X

Các bệnh ở trâu bò, cách phòng và chữa bệnh

Trâu bò thường bị bệnh gì và làm sao để chữa bệnh? Bài viết này tổng hợp những căn bệnh phổ biến ở trâu bò, tìm nguyên nhân gây bệnh để phòng chống và giới thiệu các phương pháp chữa bệnh cho trâu bò, giúp gia súc của bà con luôn mạnh khỏe và cho năng suất cao.

  1. Bệnh gạo bò
  2. Bệnh sán lá gan trâu, bò
  3. Bệnh tiên mao trùng trên trâu bò
  4. Hội chứng bệnh sốt sữa
  5. Bệnh viêm vú ở bò sữa
  6. Bệnh viêm màng phổi ở Bò
  7. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò
  8. Bệnh thương hàn của bê non
  9. Bệnh sán lá gan trâu, bò
  10. Bệnh lê dạng trùng ở trâu bò 

Bệnh gạo bò

1. Căn bệnh và ký chủ:

Do ấu trùng Cysticercus bovis gây ra , ký sinh ở bò, trâu. Hình thái ấu trùng Cysticercus bovis có hình hạt gạo kích thước 3 – 5,5 mm x 4 – 9 mm màu trắng hay vàng nhạt. Trong có nước trong suốt, một đầu sán bám màng trong. Đầu sán có 4 giác bám, đỉnh đầu không có móc.

Sán trưởng thành Taenia saginata dài 4-10 mét đầu lớn hơn cổ hơi tròn, đỉnh đầu không có móc, có 4 giác bám hình ellip. Đốt thành thục chiều ngang lớn hơn chiều dọc, buồng trứng phân làm 2 nhánh. Đốt già chiều dọc lớn hơn chiều ngang, mỗi đốt sán có 124.000 trứng.
Trong một năm mỗi sán để được 594.000.000 trứng. Trứng sán hơi tròn, vỏ dầy, 30-40 x 20-30mm trong có thai 6 móc.
2. Vòng đời:
Đốt sán chửa rụng một hoặc nhiều (27 đốt) theo phân người, đốt sán vỡ và khuếch tán trứng ra xung quanh, bò ăn phải trứng sán trong thức ăn, nước uống trên bãi cỏ, vào đường tiêu hóa, trứng bị phân giải, thai 6 móc nở ra chui vào mạch máu niêm mạc ruột, tuần hoàn theo máu về tim, lưỡi, cổ đùi và các bộ phận khác thành ấu sán (Cysticercus bovis), phát triển chậm qua 3 – 6 tháng thành gạo. Khi người ăn thịt bò có gạo còn sống, nhờ dịch tiêu hóa màng bọc bị phân giải, đầu sán nhô ra bám vào đoạn trên của ruột non. Hoàn thành vòng đời khoảng 3 tháng. Sán trưởng thành mỗi ngày dài thêm 8-9 đốt.
3. Dịch tễ học:
Ở Việt Nam, tình hình nhiễm tùy theo khu vực, nơi nuôi nhiều bò, hay ăn thịt bò tái có tỷ lệ cao. Một số vùng núi ít nuôi bò thì ít thấy bệnh.
Vật ký chủ trung gian nhiễm gạo không những ở bò mà còn ở trâu, dê, cừu, hươu.
Hình thức nhiễm bệnh: Người mắc sán dây bò do ăn thịt chưa chín, còn bò mắc gạo do ăn phải đốt sán ở người thải ra.
4 . Triệu chứng:
Giai đoạn đầu, triệu chứng tương đối rõ; bò, bê, lần đầu nhiễm gạo thì thân nhiệt cao 40-41oC, rõ nhất ở mấy ngày đầu, triệu chứng cũng điển hình, gầy yếu, ỉa chảy nặng, vào ngày 4 – 5 ỉa chảy giảm đi, ăn ít hay nằm, ngừng nhai lại. Dạ cỏ chướng hơi, cơ lưng, con vật đau, niêm mạc nhợt khô, kết mạc hơi vàng, nhịp thở và tim tăng, sau 6 -12 ngày con vật khôi phục sức khỏe, các triệu chứng giảm đi, có trường hợp con vật chết, thường vào ngày thứ 7 thân nhiệt hạ thấp từ 40oC xuống 34oC, thường chết vào ngày thứ 8. Nếu con vật sống qua giai đoạn trên thì triệu chứng biểu hiện không rõ nữa, nhìn ngoài vẫn khỏe bệnh ở thể mạn tính.
5. Bệnh tích:
Mổ khám xác chết con vật bị cấp tính thấy nhiều điểm tụ huyết ở tổ chức dưới da cơ hàm, cơ bụng, cơ liên sườn, tim, có nhiều điểm tụ huyết trong xoang bụng có nước lẫn máu, dạ cỏ viêm cata, niêm mạc ruột non xuất huyết và viêm nặng, màng treo ruột, màng bụng, lách đều có nhiều vệt tụ huyết, hạch màng treo ruột sưng to trong có nước, bổ đôi hạch có màu hơi đỏ, xung huyết mạch máu não.
6. Chẩn đoán:
Chẩn đoán khi con vật còn sống tương đối khó, thời kỳ đầu cần theo dõi triệu chứng lâm sàng và tìm hiểu lịch sử bệnh. Khi đã thành gạo ở cơ thể, khó chẩn đoán chính xác.
7. Phòng trị:
Bệnh gạo heo và gạo bò là bệnh chung ở người và gia súc, phải kết hợp chặt chẽ giữa thú y và y tế, áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp:
– Xây dựng củng cố và thực hiện nghiêm túc qui định kiểm nghiệm thịt.
– Để bảo vệ sức khỏe con người, phòng cho người không nhiễm sán heo, sán bò.
– Nếu thấy gạo tùy mức độ nặng nhẹ mà xử lý: trên 40cm2 mà có trên 3 hạt gạo thì thịt phải hủy, chế biến thức ăn cho gia cầm. Nếu 40cm2 chỉ có 3 hạt gạo thì xử lý qua 3 phương pháp:
–   Luộc chín ở nhiệt độ 60-75oC, toàn bộ ấu trùng chết, thịt phải cắt mỏng thành miếng 2 kg dầy 6cm đun trong 2 giờ.
–  Ướp muối từ 10-15oC, gạo bò ướp 10-12 ngày, gạo heo 15 ngày.
–   Đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh cho người và gia súc bao gồm:
  • Xây dựng tốt hố xí 2 ngăn, ngăn ngừa bò heo ăn phân người.
  • Không được nuôi thả rong nhất là heo.
  • Nâng cao ý thức vệ sinh của người dân, qua đó tự giác không ăn thịt sống, tái chín, đi tiêu xong phải rửa tay sạch sẽ.

Bệnh sán lá gan trâu, bò

Bệnh sán lá gan là một bệnh gây ra bởi 2 loài sán có tên là Fasciolagigantica và Fasciola heptica ký sinh ở gan, mật và gây tác hại ở trâu bò, dê, cừu. Bệnh ở khắp nơi trên thế giới.
Hiện nay bệnh sán lá gan là một bệnh xảy ra khá phổ biến ở trâu, bò, bệnh thưởng ở thể mãn tính chỉ làm cho con vật gầy yếu, chậm lớn mà không gây ốm cấp tính hoặc làm con vật quỵ ngã ngay, chính vì vậy người chăn nuôi thường khống phát hiện được bệnh từ đó ít quan tâm đến việc phòng bệnh. Chúng tôi xin giới thiệu về nguyên nhân, triệu chúng và các biện pháp phòng bệnh để người chăn nuôi quan tâm, chủ động phòng bệnh.
Bệnh sán lá gan là một bệnh gây ra bởi 2 loài sán có tên là Fasciolagigantica và Fasciola heptica ký sinh ở gan, mật và gây tác hại ở trâu bò, dê cừu. Bệnh ở khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta, bệnh được phát hiện khắp các tỉnh phía Bắc đến Nam. Tỷ lệ trâu bò nhiễm bệnh ở miền núi khoảng 30 – 35 %, vùng đồng bằng và trâu bò khoảng 40 – 70 %.
Khác với một số ký sinh trùng khác vòng đời của sán lá gan có các giai đoạn như sau: Sán lá trưởng thành sống trong các ống dẫn mật và túi mật của gan, đẻ trứng ở đó. Trứng theo ống dẫn mật về ruột rồi thải ra ngoài theo phân. Trứng gặp các điều kiện thuận lợi như thời tiết nóng, ẩm sẽ trở thành mao ấu di chuyển được trong nước ao hồ. Mao ấu tìm và chui vào cơ thể ký chủ trung gian đó là loài ốc có phổi sống phỏ biến ở hồ ao, ruộng trũng. Mao ấu phát triển thành bào ấu, vĩ ấu và chui ra khỏi ốc. Vì ấu ra ngoài tự nhiên, rụng đuôi, biến thành “kén” tức là ấu trùng cảm nhiễm. Từ trứng thành bào ấu cần khoảng 3 tháng để phát triển. Bào ấu trôi nổi trên mặt nước rồi bám vào cỏ, các loài cây thủy sinh. trâu bò ăn phải thức ăn và nước uống có kén, sẽ thành sán lá gan. Vào cơ thể ký chủ kén nở thành sán non và đi ngược theo ống dẫn mật về mật và gan, ở lại đó phát triển thành giai đoạn trưởng thành mất khoảng 3 tháng.
Về dịch tễ học

Bệnh sán lá gan là bệnh chung của hầu hết các loài thú đặc biệt là loài nhai lại, kể cả người. Trâu bò bị nhiễm bệnh nặng hơn và ở tất cả các lứa tuổi. Bê nghé non bị bội nhiễm sẽ phát bệnh ở thể cấp tỉnh. Trong điều kiện sinh thái ở nước ta, đàn trâu bò thường bị nhiễm sán lá gan quanh năm. Bởi vì thời tiết ấm áp và ẩm ướt trên mặt đất làm cho ốc ký chủ phát triển mạnh từ đó lảm môi giới truyền bào ấu cho trâu bò suốt 12 tháng trong năm. Nhìn chung tất cả các trâu bò nhập nội đều mắc bệnh sán lá gan, kể cả bò sữa. Trâu bò nhiễm sán khi gặp điều kiện không thuận lợi vào vụ đông và đầu vụ xuân (làm việc nặng, thời tiêt lạnh, thiếu thức ăn xanh) sẽ phát bệnh hàng loạt rồi chết, đôi khi tưởng lả một bệnh truyền nhiễm.

Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh sán lá gan, khi trâu, bò bị bệnh thấy con vật gầy còm, suy nhược thiếu máu, ỉa chảy kéo dài nhưng đôi khi lại thấy con vật ỉa táo làm cho con vật mất dần khả năng lao tác và sinh sản. Nếu trâu, bò bị bệnh ở thể cấp tính thấy con vật bỏ ăn, đầy chướng dạ cỏ sau đó ỉa chảy dữ dội, phân lỏng xám có mùi tanh, niêm mạc nhợt nhạt nhất là ở niêm mạc mắt, miệng, hậu môn. trương hợp bệnh nặng, chỉ vài ngày sau súc vật bệnh nằm bệt không đi lại được và có thể chết trong trường hợp mất nước, rối loạn điện giải và kiệt sức. Hiện tượng này thường xảy ra ở bê nghé non dưới 6 tháng tuổi. Khi trâu bò nhiễm sán gây ỉa chảy cũng sẽ bị kế phát bệnh khác nhất là bệnh truyền nhiễm. Trong thực tế các trường hợp kế phát xảy ra nhiều, khi mổ trâu bò chết mới phát hiện trâu bò bị nhiễm sán lá gan quá nặng.
Để chẩn đoán bệnh sán lá gan cần căn cứ vào các triệu chứng điển hình như ỉa chảy kéo dài, con vật gầy yếu, nuôi chậm lớn. trường hợp cả vùng bị nhiều nhất là ở các khu vực có nhiều mương máng, ao hồ thì có thể lấy mẫu phân để tìm trứng sán (biện pháp này cũng đơn giản không quá cầu kỳ như các bệnh ký sinh trùng đường máu).
Điều trị bệnh sán lá gan 

Hiện nay thường dùng một số thuốc thông thường nhưng cũng có hiệu quả cao đó là:

– Phác đồ 1: Dùng Dertyl B với liều 6 – 8 mg/kg thể trọng. Thực tế dùng viên Dertyl B của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y Hanvet thì dùng 1 viên (viên nén tròn có màu hồng) tẩy cho 50 kg thể trọng. Cho trâu bò uống vào buổi sáng là tốt nhất, uống xong có thể cho trâu bò đi chăn thả bình thường.
– Phác đồ 2: Dùng thuốc Benvet 600 của Công ty TNHH Thú y xanh Việt Nam, viên nén bầu dục có màu trắng tẩy 1 viên cho 60 kg thể trọng. Cho uống vào buổi sáng sớm trước khi cho trâu bò đi chăn thả.
Hai loại thuốc trên còn dùng để phòng định kỳ hàng năm cho trâu bò, thuốc sử dụng an toàn có hiệu quả phòng trị bệnh cao.
Để phòng bệnh sán lá gan cần thực hiện 4 quy trình như sau:
– Định kỳ tẩy sán bằng một trong hai loại thuốc trên với 1 – 2 lần/ năm.
– Ủ phân để diệt mầm bệnh và trứng sán
– Diệt ký chủ trung gian dó là các loài ốc bằng biện pháp có thể phun Sunphats đồng (CuSO4) nồng độ 3 – 4 % lên bãi cỏ, cây thủy sinh.
– Nâng cao sức đề kháng cho trâu bò bằng chăm sóc nuôi dưỡng tốt, cho trâu bò ăn uống đầy đủ.

Bệnh tiên mao trùng trên trâu bò

Bệnh do một loại tiên mao trùng có tên khoa học là Trypanosoma evansi, sống ký sinh trong máu của trâu, bò gây ra. Bệnh nhiễm qua đường máu do các loại ruồi hút máu từ trâu, bò bệnh rồi hút máu trâu, bò khỏe và truyền bệnh cho chúng. Ngoài ra bệnh có thể lây la qua tiêu hóa, đường phân,… Bệnh tiên mao trùng thường phát sinh và lây lan mạnh trong mùa hè và mùa thu.
Tiên mao trùng ký sinh trong máu hút chất dinh dưỡng và tiết ra độc tố gây sốt cao, sốt cách đợt theo sự xuất hiện tiên mao trùng trong máu. Độc tố Trypanoxin hủy hoại hồng cầu và ức chế cơ quan tạo máu, độc tố còn gây viêm ruột tiêu chảy. Bệnh tiên mao trùng trên trâu bò có thể nhiễm ở mọi lứa tuổi.
1. Triệu chứng: Trâu bò mắc bệnh có hai dạng:
+ Dạng cấp tính: trâu, bò sốt cao 41 – 41,7 độ C và sốt giai đoạn; các triệu chứng thần kinh rõ rệt như ngã quỵ, kêu rống, đi vòng tròn,… Trâu, bò bệnh sẽ chết sau 7 –15 ngày.
+ Dạng mãn tính: thể hiện các triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn và bệnh kéo dài 1-2 tháng, con vật ngày càng gầy, da khô mốc. Sức khỏe suy yếu dần, kém ăn, kém nhai lại, đi phân táo có lẫn máu hoặc đi tháo lỏng mùi thối khắm. Có khi con vật đi ỉa ra cả màng ruột, nát từng đoạn.
Niêm mạc mắt tụ máu màu đỏ tía, đôi khi có chấm máu, chảy nước mắt và mắt có nhiều dử đặc như keo. Có khi mắt sưng húp, sau 2 – 7 ngày mắt đỡ sưng. Niêm mạc mắt trở nên vàng nhạt hay sẫm. Các niêm mạc miệng, âm đạo cũng vàng. Thường thấy có thủy thũng ở hầu, ức, nách, chân, háng. Trường hợp bệnh nặng, con vật đột ngột sốt cao, bụng trướng to rồi lăn ra chết.
Khi mổ khám, thấy máu rất loãng, màu hồng. Trong lồng ngực, xoang bụng, bao tim có nước màu vàng da cam. Những chỗ thủy thủng chứa chất nhầy như keo.             Thịt nhão, mỡ lầy nhầy màu vàng thẫm. Tim, phổi, lách đều sưng và tụ máu. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, ruột non, ruột già đều bị xuất huyết, tím bầm.
2. Phòng và trị bệnh:
– Phòng chống côn trùng hút máu và truyền bệnh: Chuồng có mành che chống ruồi mộng. Phát quang bờ bụi, lấp vũng nước, cống rãnh quanh chuồng và bãi chăn để côn trùng không thể cư trú và phát triển được.
– Chăm sóc quản lý đàn tốt, dọn phân, rác trong chuồng và xung quanh chuồng, lắp hố nước động,… Để không cho động vật môi giới truyền bệnh.
Kiểm tra máu trâu, bò định kỳ 6 tháng/lần ở những vùng có bệnh để phát hiện trâu, bò bệnh và mang trùng, điều trị kịp thời, hạn chế việc lây lan bệnh.
– Ở những vùng trâu, bò bị nhiễm tiên mao trùng với tỷ lệ cao (10 – 15% so với toàn đàn) thì dùng Afidin hoặc Trypamidium tiêm phòng nhiễm cho đàn trâu, bò vào hai thời điểm: tháng 4 –5 (khi ruồi, mòng phát triển mạnh) và tháng 9 –10 (cần chú ý trước khi thời tiết chuyển sang mùa đông, sức đề kháng của trâu, bò giảm và bệnh dễ phát sinh).

Hội chứng bệnh sốt sữa

1. Nguyên nhân:

Sau khi đẻ heo nái tê liệt nằm một chỗ, vắt không ra sữa. Bệnh có thể do sót nhau, viêm vú, viêm tử cung hoặc do nái thiếu Canxi, năng lượng, thiếu Vitamin C.

2. Triệu chứng:
Sau khi đẻ 4 – 5 ngày, đột nhiên heo nái bỏ ăn, đi lại không vững, té ngã hoặc nằm mắt lim dim. Heo bị tê liệt ở một vài vùng thân, bắp thịt giật, hai chân sau cứng. Heo mê man. lưỡi thè ra ngoài, mũi khô, da tái, bốn chân lạnh, thân nhiệt hạ dưới mức bình thường. Vú căng nhưng vắt không ra sữa.
3. Phòng bệnh:
Khẩu phần nái giai đoạn mang thai phải cân đối đạm khoáng và vitamin, do đó cần bổ sung vào khẩu phần :
– Embavit No6: 1kg/400kg thức ăn
– Calphovit : 100g/100kg thức ăn
– Biotin H –AD 50g/100 kgthức ăn
Kết hợp tiêm Vimekat 20ml/nái giai đoạn mang thai và Poly AD 5ml/nái vào 14 ngày trước khi đẻ.
4. Điều trị:
Tìm đúng nguyên nhân để điều trị:
– Nếu do sót nhau: Tiêm Oxytocin liều 3 ml/ nái, tiêm nhắc lại 2 – 3 giờ /lần vào bắp thịt hay dưới da, sau đó tiêm Marbovitryl 1ml/10kg thể trọng để phòng nhiễm trùng.
– Nếu viêm tử cung ra nước nhờn mùi hôi thối: thì thụt rửa tử cung bằng dung dịch nước muối hoặc thuốc tím, sau đó tiêm các loại kháng sinh như Vime-sone, Marbovitryl kết hợp kháng viêm Ketovet.
– Nếu thiếu Canxi: thì tiêm tĩnh mạch Vime-Calamin 1ml/2kg trọng lượng

Bệnh viêm vú ở bò sữa

Trong chăn nuôi bò sữa, bệnh viêm vú hiện nay xảy ra khá phổ biến gây thiệt hại không nhỏ về năng suất, chất lượng sữa, hơn nữa khi để bệnh kéo dài không điều trị kịp thời bò sữa sẽ nhanh bị loại thải.
Về nguyên nhân gây bệnh là rất  nhiều song chủ yếu có mấy nguyên nhân chính như do sự xâm nhập của vi khuẩn từ ngoài vào hay sự bội sinh và độc lực quá mạnh của tập đoàn vi khuẩn có sẵn trong tuyến sữa, bể sữa, ống dẫn sữa. Do vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng kém, đặc biệt khi khai thác sữa  không đảm bảo vệ sinh.
Bò bị viêm vú ở nhiều thể khác nhau, thể viêm vú ca ta, thể viêm vú thanh dịch, thể viêm vú Fibrin, viêm vú thể có mủ, mỗi thể viêm này đều có triêu chứng và phương pháp  phòng tri khác nhau.
Bò bị viêm vú thể thanh dịch thường có biểu hiện lá vú bị viêm lớn lên về thể tích và có hiện tượng xung huyết, sờ vào có cảm giác nóng, ấn mạnh gia súc biểu hiện đau đớn, sữa loãng, trong sữa lẫn nhiều những lợn cợn những tế bào biểu mô và các cục sữa đông vón, lượng sữa giảm rõ rệt, bề ngoài gia súc biểu hiện trạng thái mệt mỏi, thân nhiệt hơi tăng. Bệnh viêm vú thể thanh dịch có thể được chữa khỏi trong vòng 5-7 ngày nếu nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, điều trị kịp thời, nếu không bệnh chuyển sang thể viêm khác nặng hơn
Viêm vú ở thể cata thường thấy đầu tiên lá vú bị viêm có hiện tượng xung huyết, phù nề, thể tích tuyến vú tăng lên, sờ vào có cảm giác nóng đôi khi sờ được những cục sữa đông. Khi vắt sữa thì những tia sữa đầu chứa rất nhiều những cục sữa đông vón càng về sau số lượng những cục lợn cợn đông vón càng ít đi và những tia sữa cuối cùng sữa gần như bình thường.
Nếu bệnh viêm vú Cata mủ cấp tính thì thấy niêm mạc bể sữa vàng ống dẫn sữa bị sung huyết, phù thũng, các tế bào bị phân giải thoái hóa, đôi khi xuất hiện trạng thái xuất huyết, trong nang sữa và ống dẫn sữa chứa đầy hỗn hợp các thành phần hữu hình của máu, mủ và tổ chức tế bào chết, từng đám nang sữa bi phân hủy. Thể tích tuyến vú tăng cao, da lá vú có mầu hồng biểu hiện trạng thái xung huyết, sờ vào lá vú bị viêm có cảm giác nóng cục bộ rõ rệt, con vật có phản xạ đau đớn, sữa loãng, vị đắng, trong sữa chứa nhiều cục sữa đông vón và một ít máu. Trường hợp viêm vú Cata mủ mãn tính thấy biểu hiện triệu chứng không điển hình cả ở cục bộ và toàn thân. Biểu hiện dễ nhận thấy là sữa màu vàng lẫn mủ và những mảnh tổ chức bị phân giải đôi khi gặp trường hợp các tế bào tuyến sữa bị phân giải dần dần gây lên tình trạng teo lá vú và các tổ chức liên kết tăng sinh.
Trường hợp bệnh viêm vú thể áp xe trong lá vú xuất hiện nhiều bọc áp xe to nhỏ khác nhau ở những vị chí khác nhau có thể nằm ngay ở dưới da lá vú hoặc nằm sâu trong tuyến sữa. Có trường hợp một bọc áp xe nằm ngay ở dưới da, lúc đầu các bọc áp xe còn nhỏ làm cho nhiệt độ của lá vú tăng cao, dần dần bọc mủ phát triển to lên và nổi rõ ở dưới da sau đó tạo thành lỗ dò và tự vỡ ra để mủ tự thoát ra ngoài. Trường hợp một bọc áp xe nằm sâu trong lá vú, làm cho thân nhiệt tăng cao, gia súc đi lại khó khăn. Khi sờ vào lá vú có cảm giác rất căng, thể tích lá vú tăng cao. Nếu lỗ dò của các bọc mủ ở sâu trong tuyến vú thông với ống dẫn sữa thì khi vắt sữa tuyến vú thải ra một hỗn hợp bao gồm sữa, mủ, máu, nếu trong tuyến vú có nhiều bọc áp xe lớn thường dẫn đến trạng thái nhiễm trùng, huyết nhiễm mủ.
Biện pháp phòng trị đối với bệnh viêm vú: ở bất kỳ thể viêm vú nào cũng phải chú ý đến hộ lý kết hợp với việc dùng thuốc. Cách ly gia súc ốm, giảm thức ăn nhiều nhựa nhiều nước và thức ăn có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhằm giảm quá trình tạo và tiết sữa. Tăng cường số lần vắt sữa và xoa bóp bầu vú trong ngày.
Dùng thuốc có thể bơm trực tiếp các loại kháng sinh vào trong lá vú bị viêm thông qua lỗ đàu vú sau khi đã vắt kiệt sữa. Với thể viêm này ca ta, viêm thanh dịch  phải kết hợp điều trị cục bộ và toàn thân dồng thời tăng cường trợ sức trợ lực và giải độc cho con vật.
Trường hợp viêm vú có mủ, dùng các dung dịch sát trùng ở nồng độ thích hợp bơm vào trong lá vú thông qua lỗ đầu vú bằng kim thông vú, xoa nhẹ để 10 -15 phút sau đó vắt kiệt thuốc và dich rỉ viêm ra sau đó tráng lại bằng nước sinh lý, vắt kiệt ra rồi bơm kháng sinh vào với thể viêm này tránh không chườm nóng vì nó sẽ tăng cường lưu thông huyết quản đưa vi khuẩn đến các nơi khác trong cơ thể.
Viêm vú thể áp xe trong quá trình điều trị không nên xoa bóp tuyến vú, thời gian đầu có thể chườm nóng hoặc áp parafin, xoa các loại cao tiêu viêm lên lá vú bị viêm, đối với các ổ áp xe ở ngay dưới lá vú thì dùng phương pháp ngoại khoa điều trị tránh hiện tượng hình thành lỗ dò. Đối với trường hợp ổ mủ nằm sâu trong tuyến vú dùng kim dài chọc thẳng vào ổ mủ, hút hết mủ ra ngoài. Nếu mủ quá đặc thì dùng dung dịch Bicacbonat Natri5% 20-50ml bơm vào ổ mủ, xoa nhẹ để cho máu mủ chảy hết ra ngoài. Dùng các dung dịch sát trùng như Rivanol 0.1%, thuốc tím 0.1% rửa sạch ổ mủ, rồi bơm kháng sinh vào. Để điều trị có kết quả thể viêm này cần kết hợp điều trị cục bộ và toàn thân, tăng cường trợ sức, trợ lực và giải độc cho con vật.
Một số loại kháng sinh dùng điều trị viêm vú có hiệu quả như dùng thuốc mỡ Mastitis hoặc Mastico để bơm trực tiếp vào núm vú. Dùng Etrommycine, Kanamycin, Penicillin điều trị toàn thân.
Phòng bênh viêm vú nên chú ý ngay từ khi mua bò, cần chọn bò có hình dạng bầu vú đẹp núm vú đều cân đối. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vắt sữa, vệ sinh toàn bộ khu vực chăn nuôi, bò vắt sữa, người tham  gia vắt sữa. Thường xuyên tẩy uế, vệ sinh chuồng trại hạn chế bò bị nhiễm khuẩn.
Tiêm phòng vác xin viêm vú loại Hipramastivac, tiêm khi bò đang khai thác sữa, tốt nhất tiêm cho bò trước khi đẻ 2 tháng. Sau 1 tháng tiêm nhắc lại lần 2, tiêm lần 3 cách lần 1 là 6 tháng, sau đó cứ 6 tháng tiêm nhắc lại cho bò 1 lần, như vây bò có miễm dịch về bệnh viêm vú.

Bệnh viêm màng phổi ở Bò

1. Triệu chứng:

Bò là loài nhiễm tự nhiên với bệnh viêm màng phổi truyền nhiễm (CBPP). Trong ổ dịch có 33% gia súc có triệu chứng, 46% nhiễm nhưng không có triệu chứng, 21% đề kháng. Bò nhạy cảm thường phát thành triệu chứng sau 3 – 6 tuần phơi nhiễm, nhưng với bò nhạy cảm cao triệu chứng phát triển trong vòng 10 – 14 ngày.

Có 3 thể bệnh. Thể phổ biến nhất và thường đưa đến tử vong là thể bệnh tích, gia súc còn sống sót cũng gầy sút. Thân nhiệt gia súc nhiễm trùng đột ngột tăng cao, bỏ ăn, lượng sữa giảm ở bò cho sữa. Bò thở nhanh và sâu, sau đó bò ho thường xuyên, cuối cùng là ho khô, có dịch mủ. Quá trình diễn tiến bệnh là bò tỏ vẻ đau đớn khi hít vào và thở ra. Tư thế điển hình của bệnh thể hiện qua: Đầu cúi thấp hơn, lưng cong hình vòm, các điểm khớp khuỷu dạng xa để giãn rộng lồng ngực, mồm há to để dễ thở.

2. Chẩn đoán, phân biệt:
Các bệnh viêm phổi do vi khuẩn khác, thí dụ tụ huyết trùng: Viêm phổi do thuốc xông; nhiễm sán lá mãn; chấn thương ngoại tâm mạc; viêm phổi kẽ không điển hình.
3. Bệnh tích:
Viêm dính phổi màng phổi, có sợi tơ huyết (fibrin): Lượng lớn dịch tiết màu vàng hay đục trong xoang ngực đông (có khi đến 30 lít) hình thành các khối tơ huyết to. Màng phổi dầy và viêm sưng với các sợi tơ. Phù nề ứ dịch giữa các tiểu thùy, hiện tượng hoa vân xuất hiện do sự gan hóa, mảnh mục rữa với các mô hoại tử màu nâu xung quanh các ổ xơ.
4. Phòng bệnh:
Tránh các yếu tố stress cho gia súc: Quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng tốt (khi thời tiết quá khô nóng thì che chắn cho bò hoặc tìm chỗ trú có bóng mát), không thay đổi khẩu phần quá đột ngột, bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần nhất là bò lấy sữa. Bổ sung Premix vitamin, khoáng để tăng cường sức khoẻ cho bò, tránh thiếu chất, có thể sử dụng bánh đá liếm, bột Premix qua ủ chua, kiềm hóa thức ăn thô xanh, thô khô. Chú ý chăn nuôi an toàn sinh học: Cách ly gia súc với nguồn lây truyền bệnh, tránh khách thăm viếng, tham quan, tránh mượn dụng cụ, xe cộ ở các trại chăn nuôi khác. Thực hiện tiêu độc sát trùng chuồng trại triệt để: Bố trí hố tiêu độc ở mỗi cửa chuồng trại (bằng vôi bột hoặc dung dịch thuốc sát trùng). Định kỳ tiêu độc: Khi có nguy cơ dịch tiêu độc mỗi ngày 1 lần (liên tục 3 – 7 ngày), bình thường định kỳ tiêu độc mỗi tuần hoặc 2 – 3 – 4 tuần /lần.
Thuốc sử dụng: Vime- Protex pha 100ml/ 20 lít nước (phun khi chuồng không có gia súc hoặc lối đi, xung quanh trại). Vime-lodine pha 75ml/ 20 lít nước phun trong chuồng cả khi có gia súc. Vimekon pha 100 ml /20 lít nước phun trong chuồng cả khi có gia súc.
Tiêm phòng: Bố trí tiêm phòng các loại bệnh đã có vacxin: Tụ huyết trùng trâu bò (do Cty Thuốc thú y TW 2 sản xuất): Tiêm lần đầu cho bò trên 4 tháng tuổi, nên lập lại liều thứ 2 sau đó 4 tuần để tăng cường miễn dịch, tái chủng mỗi 6 tháng /lần. Vacxin CBPP: chỉ có ở những nước có dịch địa phương CBPP. Chú ý kiểm tra ký sinh trùng (nội, ngoại ký sinh) bằng cách bố trí tẩy giun sán định kỳ chặt chẽ.
5. Điều trị:
Mycoplasma mycoides mycoides (SC-type) nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh: Streptomycin e , Oxytetracyclin e , Chloramphenicol. Tuy nhiên liệu pháp kháng sinh chỉ làm cắt ngang đến làm chậm quá trình bệnh hoặc có thể ngay cả trong các trường hợp hình thành mảnh xương mục (trong những trường hợp gia súc bị bệnh mãn tính hoặc là vật mang trùng vi sinh vật).
Không sử dụng kháng sinh nhóm Beta – lactam:
– Kháng sinh: Vime-Sone: 1ml/10kg thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 3 – 5 ngày; hoặc Vimefloro FDP: 1ml/10 kg thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 3 – 5 ngày hoặc Vimespiro FSP: 1 ml/10 kg thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 3 – 5 ngày.
– Trị triệu chứng, kháng việm; Vime- Liptyl; 1 ml/10 – 12 kg thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 3 – 5 ngày.
–  Ketovet: 1 ml/16 – 25 kg thể trọng ngày 1 lần, liên tục 3 – 5 ngày (hạn chế với bò có thai)
– Thuốc trợ sức: Vime – Canlamin: 1 ml/ 10 kg thể trọng hoặc Vimekat: 1ml/10 kg thể trọng (5 ngày 1 lần).

Bệnh tụ huyết trùng trâu bò

1. Nguyên nhân: Do cầu trực khuẩn Pasteurella boviseptica gây bệnh trên bò, Pasteurella bubaliseptica gây bệnh cho trâu.

2. Sức đề kháng của vi khuẩn 

– Vi khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi sức nóng, ánh sáng, các thuốc sát trùng như: NOVA-MC.A30, NOVASEPT, NOVADINE, formol 1%,… vi khuẩn sống khá lâu trong đất ẩm. Trong nền chuồng, đồng cỏ chăn thả, đất ẩm ướt thì vi khuẩn có thể sống được hàng tháng.

3. Phương thức truyền lây

– Lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa, qua thức ăn, nước uống. Ngoài ra vi khuẩn còn xâm nhập dễ dàng nếu niêm mạc có vết thương. Vi khuẩn cũng xâm nhập qua đường hô hấp nhất là đường hô hấp trên.

– Loài mắc bệnh: Trâu mắc bệnh mạnh hơn bò. Trâu bò non từ  6 tháng đến 2-3 năm tuổi thì cảm thụ mạnh hơn trâu bò già. Bệnh của trâu bò có thể lây qua cho heo, gà và ngược lại.

4. Triệu chứng: 

Có 3 thể bệnh tụ huyết trùng:

4.1. Thể quá cấp tính 

– Gia súc thường chết nhanh, kèm theo sốt cao và triệu chứng thần kinh như vật trở nên hung dữ, điên và hút đầu vào tường, hoặc giãi dụa, run rẩy… nặng thì lăn ra chết, lúc đang ăn thì bỏ chạy như điên và ngã xuống tự lịm đi và chết. Thể này thường xảy ra ở gia súc non từ 6-18 tháng tuổi.

4.2. Thể cấp tính:

Thời gian nung bệnh ngắn từ 1-3 ngày.

– Thú không nhai lại, bức rứt khó chịu, sốt cao 40-420C. Niêm mạc mắt mũi ửng đỏ, con vật chảy nước mắt, nước mũi, nước dãi.

+ Trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan hô hấp: Phổi tụ máu, viêm màng phổi, viêm ngoại tâm mạc, viêm phế quản, con vật ho khan nho nhỏ, nước mũi đặc, khó thở.

+ Trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa: Viêm ruột cấp tính, lúc đầu đi táo bón sau đi tiêu chảy có máu. Bụng chướng hơi.

+ Trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào hạch lâm ba: Có triệu chứng viêm hạch lâm ba, hạch hầu, hạch dưới hàm, hạch sưng to, chỗ sưng nóng đau, ấn tay vào chổ sưng có vết lõm và giữ nguyên dấu tay, không trở lại bình thường.

– Thú sưng hầu, khó thở, dang hai chân để thở, các hạch sưng to, tiểu ra máu, có thể chết do ngạt thở.

– Bệnh phát triển nhanh từ 3 giờ đến 3-5 ngày thú có thể chết. Trâu chết nhanh hơn bò. Trâu tỷ lệ chết là 90-95 %, bò khoảng 5-10 %.

4.3. Thể mãn tính

Bệnh có thể kéo dài đến cuối ổ dịch, vật cũng có thể còn viêm ruột tiêu chảy, viêm phổi ho từng cơn. Bệnh tiến triển từ vài tuần đến vài tháng. Con vật có thể khỏi bệnh nếu được chăm sóc tốt và ngược lại sẽ yếu dần rồi chết.

5. Bệnh tích

– Tụ máu ở cơ quan phủ tạng, các tổ chức liên kết dưới da xuất huyết lấm tấm, thịt nhão.

– Gan và thận bị viêm, màng phổi xuất huyết lốm đốm, dày lên và dính vào thành mạch ngực.

– Phổi bị viêm bị gan hóa từ thùy trước đến 1/3 thùy sau của phổi.

6. Phòng và trị bệnh

6.1. Phòng bệnh

– Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, vệ sinh thức ăn nước uống, quản lý đàn hợp lý. Định kỳ tiêu độc chuồng trại bằng các loại thuốc sát trùng của ANOVA như: NOVACIDE, NOVASEPT, NOVADINE, NOVA-MC.A30.

– Chăm sóc dinh dưỡng cho thú tốt, thường xuyên bổ sung vào thức ăn tinh cho bò sản phẩm NOVA-DAIRY MIX hoặc NOVA-ADE B.COMPLEX hoặc định kỳ tiêm NOVA-B.COMPLEX (1-2 tuần tiêm một lần).

– Phòng bệnh bằng vaccin tụ huyết trùng trâu bò (1 năm tiêm 2 lần).

– Trường hợp không muốn dùng vaccin, bà con có thể dùng một trong các chế phẩm kháng sinh sau của công ty ANOVA để phòng bệnh vào thời điểm giao mùa, bằng cách 2 tuần cho dùng 1 đợt thuốc trong 2-3 ngày.

+ NOVA-BACTRIM 48 %: 1g/1,5 kg thức ăn tinh.

+ NOVA-TRIMOXIN: 1,5g/ kg thức ăn tinh.

+ NOVA-THIASUL: 2g/ kg thức ăn tinh.

6.2. Trị bệnh

– Phải phát hiện kịp thời, cách ly thú bệnh. Tiến hành điều trị kịp thời. Dùng một trong các sản phẩm sau của công ty ANOVA.

+ NOVASONE: Tiêm bắp 1ml/ 12-15 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 3-4 ngày.

+ NOVA –D.O.T: Tiêm bắp 1ml/5-10 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 3-4 ngày.

+ NOVA-NORCINE: Tiêm bắp 1ml/20 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 4-5 ngày.

+ NOVA-GENTASONE 10%: Tiêm bắp 1ml/20kg thể trọng, ngày 1 lần trong 3-4 ngày.

+ NOVA-AMDECOL: Tiêm bắp 1ml/12-15 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 4-5 ngày.

+ NOVA-TETRA LA: Tiêm bắp 1ml/ 20 kg thể trọng, 2 ngày tiêm một lần.

+ TIALIN 10%: Tiêm bắp 1ml/10-12 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 4-5 ngày liên tục.

+ NOVA-DOXYCOL: Tiêm bắp 1ml/15-20 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 4-5 ngày.

+ NOVA-PEN-STREP: 1 lọ/ 80kg thể trọng, ngày tiêm 2 lần trong 4-5 ngày.

+ NOVA-PENI-STREPTO: Tiêm bắp 1ml/12kg thể trọng, ngày 1 lần trong 3-4ngày.

– Kết hợp với việc tăng cường sức kháng bệnh, giúp thú mau hồi phục bệnh, tăng hiệu quả điều trị bệnh. Dùng 1 trong các sản phẩm sau:

+ NOVASAL: Tiêm bắp 15-20ml/ con/ lần, 2 ngày tiêm một lần cho đến khi hết bệnh.

+ NOVA-C.VIT: Tiêm bắp 1ml/10 kg thể trọng, ngày 1 đến 2 lần cho đến khi hết bệnh.

+ NOVA-B.COMPLEX: Tiêm bắp 10ml/con, ngày 1 lần trong 4-5 ngày.

– Khi có triệu chứng sốt cao, khó thở dùng thêm chế phẩm trợ hô hấp, hạ sốt:

+ NOVA-ANA C: Tiêm bắp 10ml/con/lần, ngày 2 lần cho đến khi hết sốt (hoặc dùng NOVA-ANAZINE 20%).

+ NOVA-ACB.COMPLEX: 1ml/20-30 kg thể trọng, ngày 1 đến 2 lần cho đến khi hết sốt.

+ Trợ hô hấp NOVA-BROMHEXINE PLUS: Tiêm bắp 1ml/10 kg thể trọng, ngày 1 đến 2 lần cho đến khi hết sốt, khó thở.

– Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tăng cường việc sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi 2 ngày một lần trong thời gian điều trị bằng một trong các sản phẩm sau: NOVACIDE hoặc NOVASEPT hoặc NOVADINE hoặc NOVA-MC.A30.

Bệnh thương hàn của bê non

1. Nguyên nhân:

Do vi khuẩn thương hàn (Salmonella enteritidiss, S. Typhimurium, S.bublin,…) gây ra.

2. Triệu chứng:

Thời gian ủ bệnh từ 2 – 3 ngày. Ăn kém, giảm nhu động dạ cỏ, uống nước nhiều. Sốt cao 41 – 41,70C, có cơn run rẩy. Ỉa chảy dữ dội; phân lỏng màu xanh vàng hoặc xám vàng, niêm mạc ruột lầy nhầy lẫn máu, mùi tanh khắm. Vật bệnh nằm bệt, rên rỉ do đau bụng; mắt trũng, gầy hốc hác, da nhăn nheo do mất nước; thường chết sau 2 – 6 ngày.

3. Bệnh tích:
– Niêm mạc ruột phù nề, xung huyết và tróc từng mảng, gây chảy máu.
– Chùm hạch ruột sưng, bên trong tụ huyết và xuất huyết
– Thận có xuất huyết lấm tấm, lách xưng nếu như bò bị bệnh thể hiện nhiễm trùng huyết.
4. Dịch tễ học:
– Động vật bị bệnh: bò các lứa tuổi đều mắc bệnh; nhưng bê nghé non từ 2 tuần tuổi đến 2 – 3 tháng bị bệnh nặng chết với tỷ lệ cao.
– Bệnh có thể từ súc vật lây sang người và ngược lại.
– Bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hoá: do ăn uống phải vi khuẩn từ thức ăn, nước uống.
– Bệnh xảy ra quanh năm ở các cơ sở chăn nuôi có ô nhiễm mầm bệnh. Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều từ mùa hè tới mùa thu thường làm cho bê non, nghé non bị bệnh đồng loạt.
5. Điều trị:
– Điều trị sớm bệnh bằng một trong các kháng sinh sau hoặc phối hợp giữa 2 loại kháng sinh:
Enrofloxacin: 20mg/kg thể trọng bò/gnày.
Oxytetracyclin: 20 – 30mg/kg thể trọng bò/ngày.
Colistin: 20mg/kg thể trọng bò/ngày.
– Phối hợp kháng sinh với một trong các Sulfamid sau:
Bisepton: 20mg/kg thể trọng bò/ngày.
Sulfaguanidin: 30mg/kg thể trọng bò/ngày.
Sulfamerazin: 20 mg/kg thể trọng bò/ngày.
– Trợ sức: tiêm Cafein hoặc long não nước; truyền sinh lý mặn ngọt đẳng trương: 1000 – 1500ml/100kg thể trọng/ngày; tiêm Vitamin B1, VitaminC, Vitamin K.
– Sử dụng thuốc giảm nhu động ruột: tiêm  Atropin
– Hộ lý: chăm sóc tốt súc vật bệnh; giảm cho ăn chất xơ trong thời gian điều trị bệnh.
6. Phòng bệnh:
– Sử dụng vacxin nhược độc hoặc vacxin chết tiêm phòng nhiễm cho trâu bò theo định kỳ 6 tháng/ lần và cho bê non sau khi đẻ 1 – 2 tháng tuổi.
– Thực hiện vệ sinh thú y: cho bò ăn sạch; uống sạch; chuồng trại và môi trường chăn thả sạch.
– Kiểm dịch nghiêm ngặt khi xuất nhập bò.

Bệnh sán lá gan trâu, bò

Bệnh sán lá gan là một bệnh gây ra bởi 2 loài sán có tên là Fasciolagigantica và Fasciola heptica ký sinh ở gan, mật và gây tác hại ở trâu bò, dê, cừu. Bệnh ở khắp nơi trên thế giới.
Hiện nay bệnh sán lá gan là một bệnh xảy ra khá phổ biến ở trâu, bò, bệnh thưởng ở thể mãn tính chỉ làm cho con vật gầy yếu, chậm lớn mà không gây ốm cấp tính hoặc làm con vật quỵ ngã ngay, chính vì vậy người chăn nuôi thường khống phát hiện được bệnh từ đó ít quan tâm đến việc phòng bệnh. Chúng tôi xin giới thiệu về nguyên nhân, triệu chúng và các biện pháp phòng bệnh để người chăn nuôi quan tâm, chủ động phòng bệnh.
Bệnh sán lá gan là một bệnh gây ra bởi 2 loài sán có tên là Fasciolagigantica và Fasciola heptica ký sinh ở gan, mật và gây tác hại ở trâu bò, dê cừu. Bệnh ở khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta, bệnh được phát hiện khắp các tỉnh phía Bắc đến Nam. Tỷ lệ trâu bò nhiễm bệnh ở miền núi khoảng 30 – 35 %, vùng đồng bằng và trâu bò khoảng 40 – 70 %.
Khác với một số ký sinh trùng khác vòng đời của sán lá gan có các giai đoạn như sau: Sán lá trưởng thành sống trong các ống dẫn mật và túi mật của gan, đẻ trứng ở đó. Trứng theo ống dẫn mật về ruột rồi thải ra ngoài theo phân. Trứng gặp các điều kiện thuận lợi như thời tiết nóng, ẩm sẽ trở thành mao ấu di chuyển được trong nước ao hồ. Mao ấu tìm và chui vào cơ thể ký chủ trung gian đó là loài ốc có phổi sống phỏ biến ở hồ ao, ruộng trũng. Mao ấu phát triển thành bào ấu, vĩ ấu và chui ra khỏi ốc. Vì ấu ra ngoài tự nhiên, rụng đuôi, biến thành “kén” tức là ấu trùng cảm nhiễm. Từ trứng thành bào ấu cần khoảng 3 tháng để phát triển. Bào ấu trôi nổi trên mặt nước rồi bám vào cỏ, các loài cây thủy sinh. trâu bò ăn phải thức ăn và nước uống có kén, sẽ thành sán lá gan. Vào cơ thể ký chủ kén nở thành sán non và đi ngược theo ống dẫn mật về mật và gan, ở lại đó phát triển thành giai đoạn trưởng thành mất khoảng 3 tháng.
Về dịch tễ học, bệnh sán lá gan là bệnh chung của hầu hết các loài thú đặc biệt là loài nhai lại, kể cả người. Trâu bò bị nhiễm bệnh nặng hơn và ở tất cả các lứa tuổi. Bê nghé non bị bội nhiễm sẽ phát bệnh ở thể cấp tỉnh. Trong điều kiện sinh thái ở nước ta, đàn trâu bò thường bị nhiễm sán lá gan quanh năm. Bởi vì thời tiết ấm áp và ẩm ướt trên mặt đất làm cho ốc ký chủ phát triển mạnh từ đó lảm môi giới truyền bào ấu cho trâu bò suốt 12 tháng trong năm. Nhìn chung tất cả các trâu bò nhập nội đều mắc bệnh sán lá gan, kể cả bò sữa. Trâu bò nhiễm sán khi gặp điều kiện không thuận lợi vào vụ đông và đầu vụ xuân (làm việc nặng, thời tiêt lạnh, thiếu thức ăn xanh) sẽ phát bệnh hàng loạt rồi chết, đôi khi tưởng lả một bệnh truyền nhiễm.
Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh sán lá gan, khi trâu, bò bị bệnh thấy con vật gầy còm, suy nhược thiếu máu, ỉa chảy kéo dài nhưng đôi khi lại thấy con vật ỉa táo làm cho con vật mất dần khả năng lao tác và sinh sản. Nếu trâu, bò bị bệnh ở thể cấp tính thấy con vật bỏ ăn, đầy chướng dạ cỏ sau đó ỉa chảy dữ dội, phân lỏng xám có mùi tanh, niêm mạc nhợt nhạt nhất là ở niêm mạc mắt, miệng, hậu môn. trương hợp bệnh nặng, chỉ vài ngày sau súc vật bệnh nằm bệt không đi lại được và có thể chết trong trường hợp mất nước, rối loạn điện giải và kiệt sức. Hiện tượng này thường xảy ra ở bê nghé non dưới 6 tháng tuổi. Khi trâu bò nhiễm sán gây ỉa chảy cũng sẽ bị kế phát bệnh khác nhất là bệnh truyền nhiễm. Trong thực tế các trường hợp kế phát xảy ra nhiều, khi mổ trâu bò chết mới phát hiện trâu bò bị nhiễm sán lá gan quá nặng.
Để chẩn đoán bệnh sán lá gan cần căn cứ vào các triệu chứng điển hình như ỉa chảy kéo dài, con vật gầy yếu, nuôi chậm lớn. trường hợp cả vùng bị nhiều nhất là ở các khu vực có nhiều mương máng, ao hồ thì có thể lấy mẫu phân để tìm trứng sán (biện pháp này cũng đơn giản không quá cầu kỳ như các bệnh ký sinh trùng đường máu).
Điều trị bệnh sán lá gan Hiện nay thường dùng một số thuốc thông thường nhưng cũng có hiệu quả cao đó là:
– Phác đồ 1: Dùng Dertyl B với liều 6 – 8 mg/kg thể trọng. Thực tế dùng viên Dertyl B của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y Hanvet thì dùng 1 viên (viên nén tròn có màu hồng) tẩy cho 50 kg thể trọng. Cho trâu bò uống vào buổi sáng là tốt nhất, uống xong có thể cho trâu bò đi chăn thả bình thường.
– Phác đồ 2: Dùng thuốc Benvet 600 của Công ty TNHH Thú y xanh Việt Nam, viên nén bầu dục có màu trắng tẩy 1 viên cho 60 kg thể trọng. Cho uống vào buổi sáng sớm trước khi cho trâu bò đi chăn thả.
Hai loại thuốc trên còn dùng để phòng định kỳ hàng năm cho trâu bò, thuốc sử dụng an toàn có hiệu quả phòng trị bệnh cao.
Để phòng bệnh sán lá gan cần thực hiện 4 quy trình như sau:
– Định kỳ tẩy sán bằng một trong hai loại thuốc trên với 1 – 2 lần/ năm.
– Ủ phân để diệt mầm bệnh và trứng sán
– Diệt ký chủ trung gian dó là các loài ốc bằng biện pháp có thể phun Sunphats đồng (CuSO4) nồng độ 3 – 4 % lên bãi cỏ, cây thủy sinh.
– Nâng cao sức đề kháng cho trâu bò bằng chăm sóc nuôi dưỡng tốt, cho trâu bò ăn uống đầy đủ.

Bệnh lê dạng trùng ở trâu bò

1. Nguyên nhân:

Ở Việt Nam có 2 loài lê dạng trùng chủ yếu gây bệnh cho trâu, bò là loài Babesia bigemina và Babesia bovis. Đặc điểm sinh học: Vòng đời của lê dạng trùng có 2 giai đoạn: Ÿ Giai đoạn ký sinh ở hồng cầu trâu bò, sinh sản vô tính. Ÿ Giai đoạn ở vật chủ trung gian là ve họ Ixodidae

Trong vật chủ trung gian, lê dạng trùng sinh sản hữu tính, qua 5 giai đoạn, cuối cùng thành bào tử, vào tuyến nước bọt ve, truyền sang trâu bò khi ve hút máu trâu bò.
2. Bệnh lý 
– Ký sinh trong hồng cầu làm biến dạng hồng cầu.
– Độc tố tiết vào máu làm vỡ hồng cầu hàng loạt, giải phóng huyết sắc tố qua nước tiểu, làm nước tiểu đỏ, gây thiếu máu cấp.
– Độc tố gây rối loạn điều hoà nhiệt, làm vật bệnh sốt cao
3.Triệu chứng
– Sốt cao 41 – 4107, ly bì suốt trong thời gian bị bệnh.
– Nước tiểu hồng, sau đỏ sẫm như nước nâu.
– Niêm mạc mắt đầu tiên đỏ sẫm sau trắng bệch do thiếu máu cấp.
– Thở nhanh, ho thở khó tăng dần.
– Trâu bò bệnh thể cấp tính chết sau 6 – 10 ngày ở tình trạng bần huyết cấp, kiệt sức, ngạt thở.
– Trâu bò bị bệnh thể mãn tính: các dấu hiệu lâm sàng nhẹ dần, suy nhược và thiếu máu kéo dài 2 – 3 tháng, chết do kiệt sức.
4. Bệnh tích: mổ khám trâu bò bệnh thấy:
– Các nội tạng và thịt nhợt nhạt do thiếu máu.
– Túi mật sưng, ứ dịch mật và huyết sắc tố.
– Niêm mạc bị hoàng đản.
4.Dịch tễ học:
– Động vật bị bệnh: trâu bò ở các lứa tuổi; bệnh nặng ở trâu bò từ 6 – 12 tháng và trâu bò sữa nhập nội nuôi chưa được 2 năm, chưa quen điều kiện sinh thái.
– Vật chủ trung gian truyền bệnh: các loài ve cứng họ Ixodidae.
5. Phòng bệnh:
– Ở khu vực có lưu hành bệnh phải định kỳ kiểm tra máu trâu bò, phát hiện trâu bò bệnh, điều trị kịp thời.
– Tổ chức tiêm thuốc phòng nhiễm cho đàn trâu bò mới nhập nội bằng một trong 2 hoá dược trên, theo định kỳ: 6 tháng/lần.
– Diệt ve trên thân súc vật, trong chuồng trại và trên bãi chăn bằng thuốc ít độc, theo định kỳ.
– Thuốc thường dùng là: Hantox – spray hoặc Hectomin – 100.
6. Điều trị:
– Berenyl, với liều 3 – 3,5 mg/kg thể trọng, pha nồng độ 10-15%, tiêm tĩnh mách lần, nếu sau 2-3 tuần gia súc chưa khỏi thì tiêm liều thứ hai như liều thứ nhất. Trước khi tiêm thuốc nên tiêm các thuốc trợ sức như Vitamin, long não, vitamin Bcomplex; vitamin C; truyền huyết thanh mặn ngọt đẳng trương: 1000ml/100kg thể trọng trâu bò.
–  Imozol với liều: 2 – 3ml/100kg thể trọng trâu bò. Tiêm thuốc dưới da. Tiêm thuốc trợ sức như khi dùng Berennyl
– Haemosporidin, liều dùng 0,0005g/l kg thể trọng, mỗi liều thuốc cho trâu, bò 300-400kg khoảng 150-200mg pha với 30ml nước cất, tiêm chậm vào tĩnh mạch. Nếu gia súc yếu thì chia thuốc làm 2 liều, tiêm 2 lần cách nhau 24 giờ. Trước khi tiêm thuốc cũng tiêm thuốc trợ sức như các loại thuốc trên.
Sudo Vật Nuôi
Chuyên mục: Vật Nuôi

Trang web này sử dụng cookies.