Bánh Tét là món bánh truyền thống của dân tộc Việt. Đây là một loại bánh không thể thiếu vào những dịp lễ Tết của người Việt Nam. Tuy nhiên, ngày nay, do công việc bận rộn, mọi người thường quên mất cách làm món bánh truyền thống này. Để mình bật mí giúp bạn cách làm bánh Tét cực đơn giản nhé!
1. Bánh Tét là gì?
Bánh Tét là một loại bánh truyền thống của người Việt Nam được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn thể hiện sự phồn thịnh trong cuộc sống. Bánh Tét được bọc bởi lá chuối xanh hoặc lá dong ở ngoài và có nhân ở trong ruột bánh, tượng hình cha mẹ sinh thành yêu thương đùm bọc con cái. Chính vì thế trong dịp Tết trên bàn thờ tổ tiên luôn có bánh Tét.
Ý nghĩa của bánh Tét trong ngày Tết là tượng trưng cho một năm mới no đủ, hạnh phúc nhất là khi có những điều này thì nhắc con cháu luôn nhớ đến công lao của tổ tiên về trước, đây cũng là vật phẩm để dâng trên bàn thờ tổ tiên và không thể thiếu được.
Với ý nghĩ sâu sắc như thế mà thiếu những chiếc bánh đó trên bàn thờ tổ tiên vào dịp Tết thì rõ ràng Tết rất là nhạt nhẽo, mất hẳn hương vị, ý nghĩ của Tết.
2. Các loại bánh Tét
Hiện nay có nhiều loại bánh Tét mà mọi người hay làm là: bánh Tét lá chuối, bánh Tét lá dong, bánh Tét lá dứa, bánh Tét lá cẩm. Mỗi loại bánh đều có những hương vị riêng biệt nhưng vẫn mang đậm đà đặc trưng của bánh Tét.
Bánh Tét lá dứa
Bánh Tét lá cẩm
3. Cách làm bánh Tét
Sau đây là cách làm bánh Tét thơm ngon
Nguyên liệu làm bánh Tét:
– 1kg nếp ngon
– 250g đậu xanh
– 2 củ hành tím
– 5 trứng vịt muối
– 300g thịt heo có mỡ
– 1 bó rau ngót
– Muối, tiêu, đường, hạt nêm.
Dụng cụ làm bánh Tét:
– Bát, thìa
– Xoong to
– Lá chuối
– Giấy bạc
– Cuộn dây nilong
Bánh Tét sau khi được cắt lát
Cách làm bánh Tét:
Thời gian chuẩn bị: 10 Phút
Thời gian nấu: 70 Phút
Cấp độ: trung bình
Bước 1:
– Đậu xanh ngâm 4 tiếng, rửa sạch rồi cho vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu rồi nấu với lửa nhỏ cho đậu chín đều.
– Khi đậu chín đều thì tắt bếp, thêm 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường vào khuấy chung với đậu cho đều. Chờ đậu nguội.
Làm bánh Tét bước 1
Bước 2:
– Trong thời gian chờ đậu chín thì bạn cắt miếng thịt ra thành 5 dải bằng nhau.
– Ướp thịt với 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê hạt tiêu cùng vài củ hành tím bằm nhuyễn trong khoảng 30 phút cho thịt thấm đều.
– Cắt mỗi lòng đỏ trứng muối ra làm bốn phần.
Bước 3:
– Dùng 1 vỏ bịch nilong cứng trải ra, múc một phần đậu xanh lên trên và ép dẹp dẹp, sao cho vừa chiều dài miếng thịt.
– Trải miếng thịt lên trên đậu xanh.
– Tiếp tục xếp trứng muối lên trên thịt.
– Quấn chặt phần đậu xanh lại.
– Lần lượt làm hết đủ 5 phần nhân đậu rồi cất vào ngăn đá tủ lạnh cho đông cứng lại.
Làm bánh Tét bước 3
Bước 4:
– Rau ngót xay ra, lọc lấy nước.
Làm bánh Tét bước 4
Bước 5:
– Nếp ngâm qua đêm, cho ra rổ để ráo nước khoảng 10 phút rồi đổ vào một cái thau và rót lọc nước rau ngót vào chung.
– Thêm 1 thìa canh muối vào trộn đều, để 5 phút và trộn tiếp giúp màu xanh của rau ngót quyện chung với nếp. Trộn nhẹ để nếp không bị vỡ.
– Chia nếp ra làm 5 phần bằng nhau rồi tiếp tục chia mỗi phần ra làm 2 phần lớn và 1 phần nhỏ.
Bước 6:
– Lựa 1 miếng lá chuối trải ra, để mặt có gân lá chuối ra phía ngoài.
– Lót tiếp 1 lớp giấy bạc.
– Tiếp tục trải thêm 1 lớp lá chuối lớn với các gân lá có chiều vuông góc với lớp lá chuối đầu tiên.
– Đổ 1 phần nếp lớn đã chia lên trên lá chuối.
– Dàn nếp đều ra và đặt phần nhân đã làm sẵn lên trên.
– Phủ 1 phần nếp lớn nữa trên.
– Nắm 2 bên chiếc lá gấp lại, lưu ý là phần mép 2 lá chuối phải chênh nhau.
– Gấp phần mép lá phía trên xuống.
– Gấp chặt rồi lăn nhẹ cho nếp chạy đều thân bánh.
Làm bánh Tét bước 6
Bước 7:
– Dùng 1 dây buộc ngang ở chính giữa cuộn bánh, bạn buộc thắt nút theo dạng có thể rút dây được.
– Nhẹ ngàng bẻ gập phần góc chiếc bánh dựng đứng lên, lúc này bạn đổ ½ phần nếp nhỏ đã chia vào bánh để phần đầu bánh cũng có nếp đều.
– Sau đó bẻ góc cạnh cho bánh và lật ngược đầu kia làm tương tự.
– Dùng một phần lá chuối che phần đầu bánh.
– Tiếp tục che đều phần còn lại.
– Thêm 1 chiếc lá nhỏ với kích cỡ tương tự đè lên nhưng đặt vuông góc với lớp lá đầu tiên.
– Dùng dây buộc lại rồi làm tương tự bọc lá cho đầu bánh còn lại.
Làm bánh Tét bước 7
Bước 8:
– Tháo sợi dây chính giữa đòn bánh ra, lăn nhẹ cho nếp trong bánh chạy đều trong đòn bánh.
– Dùng 1 dây dài buộc dọc theo đòn bánh và buộc chéo sợi dây ở các đầu bánh.
– Cột chặt đầu bánh rồi từ sợi dây đã cột chặt phần đầu, chồng chéo sợi dây làm sao cho dây thật chặt rồi kéo sợi dây xuống làm tương tự các bước sau.
– Tay trỏ đưa lên nâng sợi dây rồi lồng qua nó vòng xuống phía dưới đòn bánh.
– Lồng sợi dây qua nút thắt và kéo mạnh xuống cho bánh được buộc chặt.
– Lúc này bạn rút 1 sợi dây đã cột sơ để giữ đầu bánh ban đầu.
– Kéo sợi dây xuống .
– Làm cho hoàn chỉnh và cột phần đầu bánh bên kia cho chặt.
– Lần lượt làm hết số bánh còn lại.
Làm bánh Tét bước 8
Bước 9:
– Dùng 1 nồi lớn, lót vài lá chuối phía dưới đáy nồi, đổ nước đầy rồi đun sôi.
– Xếp toàn bộ bánh vào, nấu với lửa vừa trong thời gian từ 3,5 – 4 tiếng, khi luộc bánh bạn nhớ canh để thêm nước vào giúp bánh chín đều.
– Sau khi luộc bánh hơn 1,5 tiếng bạn cần vớt bánh ra, trở ngược bánh lại cho nếp chín đều.
– Bánh chín bạn vớt ra, treo lên nơi thoáng mát để bánh khô ráo, để được khoảng 1 tuần.
Hơi cầu kì một chút nhưng chắc chắn gia đình bạn sẽ mê tít hương vị truyền thống này đấy. Cùng vào bếp làm món bánh Tét cho ngày lễ thêm ý nghĩa nhé.
3. Những cách bảo quản bánh Chưng, bánh Tét không bị lại nếp, mốc trắng trong suốt 10 ngày Tết
Bánh Tét nếu không biết cách bảo quản cũng sẽ là những chiếc bánh bỏ đi. Như thế sẽ thật uổng phí công sức và tiền bạc của bạn đấy!
Hướng dẫn bảo quản bánh chưng bánh Tét
Một số gia đình sau khi nấu hoặc mua bánh chưng, bánh Tét về chưa kịp ăn thì bánh đã lên mốc trắng hoặc lại nếp, sống sượng không thể nuốt nổi. Đặc biệt, với thời tiết ẩm ướt như năm nay, việc bánh chưng, bánh Tét bị thiu chua là điều hoàn toàn có thể lường trước được. Tuy nhiên, tất cả những điều này sẽ không xảy ra nếu mẹ biết cách bảo quản đúng cho những món bánh truyền thống này.
Cẩn thận từ khâu sơ chế đến khâu luộc bánh
Nếu bạn nấu bánh chưng, bánh Tét tại nhà thì ngay từ khâu chuẩn bị đến khâu gói bánh đều phải thật kỹ lượng. Khi gói bánh, lá chuối, lá dong đều phải được đem ra rửa sạch từng lá, sau đó phơi phóng cẩn thận và để thật ráo nước trước khi gói.
Sau khi luộc, dù bánh chưng hay bánh Tét đều phải được rửa lại với nước sạch khi vớt khỏi nồi nước sôi. Việc này sẽ giúp bánh không bị bám bẩn bên ngoài và hạn chế ẩm mốc.
Cẩn thận trong khâu chế biến
Khi rửa sạch lớp vỏ ngoài xong, bạn treo bánh lên cao cho ráo nước. Riêng với bánh chưng, sau khi đã ráo nước, bạn nên xếp bánh thành nhiều lớp và dùng một tấm ván dày hoặc vật nặng để ép cho bánh ra nước. Đây là cách để bánh chắc hơn, mịn hơn và hạn chế bị đổ nhớt chua trong quá trình bảo quản.
Sau khi hoàn tất mọi công đoạn cẩn thận, bạn tiếp tục treo bánh lên cao, để nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt để bảo quản. Với nhiệt độ dưới 20 độ C như ngoài Bắc, bạn có thể bảo quản bánh chưng được 7 ngày. Với bánh Tét, vốn thông dụng trong Nam, bạn có thể bảo quản tối đa trong 10 ngày.
Bảo quản trong tủ lạnh
Thời tiết càng nóng ẩm, bánh chưng, bánh Tét dịp Tết thường chóng thiu chua, mốc trắng. Do đó, nhiều gia đình chọn cách cho bánh vào tủ lạnh để bảo quản tốt nhất. Tuy nhiên, điều đáng ngại nhất khi dùng cách này là bánh sẽ rất dễ bị lại nếp, hạt gạo bị cứng lại và sống sượng rất khó ăn. Do đó, để hạn chế tình trạng này, bạn nên giữ bánh lạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 5-10 độ C.
Khi ăn, dùng đến đâu, bạn lấy dao cắt đến đó, không lột vỏ hết mới đem vào quản tiếp phần dư. Muốn bánh vẫn dẻo ngon, tốt nhất nên hấp lại hoặc nếu muốn có thể chiên.
Bánh Tét thơm ngon không bị hư hỏng
Lưu ý:
– Tính toán sức ăn của các thành viên trong gia đình và khách thăm nhà để mua hoặc làm bánh đúng số lượng cần thiết vì bánh chưng hay bánh Tét đều không thể để dài ngày. Nếu dư ra, bánh mốc, chua phải đem bỏ sẽ rất lãng phí.
– Nên bỏ đi khi bánh đã lên mốc dù chỉ một phần. Nhiều người tiếc, chỉ cắt bỏ phần bánh mốc, còn lại vẫn ăn hoặc thấy hơi chua nhưng vẫn chiên để át mùi. Thực chất, khi bánh đã xuất hiện mốc và đổ nhớt nghĩa là bánh đã hỏng và ăn như vậy không hề có dinh dưỡng mà ngược lại còn bị ngộ độc đấy!
– Khi ăn bánh Tét, người ta dùng dao sắc cắt ngang đòn bánh thành từng khoanh rồi lột vỏ và dây cột bánh để ăn, nhưng cũng thường thấy cách bóc vỏ từ từ và dùng dây lạt buộc bánh (hoặc dây chỉ) để cắt bánh thành từng lát mỏng, tước vỏ đến đâu cắt bánh đến đó. Tay trái cầm bánh, tay phải cầm một đầu lạt và đầu còn lại cắn vào miệng, khoanh tròn lạt quanh bánh đã tước vỏ và Tét từng khoanh bánh đơm lên đĩa.
– Nếu thích ăn ngọt, người thưởng thức có thể chấm bánh với đường kính trắng tinh hoặc thích ăn mặn thì chấm nước mắm loại ngon như nước mắm Phú Quốc, hoặc nước mắm Nha Trang đặc biệt nữa là mắm rươi Trà Vinh, người miền Trung còn ăn bánh Tét với dưa món, là món dưa gồm củ kiệu, đu đủ, cà rốt, su hào ngâm trong nước mắm đường. Để đỡ ngán, Bánh cũng có thể được rán qua trong chảo mỡ cho lớp vỏ ngoài chín vàng giòn.
4. Kinh nghiệm rút ra
Làm bánh Tét cũng như bánh chưng hay bánh giầy, để bánh thơm ngon thì cần chuẩn bị kỹ càng từ nguyên liệu tới cách chế biến, gói lá. Khâu nấu bánh cũng không kém phần quan trọng mà các bạn cần chú ý để có một nồi bánh thơm ngon cho những ngày lễ Tết.
Bánh Tét là một món ăn truyền thống của dân tộc ta mỗi khi Tết đến xuân về. Không có bánh Tét thì cái Tết không được nguyên vẹn nữa. Nó còn thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn, thành kinh đối với ông bà, tổ tiên. Chúng ta cùng giữ gìn nét bản sắc văn hóa dân tộc này để có một cái Tết đầm ấm và sum vầy.
Hà Giang