X

Cách ghi nhớ nhanh và hiệu quả

Bạn muốn thông minh hơn, nhạy bén hơn vậy hãy học cách ghi nhớ bằng những phương pháp thiết thực và hiệu quả. Những phương pháp sau và tích lũy của các nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn bạn có thể xem và áp dụng.

7 kỹ năng ghi nhớ giúp bạn có trí thông minh “tuyệt đỉnh”

Khả năng học hỏi là một trong những kĩ năng rất quan trọng của con người. Peter Brown, Henry Roediger và Mark McDaniel – tác giả của cuốn sách “Khoa học về cách học hỏi” đã viết: “Chúng ta cần học tập và ghi nhớ một cách liên tục mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta. Để làm việc tốt hơn người khác, bạn cần phải làm chủ được những kĩ năng làm việc của mình. Và nếu bạn là người biết học hỏi đúng cách, bạn sẽ có được nhiều thuận lợi trong bước đường tiến thân”.

“Học” được một điều gì đó đồng nghĩa với việc bạn phải ghi nhớ nó. Tuy nhiên hầu hết những thứ chúng ta học được ở trường đều không giúp được gì nhiều cho việc ghi nhớ dài hạn. Học tập sẽ có hiệu quả bền vững hơn nhiều nếu chúng bỏ ra công sức và nỗ lực.
Dưới đây là một vài thủ thuật giúp bạn rèn luyện trí nhớ dài hạn, giúp bạn thông minh hơn.
1. Phục hồi lại kí ức
Khi bạn cố gắng nhớ lại một ý tưởng, một phương thức hay khái niệm trong quá khứ, điều đó có nghĩa là bạn đang phục hồi lại những kí ức của mình.

Những tấm “thẻ ghi chú” ghi lại thông tin, được dán ở nhiều góc sẽ khiến bạn “lục tìm” ý tưởng đã từng xuất hiện trong đầu mình, từ đó khắc sâu hơn ý nghĩa vào não bộ.
Lý do khiến phương pháp “phục hồi kí ức” này đạt được hiệu quả là bởi nó dựa vào sự kết hợp giữa sức mạnh của các nơron thần kinh và ý niệm đã có sẵn trong bộ óc con người.
2. Kết nối khái niệm mới với những gì đã có sẵn
Nếu bạn có thể liên tưởng những gì mình mới học được với những kiến thức trước đây, bạn sẽ thấy mình ghi nhớ được bài học mới đó nhanh hơn và lâu hơn rất nhiều.
Bởi khi cố gắng diễn tả khái niệm mới theo ý hiểu của mình có nghĩa là bạn đang kết nối chúng với kiến thức tồn tại trong bộ óc.
Giả dụ, bạn đang học một tiết vật lý về quá trình dẫn nhiệt, hãy cố gắng kết nối nó với những kinh nghiệm thực tế. Bạn hình dung làm thế nào mà một cốc cà-phê nóng có thể truyền nhiệt tới bàn tay. Bạn sẽ thấy nó mang lại hiệu quả bất ngờ.
3. Đa dạng hóa và lồng ghép các ví dụ cụ thể
Trong trường hợp cố hiểu về một chủ đề nào đó (từ những kiến thức cơ bản về kinh tế học cho tới làm thế nào để dẫn điện từ vật này sang vật khác), bạn hãy thử hình dung rồi lồng ghép ví dụ cụ thể với nhau. Từ đó rút ra kinh nghiệm chung cho bản thân về vấn đề đang nghiên cứu.
Quá trình lồng ghép các ví dụ cụ thể rất hữu ích bởi khi sống ngoài thế giới tự nhiên, điều đầu tiên chúng ta cần phải làm là nhận biết những mối nguy cơ mà mình sẽ phải đối mặt, sau đó tìm ra cách để giải quyết vấn đề.
4. Tự trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Bằng cách tự mình suy nghĩ cố gắng giải đáp các câu hỏi mà không dựa vào đáp án có sẵn, chúng ta sẽ học và ghi nhớ được lời giải đó lâu hơn rất nhiều lần.
Trước khi đến lớp học, bạn nên bỏ chút thời gian tự tìm kiếm câu trả lời trong bài rồi sau đó mới để các thầy cô giáo giải đáp vấn đề.
Trong môi trường làm việc, trước khi trình bày ý tưởng trước cấp trên của mình, bạn nên chuẩn bị đầy đủ những luận cứ và thông tin để giải đáp thắc mắc có thể gặp phải. Như vậy, bạn sẽ có được hiệu quả học tập và làm việc cao hơn rất nhiều so với việc thụ động tiếp nhận sẵn phương pháp giải quyết vấn đề từ người khác.
5. Đánh giá những gì đã xảy ra
Sau mỗi buổi gặp mặt hay dự án, bạn nên dành một chút thời gian để xem xét, đánh giá lại những gì mình/hoặc người khác đã làm. Bạn có thể tự hỏi bản thân một vài câu hỏi như: Cái gì đã được hoàn thành tốt? Mình cần cải thiện hơn ở vấn đề nào? Sự kiện vừa rồi nhắc nhở mình những gì?
Việc viết ra đánh giá của mình sẽ có tác dụng hơn là chỉ suy nghĩ trong đầu. Chỉ cần 15 phút cuối ngày viết tổng kết về những gì đã xảy ra sẽ làm tăng hiệu quả làm việc của một nhóm lao động đến 23%.
6. Để dễ ghi nhớ, hãy dùng chữ viết tắt và hình ảnh
Cách liên tưởng đến các chữ cái đầu tiên của một từ hay nghĩ đến hình ảnh liên quan đến từ đó sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ nó hơn. Phương pháp này giúp bạn chuyển hóa thông tin thành dạng mà não bộ dễ dàng lưu trữ nhất, từ đó cải thiện trí nhớ lâu dài của bạn.
Ngoài những chữ cái viết tắt và hình ảnh, định dạng của một bài thơ ngắn, câu nói có vần điệu, một âm thanh đơn giản nhịp nhàng hay cử động cơ thể cũng có thể giúp chúng ta ghi nhớ lâu hơn.
7. “Biết” những gì mình không biết
Khi một ai đó nói cho bạn biết những điều mà bản thân mình chưa nhận ra, hãy ghi nhớ nó một cách sâu sắc. Chúng ta cần phải học cách sử dụng những yếu tố khách quan để xóa bỏ đi ảo tưởng của bản thân và điều chỉnh các quan điểm cá nhân theo chiều hướng tốt hơn (thực tế hơn).
Tất cả mỗi chúng ta đều có “ảo tưởng về nhận thức” : Bạn nghĩ mình hiểu rất rõ một vấn đề gì đó nhưng thực tế là bạn không hiểu gì.
Vì vậy hãy đưa ra câu hỏi cho bản thân hoặc thu thập những ý kiến nhận xét của mọi người xung quanh, điều đó sẽ giúp chúng ta nhận biết được những điểm mù của chính mình.

8 Cách Rèn Luyện Não Bộ Để Tiếp Thu Nhanh Và Ghi Nhớ Tốt Hơn

Bạn đi tới phòng tập thể hình để rèn luyện cơ bắp. Bạn chạy hay đi bộ để luyện sức chịu đựng. Hay có thể bạn không làm hai điều trên nhưng vẫn muốn tập luyện nhiều hơn. Dưới đây là cách rèn luyện một trong những bộ phận quan trọng nhất cơ thể: bộ não.

Khi bạn rèn luyện não bộ, bạn sẽ:
Tránh được những tình huống bối rối: bạn nhớ gương mặt một người nhưng quên mất tên người ấy.
Trở thành người học hỏi nhanh hơn trong tất cả các loại kỹ năng khác nhau: Xin chào sự tiến bộ, tôi đang tới đây!
Tránh những căn bệnh khi bạn già đi: Không, cảm ơn chứng mất trí, chúng ta không hợp nhau đâu.
Vậy bằng cách nào bạn rèn luyện não bộ để tiếp thu nhanh và nhớ tốt hơn?
1. Vận động bộ nhớ.
Twyla Tharp, một biên đạo múa nổi tiếng tại New York đã đưa ra sự vận động não bộ dưới đây: khi bà ấy xem một trong số những buổi biểu diễn của mình, bà ấy cố gắng nhớ mười hai đến mười bốn lỗi phải chỉnh sửa đầu tiên mà bà ấy muốn thảo luận với người đóng thế và không viết lại. Nếu bạn nghĩ điều này không có ý nghĩa gì, thì hãy nghĩ lại đi. Trong cuốn sách Thói quen sáng tạo  bà ấy cho rằng phần lớn mọi người không thể nhớ nhiều hơn 3 lỗi.
Việc luyên tập nhớ sự kiện hay vài điều sau đó thảo luận với người khác thực sự hỗ trợ cho nghiên cứu hoạt động não bộ. Những hoạt động trí nhớ mà liên quan tới mọi mức độ vận hành của bộ não – tiếp nhận, ghi nhớ và suy nghĩ – giúp cải thiện chức năng não bộ.
Giờ thì bạn có thể không cần một vũ công để sửa lỗi, nhưng bạn có thể được yêu cầu gửi phản hồi trong một buổi thuyết trình, hoặc bạn của bạn sẽ hỏi điều thú vị nào bạn đã thấy ở bảo tàng. Đây là những cơ hội tuyệt với để thực sự rèn luyện não bộ bằng cách làm thoải mái các cơ trí nhớ.
Cách đơn giản nhất giúp bản thân nhớ điều mình thấy là gì? Đó là sự làm lại.
Ví dụ như, hãy tưởng tượng bạn vừa gặp ai đó lạ.
‘Xin chào, tôi là Geogre’.
Đừng chỉ phản hồi bằng cách ‘Thật hân hạnh.’, mà hãy nói ‘Thật hân hạnh, Geogre’. Bạn hiểu chứ? Tốt rồi.
2. Hãy làm những việc khác nhau lặp đi lặp lại.
Bằng việc thực sự làm những việc mới lặp đi lặp lại, bộ não của bạn thông suốt những đường dẫn mới mà giúp bạn làm điều mới mẻ này tốt hơn và nhanh hơn.
Hãy nghĩ lại khi bạn mới ba tuổi. Bạn chắc chắn bạn đủ sức để cầm tốt một con dao và một cái dĩa. Tuy nhiên, khi bạn tự ăn, bạn biến chúng thành đống hỗn độn. Đó không phải vấn đề sức mạnh, bạn thấy đấy. Đó là vẫn đề nuôi dưỡng nhiều và tốt hơn đường dẫn thần kinh mà giúp bạn tự ăn uống đơn giản như người lớn làm.
Nhưng điều này áp dụng vào cuộc sống ra sao?
Ví dụ bạn là một người trì hoãn. Bạn càng tập không trì hoãn, bạn càng rèn luyện cho não bộ không phải đợi tới phút cuối để hành động.
Bây giờ, bạn có thể nghĩ ‘Ước gì việc không trì hoãn có thế đơn giản đến vậy’. Nó có thể. Làm một vài điều thực sự nhỏ bé mà bạn không thường làm, nhưng theo chiều hướng hoàn thành công việc, bạn sẽ bắt đầu tạo nên những đường dẫn thần kinh quý giá như vậy.
Nếu bạn đang trì hoãn việc sắp xếp lại bàn làm việc, hãy đặt chỉ một tờ giấy vào đúng vị trí của nó. Hoặc bạn có thể thậm chí làm việc nhỏ nhặt hơn. Hãy nhìn vào mẩu giấy và quyết định đặt nó ở đâu: Thùng rác? Đúng ngăn tủ? Một phòng khác? Đưa cho ai đó?
Bạn không thực sự cần dọn dẹp tờ giấy đó, bạn chỉ cần quyết định bạn sẽ làm gì với nó mà thôi.
Đó là điều nho nhỏ bạn có thể bắt đầu làm. Và những đường dẫn thần kinh vẫn đang được tạo dựng. Dần dần, bạn sẽ thay đổi chính mình từ một người chần chừ thành một người biết nắm lấy thời cơ hành động.
3. Học một điều gì đó mới mẻ.
Điều này nghe có vẻ rõ ràng, bạn càng sử dụng não bộ nhiều, bạn làm việc càng hiệu quả. Ví dụ, học một nhạc cụ mới giúp nâng cao kỹ năng biến điều bạn thấy (bản nhạc) thành điều bạn thực sự làm (chơi nhạc).
Học một ngôn ngữ mới đưa não bộ tới một suy nghĩ khác, một cách khác để bộc lộ chính bản thân.
Bạn thậm chí có thể đi xa hơn một bước, hãy học nhảy. Những nghiên cứu chỉ ra rằng việc học nhảy giúp người lớn tuổi phòng ngừa chứng mất trí. Không tồi phải không?
4. Tham gia một chương trình rèn luyện não bộ.
Thế giới Internet có thể giúp bạn cải thiện chức năng bộ não trong khi bạn ngồi lỳ trên ghế. Một chương trình kiểm chứng lâm sàng như BrainHQ có thể giúp bạn nâng cao trí nhớ hay nghĩ nhanh hơn bằng việc theo sát các bài tập rèn luyện não bộ.
5. Vận động cơ thể.
Bạn biết điều này sẽ được nhắc tới đúng không? Thực sự, tập thể dục không chỉ để cơ thể hoạt động mà còn tăng cường sự khỏe mạnh của não bộ.
Ngay cả những bài tập ngắn trong vòng 20 phút có thể hỗ trợ những chức năng truyền tải thông tin và trí nhớ. Nhưng không chỉ đơn thuần là thế – tập thể dục thực sự giúp bộ não tạo ra những kết nối thần kinh nhanh hơn. Bạn sẽ tiếp thu nhanh hơn, mức độ nhanh nhạy tăng lên và bạn có thể đạt được tất cả bằng việc hoạt động cơ thể.
Hiện tại, nếu chưa phải là một người thường xuyên tập luyện và cảm thấy tội lỗi rằng bạn không để bộ não hoạt động nhiều hơn, hãy thử một chương trình rèn luyện nào bộ như

6. Ở bên cạnh người bạn yêu thương.
Nếu bạn muốn có khả năng nhận thức tối ưu thì hãy xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống. Nói chuyện với người khác và kết hôn với người bạn yêu giúp bạn suy nghĩ thông suốt hơn, và điều này cũng có thể nâng cao tinh thần của bạn.
Nếu bạn là một người hướng ngoại, điều này thậm chí quan trọng hơn với bạn. Khi theo học tại Đại học Stanford, tôi đã hiểu rằng những người hướng ngoại thực sự coi việc trò chuyện với người khác là cách để hiểu và hình thành suy nghĩ của chính họ.
Tôi nhớ rằng cô giáo của tôi đã ngạc nhiên sau một bài kiểm tra tính cách nói rằng cô ấy là người hướng ngoại. Cô ấy luôn nghĩ bản thân là người hướng nội. Nhưng sau đó, cô ấy đã nhận ra việc trò chuyện với mọi người giúp cô định hình suy nghĩ của bản thân nhiều như thế nào, vì vậy cô ấy đồng tình với quan điểm vừa được khám phá rằng cô ấy là người hướng ngoại.
7. Tránh các trò chơi ô chữ.
Khi nghĩ về sự vận động não bộ, nhiều người nghĩ ngay tới trò chơi ô chữ. Điều này đúng – trò chơi ô chữ nâng cao sự thông suốt của bạn, nhưng những nghiên cứu lại chỉ ra rằng chỉ mình chúng là không đủ. Trò chơi vui? Đúng. Trò chơi giúp não bộ sắc bén? Không hoàn toàn.
Tất nhiên nếu bạn chơi để vui vẻ thì chẳng có gì không thể tiếp tục. Nhưng nếu bạn đang tập luyện bộ não thì bạn có thể muốn lựa chọn một hoạt động khác.
8. Ăn uống hợp lý và đừng quên sô-cô-la đen.
Thực phẩm như cá, hoa quả, rau củ giúp bộ não hoạt động tối ưu. Tuy nhiên, có thể bạn không biết rằng sô-cô-la đen cũng cải thiện bộ não đáng kể.
Khi bạn ăn sô-cô-la, não sản xuất ra dopamine. Dopamine giúp bạn tiếp thu nhanh và nhớ tốt hơn. Không kể đến việc sô-cô-la chứa flavonols, chất chống ô-xy hóa mà cũng nâng cao chức năng não bộ. Vì vậy khi gặp một việc khó trong thời gian tới, hãy nhớ dùng một hoặc hai miếng sô-cô-la đen.
Bạn đã biết cách rèn luyện não bộ, đã đến lúc bắt tay vào thực hiện. Đừng chỉ đọc bài viết này và sau đó tiếp tục với cuộc sống chẳng thay đổi điều gì. Hãy biến kiến thức này thành hành động và trở nên thông thái hơn bao giờ hết.
Vậy hãy dành 30 giây và nói cho tôi biết nhận xét của bạn: bạn sẽ làm gì trong 3 ngày tới để cải thiện bộ não của bạn?
Hãy bắt đầu sử dụng hết công suất của bộ não!

Hướng dẫn cách ghi nhớ nhanh và hiệu quả

Phần 1: Trí nhớ tượng thanh
 
1. Dấu hiệu.

Nếu bạn có thể ghi nhớ những gì bạn nghe được, có thể bạn có trí nhớ tượng thanh. Dưới đây là một số đặc điểm để giúp bạn xác định xem liệu bạn có phải là có trí nhớ tượng thanh hay không:
 
Bạn có thể nhớ rất chi tiết những thông tin mà bạn nghe được trong các cuộc trò chuyện hoắc bài giảng.
 
Bạn có vốn từ vựng phát triển, kỹ năng ngôn ngữ tốt, ghi nhớ các từ ngôn ngữ mới tương đối dễ dàng.
Bạn có khả năng nói tốt, có thể đem đến những cuộc trò chuyện thú vị, thể hiện rõ ràng ý kiến của mình.
 
Bạn có tài năng âm nhac, có khả năng cảm âm, nhịp điệu.
 
2. Hít thở sâu.

Quét mắt qua một lượt bài bạn cần đọc, bạn sẽ biết được mình đang đọc gì. Nếu bài quá dài, bạn có thể chia ra thành từng phần nhỏ.
 
Liên tưởng. Khi bạn cần ghi nhớ một bài học nào đó, hãy cố gắng liên tưởng đến những hình ảnh hài hước, thú vị hoặc bất cứ điều gì có thể truyền cảm hứng cho bạn sẽ giúp bạn nhớ nhanh và lâu hơn.
Bạn cần phải nhớ một chuỗi các từ, bạn có thể lấy chữ cái đầu tiên của mỗi từ và nghĩ ra một câu khác thú vị hơn. Ví dụ như bạn muốn học thuộc dãy hoạt động hóa học của kin loại thì có thể nhớ theo cách sau: Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng áo phi âu, thay vì K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb (H) Cu Hg Ag Pt Au.
 
Tự tạo nên một câu chuyện thật sinh động liên quan trực tiếp đến những gì bạn đang cần phải ghi nhớ.
 
Vẽ cây ghi nhớ. Đây là cách thông dụng và dễ thực hiện nhất để học cách ghi nhớ mọi thứ.
 
3. Lặp đi lặp lại.

Đây chính là một trong những phương pháp hiệu quả nhất:
 
Đọc bài lần thứ nhất nhưng chỉ 1 đoạn ngắn hoặc 1 vài câu đầu.
Không nhìn vào bài và nói to những gì mình mới được đọc cho đến khi nhớ.
Tiếp tục đọc lại lần thứ 2 nhưng lần này đọc nhiều hơn, thêm vài câu hoặc thêm 1 đoạn nữa.

Không nhìn vào bài và nói to những gì mình mới được đọc cho đến khi bạn nhớ.
Tiếp tục lặp lại như vậy cho đến hết bài.
 
4. Nghỉ ngơi.

Phải giữ cho đầu óc bớt căng thẳng, thật thoải mái thì bạn mới có thể học thuộc lòng bài học một cách dễ dàng được, vì vậy nghỉ ngơi là điều rất quan trọng. Nếu bạn vừa mới phải học rất nhiều bài, bạn có thể nghỉ ngơi từ 20 đến 30 phút, vận động một chút hoặc làm gì đó bạn thích để thư giãn đầu óc và cơ thể. Tuy nhiên, không nên nghỉ quá lâu nếu không bạn sẽ không còn muốn tiếp tục làm việc nữa.
 
5. Kiểm tra.

Sau khi nghỉ ngơi, bạn cần phải kiểm tra lại xem liệu bạn có còn nhớ bài vừa học không.
 
6. Ghi âm.

Một cách khác giúp bạn ghi nhớ lâu hơn đó là thu âm lại những gì bạn đã học thuộc và khi đi ngủ thì nghe lại. Cách này sẽ giúp bạn củng cố lại trí nhớ và những kiến thức đã học sẽ in sâu hơn vào trong đầu bạn.
 
7. Lắng nghe người khác.

Nếu bạn có thể và nếu được cho phép thì bạn có thể ghi âm hoặc thu hình bài học của mình. Sau khi kết thúc buổi học, hãy mở ra nghe lại 2-3 lần, ít hay nhiều bạn cũng sẽ ghi nhớ được một số kiến thức mới.
 
8. Di chuyển xung quanh.

Bạn có thể vừa đi lại vừa học thuộc bài học, bằng cách này bạn sẽ phải sử dụng cả 2 não trái và não phải và việc ghi nhớ sẽ hiệu quả hơn.
 
Phần 2: Trí nhớ tượng hình
 
1. Nhìn thật lâu.

Nếu sau đó mà bạn có thể hiểu và nắm bắt mọi thông tin một cách nhanh chóng thì có thể bạn là người có trí nhớ tượng hình, tức là ghi nhớ qua thị giác. Một số dấu hiệu để xác định bạn có trí nhớ tượng hình hay không:

 
Khi nhìn vào những nơi khác, bạn có thể hình dung ra bài học bạn mới học.
Hình dung, tưởng tượng những hình ảnh thật sống động trong đầu để ghi nhớ mọi thứ dễ dàng hơn.

Bạn có khả năng không gian rất tốt, tức là có thể ghi nhớ hình dạng, kích thước, kết cấu, góc độ của mọi vật bạn nhìn thấy.
 
Bạn có thể đoán được ý nghĩ hoặc những gì mọi người muốn nói qua cử chỉ, hành động của họ.

Bạn có tính thẩm mỹ, nghệ thuật,..
 
2. Không gian yên tĩnh.

Bạn cần phải ở nơi mà không có sự tác động hoặc làm phiền nào. Tránh ngồi gần TV, máy tính hơạc bất cứ thứ gì có thể thu hút ánh nhìn của bạn.
 
3. Tô màu.

Bạn có thể sử dụng bút highlight để tô màu những điểm chính cần ghi nhớ.
4. Ghi lại và tô màu lên những gì quan trọng.

Xem qua những phần được tô màu và ghi ra một tờ giấy cho đến khi bạn có thể ghi nhớ hết tất cả.
 
5. Đặt các tờ giấy cần ghi nhớ ở nơi bạn thường thấy nhất.

Ví dụ, ngay góc học tập, cửa ra vào, cửa tủ lạnh, trên bàn hoặc bất cứ nơi nào để bạn có thể dễ dàng bắt gặp thấy chúng và việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn.
 
6. Thường xuyên viết lại những thứ cần ghi nhớ.

Nếu có thể thì mỗi ngày khi bạn nhìn thấy các tờ giấy ghi nhớ của mình, bạn có thể viết lại chúng mà không cần xem qua và thay thế tờ giấy cũ.

7. Tìm kiếm bạn học chung.

Vẽ sơ đồm biểu đồ với giải thích đầy đủ, bạn cũng có thể tìm một ai đó để giúp bạn học và ghi nhớ dễ hơn.
 
8. Di chuyển xung quanh.

Bạn có thể vừa đi lại vừa học thuộc bài học, bằng cách này bạn sẽ phải sử dụng cả 2 não trái và não phải và việc ghi nhớ sẽ hiệu quả hơn.
 
Phần 3: Trí nhớ vận động
 
1. Nếu bạn thường muốn chạm vào mọi thứ để ghi nhớ thông tin về những thứ đó thì có thể bạn là người có trí nhớ vận động. Hãy xem thử một số dấu hiệu sau:
 
Bạn học và ghi nhớ tốt nhất khi bạn cử động tay, hoặc chạm vào để bạn cảm thấy được sự hiện hữu của thứ mà bạn muốn ghi nhớ.
Bạn hay cử động tay khi nói chuyện.
Bạn nhớ những gì đã xảy ra nhưng không hoàn toàn là những gì bạn thấy và nghe.
Bạn giỏi vẽ, nghệ thuật, nấu ăn, xây dựng.
Bạn có xu hướng thích mạo hiểm và dễ dàng bị phân tâm.
Bạn không muốn bị động, ngồi một chỗ mà chủ động tìm đến những thứ bạn yêu thích.

2. Không gian học.

Bạn cần một nơi để bạn có thể di chuyển xung quanh.
 
3. Sáng tạo.

Cố gắng tạo ra hoặc tưởng tượng những bài học cần nhớ là như thế nào, bắt chước từng chi tiết của bài học. Ví dụ bạn muốn ghi nhớ một vài điều luật trong Hiến pháp nước Việt Nam, hãy thử làm giả một cuống Hiến pháp với những điều luật đã được viết ngắn gọn, dễ hiểu cho bạn ghi nhớ…
 
4. Ghi nhớ tóm tắt.

Nếu bạn cần phải ghi nhớ các khái niệm trừu tượng và rất khó để biến chúng thành vật thể thực tế thì bạn có thể viết nó ra giấy. Ví dụ, bạn cần ghi nhớ số pi, bạn có thể viết từng con số ra mỗi mảnh giấy khác nhau và sau đó ghép chúng lại.
 
5. Áp dụng cách học thuộc ở 2 phần trên.

Bạn có thể sử dụng một cố cách ghi nhớ từ những người có trí nhớ tượng thanh và tượng hình, tất cả đều rất có hiệu quả.
 
Phần 4: Trí nhớ từ ngữ – logic
 
Nếu bạn là người có trí nhớ loại này, vậy bạn có khả năng ghi nhớ những thứ bạn đọc.
 
Đọc đi đọc lại những gì bạn cần phải nhớ.
 
Lặp lại một lần nữa và viết ra tờ giấy. Viết thêm những câu hỏi mặt sau của tờ giấy, bạn có thể chú thích, vẽ hình,…
 
Kiểm tra. Sau khi cảm thấy mình đã nhớ được rồi thì bạn có thể kiểm tra bằng cách trả lời câu hỏi mà không cần nhìn mặt kia.
 
Học nhóm. Bạn có thể tìm thêm bạn để học cùng và sau đó 2 người kiểm tra nhau, hoặc để thoái mái hơn thì là bạn bày cho người đó những gì bạn đã hoc và người đó cũng bày lại bạn nhưng có thể mỗi người đều có những cách diễn giải khác nhau nên sẽ bổ sung những thiếu sót.
 
Tiếp tục đọc lại cho đến khi bạn đã học thuộc lòng.
 
Từ khóa tìm kiếm:
 
cách ghi nhớ nhanh
cách ghi nhớ nhanh hiệu quả
cach ghi nho
cách để ghi nhớ nhanh
Ghi nho
phương pháp ghi nhớ
cách ghi nhớ hiệu quả
cách thú vị để ghi nhớ thông tin
phuong phap ghi nho hieu qua
phương pháp ghi nhớ nhanh
Sudo Trí Nhớ
Chuyên mục: Trí Nhớ

Trang web này sử dụng cookies.