ra khỏi bể khoảng vài tuần như một phương pháp kiểm dịch trước khi cho chúng vào môi trường mới. Khi phát hiện bất kì loại bệnh nào, bạn phải cố gắng ngay lập tức loại bỏ chúng ra khỏi bể càng sớm càng tốt.

Gắt gao trong khâu chọn mua cá, loại bỏ khi phát hiện bệnh

Bệnh cá Neon có thể chữa trị được không?

Có lẽ đây là tin không vui cho hội những người yêu cá cảnh khắp thế giới khi mà cách chữa trị cho cá Neon bị bệnh vẫn là còn là một câu hỏi. Không có thuốc nào làm chậm quá trình hủy hoại của bệnh và cũng không có cách nào để chữa cho chúng một khi đã mắc bệnh cả.

Loại bỏ chúng ra khỏi bể được coi là cách giúp chúng chết một cách thật nhẹ nhàng nhất mà nhiều người buộc phải làm đối với những chú cá không may này. Có như thế thì những con khỏe mạnh còn lại mới được bảo vệ khỏi sự lây lan của bệnh.

Những loài cá nào có thể mắc bệnh từ cá Neon?

Ngoài cá Neon, chúng ta cũng có thể điểm qua một số loài cá khác như cá Thiên Thần (Anglefish), cá Hoa Hồng hay cá Mai Quế (Barbs) và cá Lòng Tong Đá. Chúng dễ mắc bệnh vì đều là những tay săn cá Neon. Thế nên, dù nhiều loài cá khác cũng có thể nuôi bệnh nhưng không được liệt vào danh sách vì cá Neon không phải là con mồi của chúng. Đặc biệt, chỉ duy nhất cá Neon Vua hay cá Neon Đỏ (Cardinal Tetra) là loài có khả năng đề kháng mạnh đối với bệnh này.

Có nên thử phương thức chữa trị bằng cách kháng khuẩn cho cá?

Rất khuyến khích bạn áp dụng với phương pháp này kể cả khi bạn biết chắc đấy là bệnh của cá Neon hay chỉ nghi ngờ chúng có khả năng nhiễm khuẩn của bệnh.

Đó là lý do tại sao bạn nên sử dụng thuốc kháng khuẩn như API Melafix để bài trừ, tiêu diệt bất kỳ mầm khuẩn nào có thể gây bệnh cho cá ra khỏi nước.

Phương pháp điều trị bằng hoạt chất dược phẩm API (Active Pharma Ingredient) rất hiệu quả trong việc đối phó với các mầm bệnh trên cá, chưa kể giá thành cũng khá dễ chịu để mua thử.

Điều trị bệnh cho cá bằng hoạt chất kháng khuẩn Melafix

Nếu bạn không chắc rằng những chú Neon của mình có bị bệnh hay không, bạn vẫn có thể thử sử dụng phương pháp kháng khuẩn này. Điều trị cho cá bằng hoạt chất kháng khuẩn Melafix là một trong số các cách chữa trị được nhiều người tin tưởng và biết đến nhiều nhất trong việc điều trị cho cá bị bệnh do nhiễm khuẩn. Nhìn mặt bằng chung, thuốc luôn nhận được nhiều đánh giá tích cực về hiệu quả cũng như giá cả trên thị trường.

Thuốc API Melafix kháng khuẩn cho cá cảnh

Melafix hỗ trợ trong việc chữa lành các vết thương hở và trầy da, là yếu tố rất quan trọng để ngăn ngừa các bệnh cơ hội khác. Ngoài ra, phương pháp chữa trị cho cá nhiễm khuẩn bằng Melafix này còn có rất nhiều ưu điểm:

  • Thuốc cũng có tác dụng cực hiệu quả đối với các bệnh như thối vây, đục thủy tinh thể mắt và nấm trên miệng cá.

  • Thuốc thúc đẩy sự tái sinh các mô và vây cá bị hư hỏng.

  • Thuốc được sử dụng cả cho cá nước ngọt và nước mặn. Đây là ưu điểm mà ít có loại thuốc nào đáp ứng được.

  • Melafix không phá hỏng bộ lọc sinh học hay ống dẫn khí trong bể, không làm thay đổi độ PH của nước cũng như màu sắc của cá.
Melafix là một loại thuốc hoàn toàn tự nhiên có nguồn gốc từ lá tràm, là một phương thuốc chống vi khuẩn hiệu quả đối với cá nước ngọt và cá biển. Melafix làm lành nhanh chóng và thúc đẩy sự tái sinh các mô và vây cá bị hư hỏng. Hiệu quả được nhìn thấy trong 3-4 ngày điều trị. Bạn có thể mua từ Amazon Mỹ thông qua Fado tại đây.
Ngoài ra nếu cá bị nấm hoặc nước nhiễm Clo, bạn cũng có thể mua bộ hai hộp thuốc Bensol & Dechlor để làm sạch Clo trong nước và trị nấm hiệu quả.

Một số thắc mắc thường gặp:

1. Có thể loại trừ hoàn toàn bệnh ra khỏi bể cá thậm chí sau đợt bệnh được không?

Thật sự thì bệnh của cá Neon rất dễ lây nhiễm thông qua cách giao tiếp giữa các loài. Nhiệm vụ hết sức quan trọng của bạn là phải cách ly ngay những con bị bệnh sao cho nước trong bể luôn giữ được độ trong sạch và đạt chuẩn nhất để tránh phá đi hệ sinh thái bên trong của bể cá. Bể cá thường không được xem là yếu tố làm gia tăng tình trạng bệnh nhiều bằng đặc tính giao tiếp, liên lạc của cá với nhau. Thực hiện các phương pháp phòng ngừa khác như duy trì mức độ nước ở nhiệt độ và lưu lượng chảy phù hợp, không làm kích động cá để đảm bảo chúng phát triển một cách khỏe mạnh.

2. Có phải loài cá Neon nào cũng mang bệnh này không?

Câu trả lời là không. Bệnh được truyềngiữa nhiều loài khác nhau, là hậu quả của việc con này ăn mô xác của con khác. Để tránh nguy cơ mắc bệnh, đừng bao giờ mua những loại cá đã bị bệnh trước khi bạn chăm sóc chúng.

3. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm là gì?

Sự di chuyển không ngừng, hỗn loạn của cá, bạc màu, thối vây và những dấu hiệu bên ngoài khác là những thay đổi có thể tìm thấy trên cá thể bị nhiễm bệnh. Ngay khi phát hiện ra bệnh, loại bỏ chúng khỏi bể cá ngay tức khắc.

“Phòng ngừa đúng cách, nói không với bệnh”.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đã phần nào giải đáp được những thắc mắc cho bạn đọc về cách phòng ngừa, ngăn chặn bệnh trên cá Neon.

Quan trọng là bạn cần tìm hiểu những triệu chứng của bệnh trước để có được sự can thiệp kịp thời, ngăn chặn cơ hội bùng phát bệnh trong bể cá yêu quý của mình.
Ngoài ra, máy lọc nước là một thiết bị không thể thiếu giúp cá luôn khỏe mạnh, đây là chiếc máy lọc giá rẻ bạn nên tham khảo để làm sạch nước cho bể cá Neon nhỏ:
Máy lọc trong hồ mini RS 602
– Giá bán: 103 nghìn vnđ (đã giảm giá 14%)
– Công suất: 300 lít/h (3W)
– Thích hợp cho bể: 40 – 60L

Xem thêm

Nếu quan tâm và ghi nhớ những điều trên thì việc phòng bệnh, chữa trị hay chăm sóc cho đàn Neon của bạn khỏi loại bệnh này sẽ dễ hơn rất nhiều. Chúc bạn thành công!

Các từ khóa liên quan nhiều bạn hay tìm kiếm:

  • Cá cảnh bị bệnh
  • Cá neon bị nấm
  • Cá neon bị bệnh đốm trắng
  • Cách trị bệnh trên cá neon

Mai Trần
Chuyên mục: Cá Cảnh
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.