X

Cách làm bể cá cảnh thủy sinh đẹp

Cách làm bể thủy sinh như thế nào? Chọn cây thủy sinh nào để trồng, rải nền, trang trí cây cối cho bể thủy sinh ra sao? Có lẽ vẫn là thắc mắc của nhiều bạn thích nuôi cá và muốn có một bể cá đẹp. Sau đây Sudo Cá Cảnh xin hướng dẫn các bạn cách làm bể cá thủy sinh, các bạn có thể tham khảo, áp dụng và cho ý kiến nhé!

Một bể cá cảnh kết hợp với cây thủy sinh sẽ làm cho người chơi thích thú hơn. Bạn cũng muốn có một bể thuỷ sinh sinh động như thế, bạn muốn tự tạo một bể thủy sinh theo ý tưởng của riêng mình. Sau đây là các bước giúp bạn thực hiện một bể thủy sinh.

Các bước tự làm một bể thủy sinh đơn giản

Làm vệ sinh bể như phần thành và đáy bể sau khi mua về.

– Rải sỏi, cát hay đá đập vụn làm lớp nền dày từ 2 cm tới 7 cm. Dưới lớp nền có thể cho lớp đất dinh dưỡng 2-3 cm nhưng cần lưu ý giữ vệ sinh kỹ càng.

– Dùng cọ để vuốt lại lớp sỏi cho bằng phẳng, tạo kiểu theo ý muốn.

– Xếp đá, rễ cây khô và cắm cây. Xếp khéo léo đá trong bể để tạo nơi cư trú cho một số loài cá nhỏ.

– Thả các loại cá, tôm phù hợp với thẩm mỹ, sở thích.

Sau khoảng 2 tuần, cây bắt đầu tươi tốt, khoảng sau một tháng thì phát triển nhanh.

Chi tiết các bước tự làm bể cá cảnh thủy sinh

1. Chọn bể thủy sinh

Phác thảo sơ qua ý tưởng thiết kế bể thuỷ sinh, rồi chọn bể thích hợp.

Việc chọn kích thước bể sẽ quyết định đến loại cây, đá trang trí, các loại cá trong bể.

Nhà nhỏ, bể cá thường có kích thước phổ biến là 1 m, 1,2 m và 1,5 m. Bể dài 3 m thích hợp với phòng khách rộng rãi của biệt thự.

Nên tìm hiểu kỹ vị trí đạt bể thủy sinh nặng hơn bể cá thông thường do phân, nền, cát, sỏi và các phụ kiện như đèn, quạt…. Một cái bể 80x40x40cm sẽ nặng khoảng 200-250kg…..do đó nền nhà cũng như chân đế của bể phải thật chắc chắn.

Đây là những chia sẻ của chúng tôi. Với những bạn mới chơi thì chỉ nên chọn loại bể trung bình, một số kích thước sau bạn có thể chọn (dài x rộng x cao):

• 80 x 40 x 50 (cm)

• 60 x 40 x 50 (cm)

Đây là các loại bể nuôi cá thông thường có bán rất nhiều trên thị trường

Bạn nên đặt bể chứ không nên mua sẵn vì lý do sau:
  • Bể nuôi cá thường có cái kiềng rất to làm nơi để cái máy bơm Oxy không thích hợp cho bể thuỷ sinh vì nó sẽ cản ánh sáng đèn xuống bể. Bạn yêu cầu họ làm cái kiềng nhỏ khoảng 3-4 cm là ổn rồi hoặc có thể đặt bể không kiềng tại Cửa Hàng Lâm Kim Chi của chúng tôi. Kính đáy nên làm kính 8 hoặc 10 ly cho an toàn, vì trong bể thuỷ sinh sẽ có một khối lượng tương đối nặng cát, sỏi, lũa và cả đá…
  • Khoảng cách từ mặt nước lên đến mép thành bể tối đa là 10 cm do vậy nên làm viền thuỷ nhỏ thôi (khoảng 5cm là được) để bạn còn gác đèn lên trên đó.
Chân bể: Tuỳ theo điều kiện kinh tế mà bạn chọn loại chân bể hợp với mình nhưng cũng nên đặt vì chân bể bán sẵn khá yếu, không an toàn, bạn canh chừng sao cho chiều cao của chân bể sao cho chiều cao tính từ mặt đất đến mép trên của bể khoảng 1m0 đến 1m2 là tối đa, nếu bể cao quá sẽ rất khó chăm sóc và trồng cây đây là những chia sẽ của chúng tôi.

Việc chọn vị trí đặt bể trong nhà cũng cần cân nhắc kỹ. Cần đặt bể cá ở chỗ thuận tiện để dễ thay nước, chuyển đất, rửa kính, thay cá và không gây hỏng hóc các đồ vật xung quanh”.

2. Trải lớp nền

Nhiều người có ý định làm bể cá thủy sinh thường thắc mắc về vai trò của đá và sỏi trong bể. Lớp sỏi không chỉ là chỗ cho cây đâm rễ mà còn được sử dụng như một lớp lọc và chỗ cho cá đẻ. Những viên sỏi có kích thước 3 mm được ưa chuộng vì phù hợp với điều kiện chăm sóc bảo quản trong những bể cá kích cỡ trung bình.

Trải một lớp phân bón, cát sỏi làm nền dưới đáy bể. Nền là nơi chứa dưỡng chất cung cấp cho cây, cũng là nơi để trồng cây nên cần có cấu tạo sao cho cây có thể bám rễ và không gây đục nước. Ngoài ra, nền cũng là chỗ ở của vi sinh.

Có rất nhiều cách làm nền cho bể thuỷ sinh nhưng mình xin nêu cho bạn 2 giải pháp sau:
  • Cách 1: Tự trộn phân nền (cách này rất kinh tế)
  • Cách 2: Sử dụng phân nền có sẵn
Khuyên bạn nên mua nền làm sẵn để dảm bảo an toàn nên chọn những nền có tên tuổi.

3. Sắp xếp bố cục và đổ nước vào bể thủy sinh

Một bể cá đẹp cần trang trí nhã nhặn, tạo được chiều sâu cho bể và che đi các phần phụ của bể nuôi.

Bạn tiến hành sắp xếp đá hoặc gỗ vào bể theo cách của mình dự định làm

Sau khi ổn định vị trí của đá, gỗ thì tiến hành đổ nước vào bể, lưu ý không được đổ nước ào ào vào bể (giống như thay nước cho bể cá), nếu làm như vậy thì phân nền sẽ bị xì làm cho nước rất bẩn và khó trong.

Với bể cao, rộng, bạn dùng những mảng đá to, phẳng đặt trên nền bể, có thể làm theo kiểu dốc đứng của hẻm núi. Với dạng bể thấp, nhỏ, nên xếp đá dẹt thành lớp ngang hoặc nghiêng.

Sắp xếp các viên đá. Các viên đá cũng góp phần tăng vẻ mỹ quan cho bể thủy sinh đồng thời giữ cho cây thủy sinh bám chặt vào đáy bể. Hãy sắp xếp các viên đá theo ý tưởng của bạn sao cho nó tôn lên được giá trị của bể.

Cách đổ nước vào bể thủy sinh: Lấy 1 tấm kính lót xuống mặt nền bể rồi đổ nước thật nhẹ lên đó hoặc bạn cho vòi chảy rất nhẹ lên đá và gỗ.

Cách làm cho nước mau trong: bạn nên cho nước vào ra bể từ 3 đến 4 lần đến khi nhìn thấy nước trong, còn ít bụi lơ lửng trong bể nếu chịu khó cẩn thận khâu này thì nước trong bể của bạn sau khi setup sẽ rất mau trong.

Gợi ý: để làm cho hệ vi sinh trong bể mau phát triển thì bạn có thể lấy 1 ít nước cũ của bể cá hoặc bông lọc để đưa sang bể mới, tạo điều kiện “mồi” cho hệ vi sinh phát triển nhưng cũng nên lưu ý không lấy nước từ những bể thuỷ sinh có bị rêu nhé, nếu lấy nước đó thì bể của bạn cũng sẽ bị nhiễm rêu.

4. Chọn lựa loại cây và cách trồng các cây xanh vào hồ

Tuỳ theo sở thích mà bạn chọn các loại cây mà mình muốn trồng, nên tham khảo bạn bè và nhờ tư vấn của các bạn đã chơi thuỷ sinh lâu để chọn được loại cây thích hợp và dễ trồng.

Chọn những loại cây mà bạn thích trong số những cây thủy sinh có bán trên thị trường. Tùy vào từng vào đặc điểm của từng loại cây mà ta bài trí ở các vị trí khác nhau trong bể.

Ví dụ cây rong Mái chèo và rau Mác là các loại cây rất lý tưởng để trồng để che phía sau và các cạnh của bể. Còn các cây rậm rạp dùng để trồng đầy ở các góc ( trước các cây cao hơn) như rau Dừa, Đình lịch, rau Cần trôi. Lại có những cây nên trồng ở mặt tiền trông rất thú vị nếu chúng được đặt trước mảnh đá, phải là cây thấp hơn và sinh trưởng chậm hơn, ta có thể chọn cỏ Năng và Thạch xương bồ.

Khi trồng cây, vật không thể thiếu là một cái kẹp dùng trong y tế ( loại lớn, dài trên 30cm) dùng để kẹp phần rễ cây và trồng xuống sỏi. Trong môi trường nước, lớp sỏi trở nên nhẹ và rời rạc, không thể dùng tay được.

Gợi ý một số loại cây thủy sinh dễ trồng:
  • Anubias: loại bày chia bụi rồi buộc lên gỗ, đá: loại này không cần ánh sáng mạnh, rất dễ trồng
  • Rêu cá đẻ: cũng tương tự Anubias
  • Một số loại cây cắt cắm và dễ trồng như: Thuỷ Cúc, bểng Liễu, Sunset, Thanh liễu,…
  • Một số cây bụi: Hoàng Quan Thảo, Súng tiger, Súng nhật, hẹ nước,…
Khi trồng, bạn nên cắt ngắn bớt cây hoặc cắt bớt rễ cũ trước khi trồng. Bạn dùng cây nhíp y tế (loại dài), giá khoảng 30.000/cây để cắm cây vào các vị trí thích hợp theo bố cục định sẵn.

Đối với các loại cây buộc vào gỗ đá thì bạn dùng cước câu cá loại mảnh nhất hoặc chỉ đen để buộc. Nhớ buộc vữa đủ chặt và không làm đứt thân, rễ của cây.

5. Cho nước vào bể

Dùng túi nylon ngăn vòi nước để không làm đục nước, dòng chảy sẽ không làm hư lớp sỏi nền và làm xí phân lên.

6. Cách chọn bộ lọc và đặt bộ lộc cho bể cá

Những bộ lọc bể cá thông thường không thể sử dụng trong bể thủy sinh vì chúng thường được thiết kế phần gòn lọc trên mặt bể, nhưng bể thủy sinh phải để đèn ở đó. Các bộ lọc có thể dùng cho bể  thủy sinh là:

Có rất nhiều loại lọc mà bạn có thể dùng cho bể thuỷ sinh như:

  • Lọc thác: với bể này thì bạn mua loại có công suất lớn một chút nhưng loại này hiệu quả lọc hơi kém, nó thích hợp cho bể nhỏ.
  • Lọc tràn: loại này kinh tế, lọc cũng khá tốt nhưng nhược điểm là chiếm mất 1 phần diện tích của bể (khoảng 25cm) và nhìn không được thẩm mỹ cho lắm. (giá khoảng 60.000 đến 80.000 cho bể có kích thước nêu trên)
  • Lọc thùng ngoài: loại này lọc khá tốt và hiệu quả, không chiếm diện tích trong bể nhưng giá thành lại cao (khoảng 550.000 đến 700.000 / 1 bộ)
Bạn nên tham khảo trước khi quyết định mua lọc nào.

7. Gắn đèn huỳnh quang, đèn led cho bể thuỷ sinh

Vì được sử dụng để thay thế cho ánh sáng mặt trời trong thiên nhiên nên loại đèn được sử dụng phổ biến là đèn huỳnh quang day-light, với công suất tương đối từ 0.5 – 1wat/lít nước. Các loại đèn màu xanh, bểng….cho bể cá cảnh thông thường không thể sử dụng cho bể  thủy sinh. Chỗ đặt bể càng khuất càng tốt vì như thế, chúng ta có thể kiểm soát hoàn toàn ánh sáng cho cây trong bể.

Chiều dài của bể không dài hơn chiều dài thực của bòng đèn huỳnh quang thông dụng quá 10cm để có thể bố trí ánh sáng hợp lý hơn, ví dụ như bể dài 35 – 40cm là phù hợp với bóng đèn dài 30cm. Bể cũng cần có chiều rộng ( bề ngang) không quá hẹp để dễ bố trí cây theo hướng xa – gần, cao xa phía trong và thấp dần ở phía trước.

Dùng đèn huỳnh quang, và đèn phải có bước sóng thích hợp cho cây thủy sinh, đèn phải có bước sóng từ 6500k-10000k, để thay thế cho sánh sáng mặt trời.

– Đặt chế độ đèn 8-12h/ngày

Với kích thước bể 80 x 40 x 50 (cm), 60 x 40 x 50 (cm) thì bạn nên sắm từ 2 – 3 bộ đèn 6 tấc, thường thì dùng loại đèn có máng Benxiang và bóng Jebo (giá 1 bộ khoảng 150.000 đồng). Việc tăng giảm đèn tuỳ thuộc loại cây bạn trồng có đòi hỏi ánh sáng nhiều hay ít.

Nhớ mua kèm theo Time hẹn giờ để tiện việc tự động hóa, không tốn nhiều thời gian tắt mở của bạn. Giống con người Thủy Sinh cũng cần được nghĩ ngơi. Nên các bạn lưu ý việc tắt và mở đèn thủy sinh.

Ngoài ra bạn có thể trang bị đèn led cho bể thủy sinh.

8. Yếu tố nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho bể  thủy sinh thường là dưới 290c là phù hợp. Khi nhiệt độ nước lên cao trên mức này, có thể bỏ nước đá vào bao nilon hoặc dùng gel làm lạnh trong quạt hơi nước ( loại quạt tản nhiệt cho máy tính)…

9. Tạo khí CO2

Ngoài nhiệt độ ra, chúng ta cũng nên chú ý để nồng độ CO2 cần thiết cho cây quang hợp vì lượng CO2 do cá tạo ra mặt thoáng của nước nhận từ không khí là không đủ, nhất là những bể trồng nhiều cây.

Tùy điều kiện của bạn mà dùng bình tạo khí CO2 kiểu nào, nhưng theo mình thì nên đầu tư mua 1 bộ bình CO2 loại 2kg, có sẵn van (giá 300.000 đồng/bộ) dùng cho tiện và hiệu quả (mua ở Lãnh Binh Thăng hoặc Cao Quý).

10. Thả cá vào bể thủy sinh

Không nên thả cá vào bể ngay mà nên trồng cây trước khoảng 7-10 ngày sau, khi hệ vi sinh trong bể ổn định sẽ an toàn hơn cho cá và cây. Khi mua cá nên hỏi người bán về loại cá nào không cắn nhau, không ăn cây  thủy sinh.

Tuy nhiên cũng có 1 số tài liệu khuyên rằng nên thả cá vào bể thuỷ sinh khi vừa setup

Có nên thả cá vào bể thủy sinh mới setup?
Nhiều người cho rằng không nên thả cá, tôm ngay sau khi set up. Tuy nhiên thức ăn của vi sinh lại là chất thải của động vật, thiếu thức ăn, vi sinh sẽ chết và hệ vi sinh phải mất thêm nhiều thời gian để phát triển. Chính vì thế, ta nên thả 1 số lượng nhỏ cá hay tôm tép vào bể, nhưng không nên nhiều quá bởi hệ vi sinh còn trong giai đoạn hình thành. Nếu ta thả quá nhiều cá, chất thải sẽ không được vi sinh tiêu thụ hết sẽ trở nên độc hại cho cá. Ta nên từ từ thả thêm cho tới khi ổn định. Bạn có thể xem thêm một số loại cá đẹp cho bể thủy sinh.

11. Theo dõi, chăm sóc và cách thay nước

Việc thay nước thường xuyên sẽ đảm bảo môi trường nước trong bể luôn sạch sẽ. Điều này rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của các loại cây thủy sinh và cá sống trong bể.
  • Theo dõi sự phát triển của cây hàng ngày
  • Thay nước 3 ngày/ lần, mỗi lần 1/3 đến 1/2 bể trong 1 tháng đầu để tránh rêu
  • Về sau mỗi tuần thay nước 1/3 – 1/4 bể để giúp nguồn nước luôn trong sạch
  • Bật 2 đèn, mỗi ngày bật 8 tiếng theo kiểu: 4 bật – 4 tắt – 4 bật cũng vì mục đích tránh rêu
  • Không nên thả cá trong vòng 2 tuần đầu vì lúc này môi trường bể chưa thật sự ổn định, tốt nhất nên thả cá sau hơn 1 tuần.
Chúc bạn làm bể cá thủy sinh đẹp như ý!
Chuyên mục: Cá Cảnh
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.