Cách làm hết nhức đầu bằng những mẹo đơn giản hiệu quả để cơn nhức đầu nhanh chóng biên mất. Hãy làm theo các hướng dẫn đươi đây nhé!
CÁCH LÀM HẾT NHỨC ĐẦU
Một viên aspirin có thể giải quyết nhanh chóng cơn đau đầu nhưng lại có nguy cơ đau dạ dày. Thay vào đó, bạn nên thử áp dụng các biện pháp tự nhiên giảm nhức đầu như dưới đây.
Một viên aspirin có thể giải quyết nhanh chóng cơn đau đầu của bạn nhưng đó chỉ là một giải pháp tạm thời, không thể giải quyết được nguyên nhân của cơn đau mà còn có nguy cơ đau dạ dày. Thay vào đó, bạn nên thử áp dụng các biện pháp tự nhiên để giảm cơn nhức đầu.
1. Nguyên nhân phổ biến gây nhức đầu
Căng thẳng và stress có thể là nguyên nhân hàng đầu của nhức đầu và đau nửa đầu. Một số nguyên nhân phổ biến khác của đau đầu và đau nửa đầu bao gồm:
– Trầm cảm và lo âu
– Thiếu ngủ
– Lượng đường huyết thấp và mất nước vì bỏ qua bữa ăn hoặc do bệnh tiểu đường
– Thiếu cafeine đối với những người nghiện cà phê nếu không uống đủ lượng cà phê như mọi ngày
– Một số
thực phẩm như sô cô la, pho mát, hạt hoặc các thực phẩm có chứa bột có thể gây đau đầu
– Mỏi mắt ( do xem
máy tính, TV, lái xe trong mưa, đọc
sách trong ánh sáng mờ, v.v
– Dị ứng với một số loại nước hoa
– Âm thanh quá to
– Thay đổi thời tiết đột ngột
2. Mẹo tự nhiên để trị nhức đầu
– Chườm túi nước đá vào cổ và lưng cho chứng nhức đầu gây ra bởi căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, tức giận hoặc dị ứng
thức ăn
– Nhiều cơn nhức đầu là do mất nước, gây co cơ. Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày không chỉ để ngăn ngừa và giảm đau đầu, mà còn cần thiết để duy trì
sức khỏe nói chung
– Ướp một chiếc khăn lạnh trong nước đá. Thêm hai giọt tinh dầu bạc hà vào khăn và áp khăn vào vùng đau trong 15 phút
– Châm cứu là một phương pháp thường được sử dụng để điều trị nhức đầu do căng thẳng hoặc mãn tính
– Chườm một chai nước nóng, khăn nóng lên cổ và vai để thư giãn
cơ bắp chặt chẽ
– Tránh ánh sáng, chói sáng nếu ánh sáng gây đau đầu cho bạn
– Tắm nước nóng. Nước nóng sẽ giúp thư giãn toàn bộ cơ thể, do đó làm giảm nhức đầu căng thẳng
– Ngủ đúng giờ và đủ
giấc ngủ mỗi ngày. Việc thiếu hoặc ngủ quá nhiều có thể là nguyên nhân gây ra đau đầu
– Tập thể dục có thể làm giảm đau đầu do căng thẳng. Chạy bộ,
bơi lội và đi bộ nhanh sẽ cải thiện lưu thông máu,
giảm căng thẳng và thư giãn cơ thể.
Các biện pháp giải tỏa cơn nhức đầu tự nhiên trên có tác dụng khác nhau với từng người. Do đó, bạn nên thử qua các cách để tìm ra cách phù hợp và hiệu quả nhất với mình.
Quản lý căng thẳng
Nhiều người có thể quản lý các cơn đau nửa đầu hay đau đầu dữ dội mặc dù các đơn căng thẳng có thể bùng nổ. Mặc dù bạn không thể tránh xa các sự kiện gây stress nhưng bạn có thể điều chỉnh
cảm xúc, không để bị cuốn theo những sự kiện này. Bạn cần có các “vũ khí” như thuốc, mát-xa, châm cứu…
Thư giãn đôi chân
Một trong những bài tập giúp giảm stress hiệu quả là thư giãn chân. Đi bộ là một trong những lựa chọn số 1 bởi vì nó giúp chống đau đầu rất hiệu quả. Khi bạn đi bộ, cánh tay đung đưa sẽ giúp các cơ ở vai và cổ được thư giãn, mạch máu được lưu thông, giúp trị tận gốc nguyên nhân gây đau đầu.
Ăn nhiều bữa
Chia nhiều bữa và dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp đường huyết luôn
ổn định. Điều này có nghĩa sẽ không có các cơn đau đầu do đói.
Những bữa ăn chính và bữa phụ có cả protein và chất tinh bột-đường như bánh mỳ phết bơ lạc, cơm gạo lứt ức gà… đều giúp giảm đau đầu hiệu quả.
Uống đủ nước
Lưu ý uống đủ nước bởi tình trạng khử nước cũng là một trong những “thủ phạm” gây đau đầu.
Liệu pháp thể chất
Liệu pháp thể chất kết hợp giữa
luyện tập và giáo dục sẽ giúp giảm đau và cải thiện được cảm xúc. Ở những người đau đầu dữ dội, liệu pháp thể chất có thể giúp cơ cổ mạnh hơn và thiết lập những thói quen mới giúp cơ thể có tư thế tốt hơn.
Thuốc
Các loại thuốc kháng viêm và không steroid như aspirin hay ibuprofen được coi là hiệu quả đối với nhiều loại đau đầu khác nhau. Nhưng tránh uống những loại thuốc này liên tục vì nó có thể gây ra đau đầu do thuốc. Đối với những người đau đầu thường xuyên, đặc biệt là đau nửa đầu, cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc
CÁCH LÀM HẾT CÁC CHỨNG ĐÂU ĐẦU Ở TRẺ EM
Đau đầu là bệnh ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở trẻ vị thành niên, với nhiều loại và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước tuổi dậy thì, bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, nhưng sau khi khởi phát thì lại gặp ở nữ nhiều hơn nam.
Một số kiểu đau đầu thường gặp ở trẻ em như sau:
Đau đầu cấp (cơn đau đầu đơn thuần, kèm có hay không có tiền sử trước đó): Nguyên nhân thường là do: viêm hô hấp trên (có sốt hoặc không sốt),
viêm xoang, viêm họng, viêm màng não (do vi rút hay
vi khuẩn), migraine, cao huyết áp, lạm dụng chất gây nghiện (cocain), thuốc (methylphenidate, steroids…), độc chất (chì…), u não, não úng thủy, xuất huyết nội sọ…
Trong những
nghiên cứu tại phòng cấp cứu về bệnh đau đầu của trẻ em, khi trẻ đau đầu có kèm theo một hay nhiều dấu hiệu như: thay đổi tri giác, cổ cứng, cử động mắt bất thường, liệt nửa người… Và những triệu chứng này đều có bệnh nền nghiêm trọng như xuất huyết nội, u não, viêm màng não.
Khi xuất hiện những cơn đau đầu cấp ở trẻ em, động tác can thiệp tức thì là nên đặt trẻ nằm ở nơi yên tĩnh, phòng tối, đắp khăn ẩm lạnh trên trán, giấc ngủ thường là phương pháp trị liệu hiệu quả nhất.
Đau đầu cấp – tái phát (kiểu đau đầu xen kẽ với những khoảng thời gian không triệu chứng) : Đau đầu migraine (có hoặc không có tiến triển) là dạng đau đầu cấp – tái phát phổ biến nhất ở trẻ em. Trẻ đau đầu migraine có biểu hiện đau đầu từ năm cơn trở lên, kéo dài 1- 48 giờ, đau cả hai bên hoặc chỉ một bên trán, thái dương; cường độ đau từ trung bình tới nặng, tăng lên khi thực hiện các hoạt động thường qui, đi kèm với ít nhất một trong các yếu tố như buồn nôn hoặc nôn, sợ ánh sáng hoặc sợ âm thanh.
Điều trị migraine ở trẻ em được chia thành hai giai đoạn: các biện pháp chung và dùng thuốc. Biện pháp chung đầu tiên là phải khẳng định chắc chắn đối với bệnh nhân và người chăm sóc về nguyên nhân của đau đầu.
Những biện pháp trị liệu tổng quát khác bao gồm xác định và loại trừ các yếu tố khởi phát cơn đau đầu, điều hòa phong cách sống. Những yếu tố khởi phát đau đầu migraine phổ biến ở trẻ em là gián đoạn giấc ngủ, lỡ bữa ăn, lạm dụng thuốc giảm đau và stress.
Cũng nên lưu ý tình trạng nghiện hay cai nghiện caffeine có thể gây ra cơn đau đầu ở trẻ vị thành niên (có một số trẻ vị thành niên dùng nhiều loại nước ngọt có caffeine hay uống vài ly cà phê mỗi ngày). Đa số trẻ bị migraine không cần dùng thuốc. Việc dùng thuốc điều trị hay không do bác sĩ quyết định.
Ngoài ra còn có các hội chứng đau đầu cấp – tái phát khác ở trẻ em và trẻ vị thành niên như: đau đầu kiểu căng thẳng (xảy ra ở trẻ em nhưng chưa có nghiên cứu nghiêm túc), đau đầu do rối loạn khớp thái dương hàm (ít gặp), đau nửa đầu kịch phát (đặc trưng bởi những cơn đau nhiều quanh hốc mắt kéo dài 5-30 phút và xảy ra nhiều lần trong ngày), đau đầu vùng chẩm (đặc trưng bởi những cơn đau như dao đâm ở vùng cổ trên hay vùng chẩm và thường xảy ra khi gập cổ hay xoay đầu)…
Đau đầu mãn – tiến triển (tăng từ từ về tần suất đau và độ nặng): Nguyên nhân là do trẻ bị u não, não úng thủy (tắc nghẽn hay thông thương), não giả u, áp xe não, bướu máu, túi phình mạch máu và các bất thường mạch máu, thuốc, độc chất… Đau đầu mãn – tiến triển có tiên lượng
xấu nhất trong các kiểu đau đầu, liên quan đến việc gia tăng dần về tần suất và độ nặng của cơn đau theo thời gian.
Khi đau đầu có kèm theo thay đổi tình trạng tâm thần, bất thường của cử động mắt, méo đĩa thị, bất đối xứng về vận động hay cảm giác… phải nghi ngờ có bệnh lý nội sọ. Với những bệnh nhân đau đầu mãn – tiến triển phải được chẩn đoán hình ảnh để kịp thời có biện pháp điều trị can thiệp.
Đau đầu mãn – không tiến triển (mãn tính – hằng ngày, đau đầu thường xuyên): Còn gọi là đau đầu mãn hằng ngày. Tỷ lệ bệnh ở trẻ vị thành niên là 0,2 – 0,9%. Nhiều trẻ vị thành niên bị đau đầu liên tục không dứt. Có khi đau đầu kéo dài hơn hoặc bằng bốn giờ và xảy ra trên 15 lần trong một tháng.
Với kiểu đau đầu này phải chú ý xác định các yếu tố làm khởi phát hay làm nặng thêm những cơn đau đầu ở góc độ nguyên nhân tâm lý và giáo dục. Từ đó có kế hoạch điều trị toàn diện (phân tích các thói quen ngủ, tập thể dục, chế độ
ăn uống,
học tập…) như tham vấn, xử trí stress, liệu pháp hành vi… Chú ý không nên dùng
thuốc ngủ cho những bệnh nhân đau đầu mãn tính hằng ngày.
Đau đầu phối hợp (đau đầu cấp – tái phát chồng lên kiểu đau nền mãn tính – hằng ngày): Đau đầu kiểu phối hợp là đau đầu migraine chồng lên nền kiểu đau đầu mãn tính hằng ngày.
Điều trị tương tự như đau đầu mãn tính hằng ngày, kết hợp với tâm lý và hành vi liệu pháp, sử dụng thuốc giảm đau và các thuốc dự phòng.
Đau đầu kiểu căng thẳng thần kinh:
Còn được gọi là đau đầu co cơ hay đau đầu tâm lý – nữ thường bị nhiều hơn nam, bệnh nhân chủ yếu ở tuổi trung niên. Thường đau ở hai bên đầu, bắt đầu từ vùng dưới chẩm hay hai bên thái dương rồi lan ra cả đầu. Đau thường xuyên, không có cảm giác đập theo mạch nẩy, có cảm giác như đầu bị bó chặt lại từ hai thái dương hay vùng chẩm, vùng cổ, khởi phát từ từ, có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần… Bệnh nhân thường là những người trầm cảm, lo âu. Những người dùng thuốc giảm đau kéo dài cũng hay bị đau đầu mãn tính kéo dài diễn ra hằng ngày rất giống với kiểu này. Việc điều trị chứng đau đầu do căng thẳng thần kinh thường bằng các loại thuốc an thần, thuốc chẹn beta hay chống trầm cảm.
2. Đau đầu từng chuỗi:
Là một loại đau đầu do căn nguyên mạch máu – gặp chủ yếu ở nam giới tuổi trung niên và phần lớn là có hút thuốc. Các cơn đau xuất hiện sau khi ngủ từ 1 đến 3 giờ và khi tỉnh dậy đã thay đau đầu nặng. Các cơn đau hay tái phát, ngày có thể đau nhiều lần và kéo dài nhiều ngày hay nhiều tuần liền. Cơn đau chỉ khu trú ở một nửa đầu, đau nhiều ở sau mắt lan ra trán và thái dương, cảm giác đau ở sâu và không đập theo nhịp mạch. Kèm theo có thể là mặt nề, chảy nước mắt, ngạt mũi, chảy nước mũi, ra nhiều mồ hôi, sa mí mắt và co đồng tử cùng bên, không buồn nôn và nôn. Hiện nay loại đau đầu này được coi là những rối loạn thần kinh -hóa học có chu kỳ của cơ thể. Việc điều trị thường bằng corticoid, lithium, methysergid v.v…
3. Đau nửa đầu:
Là một loại đau đầu do căn nguyên mạch máu, xuất hiện thành từng cơn và nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ. Có hai dạng lớn của loại này là:
* Đau nửa đầu không có triệu chứng báo trước: Thường xuất hiện vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, có khi là ban đêm và ít khi xảy ra vào ban ngày. Cơn đau thường khởi phát từ từ và đạt đến đỉnh cao sau vài giờ. Lúc đầu chỉ đau ở một bên đầu (thường ở vùng thái dương – trán) rồi dần dần lan ra cả đầu – đau chủ yếu là ở phần sọ, ít khi thấy đau ở phần mặt. Loại đau này có đặc điểm là đau theo nhịp đập của mạch và nặng lên khi hoạt động nên bệnh nhân thường thích nằm trong buồng tối yên tĩnh. Kèm theo có thể thấy buồn nôn và nôn, mạch chậm, huyết áp đôi khi có thể cao và
nhạy cảm với các mùi. Cơn đau thường kéo dài từ vài giờ tới vài ngày và để lại cảm giác ê ẩm trong đầu sau đó.
* Đau nửa đầu có triệu chứng báo trước: Thường khởi đầu bằng những triệu chứng thần kinh khu trú ở vỏ não hoặc thùy não rồi phát triển dần dần trong 5-20 phút, kéo dài ít hơn 60 phút. Tiếp theo đó là đau đầu, buồn nôn và sợ ánh sáng. Có thể rối
loạn thị lực cùng bên với phía có đau đầu, có cảm giác dị cảm như kiến đốt, kim châm, yếu nửa người hay nói khó hoặc mất ngôn ngữ. Các triệu chứng kéo dài dưới 60 phút và sẽ hồi phục hoàn toàn – đây là điểm khác biệt
lớn nhất để phân biệt với những chứng đau đầu khác.
Trong lúc đang đau nửa đầu nên tránh stress, kiêng ăn sôcôla, phomat, cà phê, rượu, thuốc lá hay thuốc ngừa thai vì chúng có thể tạo điều kiện cho bệnh dễ xuất hiện hơn. Việc điều trị chứng đau nửa đầu thường phải sử dụng đến các thuốc nhóm ergotamin. Phòng bệnh đau nửa đầu bằng các thuốc chẹn beta, ức chế canxi và kháng serotonin.
Các theo dõi
khoa học gần đây nhận thấy những người đau nửa đầu thường tăng nhiều hơn nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Một số khác lại thấy có nhức đầu sau khi quan hệ
tình dục (ở cả nam lẫn nữ). Ngoài ra vi khuẩn Helicobacter Pylori (thường gây ra chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng) cũng có vai trò trong một số trường hợp đau đầu do sự gây viêm và biến đổi nội mạc mạch máu của chúng, cách chữa loại đau đầu này chỉ đơn giản là dùng kháng sinh.
Trong
đời sống hằng ngày nếu bị đau đầu chúng ta cũng có thể loại bỏ chúng bằng một vài động tác nhẹ nhàng như bấm mạnh vào điểm giữa hai lông mày và day thành những vòng tròn nhỏ rồi đặt hai ngón tay trỏ vào góc ngoài của hai đuôi mắt và xoa vuốt ngược lên phía trên. Sau đó đặt 2 ngón tay trỏ lên huyệt thái dương và xoa thành những vòng tròn nhỏ. Việc cử động và xoa bóp cổ gáy cũng có hiệu quả tương tự vì chúng làm giảm bớt sự căng thẳng và co rút gây đau của các cơ ở vùng vai gáy.
Để phòng ngừa chứng đau đầu nên hạn chế dùng rượu, sôcôla,
đồ ăn nhiều mỡ, mì chính, dùng ít các gia vị cay nóng… và cố gắng hạn chế
mất ngủ, stress hay hút thuốc lá.
Tình trạng thiểu năng tuần hoàn não (thiếu máu não) cũng là một nguyên nhân phổ biến hiện nay gây ra chứng đau đầu phổ biến và thường xuyên cho người bệnh. Đối với các bệnh nhân này, lời khuyên là nên sử dụng các thuốc giúp tăng cường tuần hoàn máu não.
Sinh hoạt, ăn ngủ điều độ và tập thể dục hằng ngày cũng có tác dụng rõ rệt trong việc điều hòa các căng thẳng thần kinh và giúp cho giấc ngủ thuận lợi hơn. Ngoài ra trước khi đi ngủ và sáng sớm lúc thức dậy nên dùng bàn tay xoa bóp vùng trán, hai bên thái dương và quanh hai hố mắt, đỉnh đầu… giúp bạn hạn chế được sự phát sinh của các cơn đau đầu.
ĐAU NỬA ĐẦU BÊNH THƯỜNG GẶP Ở PHỤ NỮ
Đau nửa đầu thường xuất hiện có tính chất chu kỳ, với biểu hiện: cơn đau khu trú ở bên đầu, đau theo nhịp mạch đập (đau giật giật), có thể kèm theo nôn, buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động. Đây là căn bệnh tương đối phổ biến, chiếm khoảng 10% dân số, nữ thường mắc nhiều hơn nam, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.
Cơn đau khó chịu
Tùy cơ địa mà mức độ cũng như thời gian đau của mỗi người khác nhau, nhưng triệu chứng điển hình của bệnh như sau: Cơn đau đầu: Cơn đau chỉ khu trú ở một nửa đầu, đôi khi đau đầu có thể xuất hiện luân phiên từ bên nọ lại chuyển sang bên kia, cứng cơ cổ. Trong cơn đau, người bệnh có cảm giác đau nặng đầu rất khó chịu, đau giật giật theo nhịp mạch đập, mức độ từ vừa phải đến dữ dội, có thể nối tiếp từ cơn này đến cơn khác. Thời gian của mỗi cơn đau kéo dài trung bình từ 4 – 12 giờ (nếu không được điều trị). Kèm theo người bệnh có thể buồn nôn, nôn, sợ tiếng động và ánh sáng, dễ bị kích thích và cáu gắt… Sau cơn đau đầu, nếu được nghỉ ngơi và có được một giấc
ngủ sâu, sức khỏe sẽ phục hồi tốt. Ngược lại, nếu người bệnh
không ngủ được hoặc ngủ không sâu sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu âm ỉ và nặng đầu sẽ kéo dài một vài ngày.
Tần suất xuất hiện cơn đau nửa đầu có thể là 1-2 lần/tháng, nhưng cũng có thể cao hơn: 4-5 lần/tháng. Trong một số trường hợp có xuất hiện triệu chứng báo trước cơn đau như thay đổi tâm lý, rối loạn thị giác, rối loạn tiêu hóa..
Nguyên nhân không rõ ràng
Nguyên nhân gây bệnh đau nửa đầu đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có nhiều yếu tố sinh bệnh như: co giãn mạch máu ở đầu (đau do co mạch, sau đó giãn mạch), các chất trung gian
hóa học (trong đó có vai trò của serotonin – một chất có chức năng truyền tải các tín hiệu thần kinh lên não), sự tích tụ bất thường calci bên trong tế bào thần kinh. Chứng đau nửa đầu còn hay xảy ra đối với rất nhiều phụ nữ do sự thay đổi hormon thời kỳ
kinh nguyệt, trưởng thành, mang thai và mãn kinh. Ngoài ra còn có các yếu tố khác cũng gây đau nửa đầu như: căng thẳng, thay đổi thời tiết, giấc ngủ thất thường,…
Điều trị như thế nào?
Bệnh đau nửa đầu thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các cơn đau tái diễn liên tục nếu không được điều trị tốt sẽ làm suy giảm nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần, khả năng lao động cũng như chất lượng sống của người bệnh.
Không có biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh đau nửa đầu, nhưng có thể kiểm soát bằng cách cắt cơn đau và dự phòng cơn đau đầu. Để điều trị cơn đau đầu, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc giảm đau thông thường đối với những người bị đau nhẹ hoặc vừa phải, cơn đau thưa, nhanh chấm dứt. Đối với các trường hợp đau nặng, cơn đau dày dùng thuốc chống viêm giảm đau và thuốc dự phòng cơn đau. Việc dùng thuốc tuyệt đối phải theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
1. Ghi lại nhật ký đau đầu Nghe có vẻ không bình thường nhỉ? Đừng ngạc nhiên nhé vì đây là điều đầu tiên bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm khi muốn cố gắng thoát khỏi chứng đau nửa đầu. Ghi lại một cuốn nhật ký đau đầu giúp xác định nguyên nhân của chứng đau nửa đầu của bạn. Hãy lưu ý thời gian, các hoạt động của bạn trước khi đau nửa đầu, thực phẩm bạn ăn, mức độ căng thẳng của bạn, và các yếu tố khác có thể gây nên.
2. Chườm lạnh Bạn có thể thử áp dụng một miếng gạc lạnh trực tiếp trên vùng đau. Làm vậy sẽ hỗ trợ nhanh chóng và thậm chí có thể nhanh chóng khỏi đau nửa đầu hoàn toàn.
3. Uống một chút caffeine Đây là một mẹo thú vị. Caffeine có thể thực sự gây ra hoặc điều trị chứng đau nửa đầu. Nhưng caffeine cũng có thể là phụ gia làm thuốc nhức đầu và thuốc giảm đau hiệu quả tới hơn 40%. Nó cũng giúp cơ thể hấp thu thuốc một cách nhanh chóng hơn. Hiện có rất nhiều loại thuốc có chứa caffeine. Tuy nhiên, một số người thường bị đau nửa đầu sau khi uống caffeine. Vì vậy, nếu bạn cũng thuộc số đó thì hãy thử những lời khuyên khác.
4. Thư giãn Nếu bạn bị chứng đau nửa đầu, không ép buộc bản thân để đi làm hoặc đi học. Bạn cần phải nghỉ ngơi để cho phép cơ thể của có đủ năng lượng. Bạn có thể thử với một số kỹ thuật thư giãn như thiền và các bài tập thở.
5. Nghỉ ngơi trong một căn phòng tối, yên tĩnh Đèn sáng và âm thanh lớn có thể làm cho chứng đau nửa đầu của bạn trở nên tồi tệ hơn. Nghỉ ngơi trong một căn phòng yên tĩnh và bóng tối và cố gắng ngủ một chút là tốt nhất.
6. Tránh một số yếu tố có nguy cơ Hãy nhìn vào cuốn nhật ký đau đầu của bạn và kiểm tra nếu có những yếu tố tạo nên cơn đau đầu mới của bạn. Bạn bị đau nửa đầu sau khi ăn một số loại thực phẩm nhất định? Liệu nó chỉ xảy ra khi bạn quá bận rộn và căng thẳng? Duy trì nhật ký đau đầu của bạn sẽ giúp bạn biết được manh mối là nguyên nhân của chứng đau nửa đầu bạn đang phải chịu. Và một khi bạn biết những gây nên, tất cả những gì bạn cần làm là tránh chúng ra.
7. Theo dõi thói quen ăn uống Bỏ bữa? Bạn ăn bất cứ điều gì mình muốn ăn? Đây là thời điểm để thay đổi các thói quen ăn uống xấu. Không bao giờ bỏ qua bữa ăn. Làm như vậy chỉ có thể càng làm cho cơ thể bạn không hoạt động đúng. Ngoài ra, tránh những thức ăn gây ra đau đầu của bạn cho dù đó là những món ăn bạn rất ưa thích.
8. Quan tâm đến giấc ngủ Trong những ngày cuối tuần hoặc ngày lễ, nó thực sự là hấp dẫn để ngủ cả ngày. Tuy nhiên, ngủ quá nhiều cũng thực sự có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Thiếu ngủ cũng có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Vì vậy hãy thiết lập một thời gian cụ thể để khi đi ngủ và khi thức dậy. 9. Lưu ý khi dùng thuốc nhức đầu Đôi khi cũng phải dùng thuốc trị nhức đầu để thoát khỏi chứng đau nửa đầu. Hãy thử thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen nhưng phải thận trọng và hỏi tư vấn của bác sĩ vì nếu không thuốc có thể sẽ làm cho bệnh trầm trọng thêm.
10. Tránh căng thẳng. Bạn quá bận rộn tại nơi làm việc hay trường học? Nếu vậy thì hãy lên một kế hoạch cho các hoạt động hàng ngày của mình để có thể giải quyết được hết những việc cần làm trong ngày. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp cuộc chiến căng thẳng. Giảm stress giúp bạn không chỉ trong việc loại bỏ chứng đau nửa đầu mà còn trong việc thúc đẩy sức khỏe tổng thể của bạn.
(ST)