X

Cách nuôi cá Neon

Cá neon là một trong những loài đẹp rất được ưu chuộng hiện nay, chúng có màu sắc ưa nhìn, nhưng lại là loài cá khó sinh sản. Sau đây mình xin hướng dẫn cách nuôi, kinh nghiệm nuôi và chăm sóc cá neon cho các bạn tham khảo.

Cá neon có nhiều dạng khác nhau: cá neon đen, cá neon xanh, cá neon vua. Mình xin giới thiệu và hướng dẫn nuôi cá neon xanh vì đây là loài vừa tiền và phổ biến nhất.

Cá neon xanh là loại hiện nay được chọn nuôi trong bể thủy sinh, chúng bơi thành đàn tạo thành những vệt sáng huỳnh quang long lanh trong bể thủy sinh.

Giới thiệu thông tin cá neon xanh

Cá nhập nội từ cuối thập niên 90, sản xuất giống trong nước từ năm 2003, cung cấp nguồn giống trong nước ra thị trường từ năm 2005.
  • Tên khoa học: Paracheirodon innesi (Myers, 1936)
  • Tên Tiếng Anh: Neon tetra
  • Tên Tiếng Việt: Cá neon xanh
  • Tên tiếng Việt khác: Cá neon thường, neon huỳnh quang
  • Nguồn cá: Trước đây cá neon phải nhập khẩu nhưng hiện nay đã được sản xuất nội địa
  • Chiều dài cá: 3 – 4 cm
Cá neon đẹp trong bể thủy sinh

Đặc điểm sinh học cá neon xanh

Cá neon có hai sọc xanh – đỏ chạy dọc thân, vảy lấp lánh ánh bạc, sống tập trung từng đàn, có nguồn gốc ở lưu vực sông Rio Negro, Nam Mỹ và hiện được nuôi phổ biến trên thế giới.Chúng thích sống trong môi trường nước sạch, có không gian rộng và nhiều oxy hòa tan. Ở môi trường nước dơ, nghèo oxy, cá trở lên nhợt nhạt, yếu ớt, giảm khả năng sinh sản, thậm chí con cái không đẻ trứng nữa hoặc trứng bị cứng.

Trường hợp nước dơ vượt quá ngưỡng cho phép, cá rất hay bị bệnh. Khi bị bệnh, cá trở nên nhợt nhạt, mất màu đỏ lấp lánh trên thân, dấu hiệu này thường bắt đầu từ dưới cuống đuôi, rồi lan dần lên phía trước thân, sau đó một thời gian thì cá chết. Tuổi thành thục lúc 4 – 5 tháng tuổi (con cái sớm hơn con đực), thích ăn các loại sống, nhỏ như bo bo, ấu trùng muỗi, artemia… Con đực có vây lưng và vây hậu môn dài, rộng và sặc sỡ, trong khi con cái tròn hơn, bụng to hơn.

Cá có thể nuôi trong không gian nhỏ, hẹp như các loại bể cá nhỏ, bể cá để bàn

Sản phẩm khuyên dùng:
Máy vệ sinh bể cá chạy pin Aquaworld
– Giá bán: 249 nghìn vnđ
– Có thể hút cặn bẩn bể; lọc qua giỏ lọc rồi trả về bể
– Bơm hút cặn bẩn ra xô
– Chỉ cần bấm nút & di chuyển đầu hút khắp bể

Xem thêm

Kỹ thuật nuôi cá neon

Hướng dẫn cách nuôi cá neon duy trì tuổi thọ cao nhất: – Cá neon là loài cá cảnh đẹp mà ai cũng thích nhưng cá neon là 1 loài cá khó nuôi. Nên khi ta nuôi ta cần phòng bệnh cho cá neon và phải biết cách nuôi cá cho đúng để phòng trách cá chết 1 cách bất thường.
Có lẽ các bạn cũng như mình đôi lúc ko hiểu sao cá Neon lăn ra chết dù đã cố gắng chăm sóc rất kỹ… nếu vậy bạn hãy xem một vài kỹ thuật nhỏ về cách nuôi cá Neon không chết nhé !
  • Nhiệt độ nước (C):20 – 26
  • Độ cứng nước (dH):5 – 20
  • Độ pH:5,0 – 7,0
  • Tính ăn:Ăn tạp
  • Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

Chi tiết đặc điểm sinh học

  • Tầng nước ở: Giữa.
  • Thể tích bể nuôi (L):70 (L)
  • Hình thức nuôi: Ghép
  • Cá thích hợp nuôi trong bể thủy sinh
  • Yêu cầu ánh sáng: Vừa
  • Yêu cầu lọc nước: Nhiều
  • Yêu cầu sục khí: Trung bình

Thiết kế bể

Chiều dài bể: 60 cm

Cá năng hoạt động, thích hợp trong bể trồng nhiều cây thủy sinh có dành không gian tầng mặt và giữa cho cá bơi lội. Bể có nền đáy cát và dòng chảy nhẹ. Nuôi thành đàn từ 6 – 12 con. Có thể nuôi chung với các loài cá hiền khác, tránh nuôi chung các loài có vây dài và bơi chậm do cá ưa rỉa vây cá khác.

Khi cá mới mua về nên xử lý qua các bước sau

B1: dùng thùng xốp chúa nước. thả các loại rong rêu dư thừ của các bạn vào đây (nói chung là mình tận dụng thùng xốp ươm cây đó mà)
B2: thả 3 lá bàng khô đã rửa sạch vào thùng xốp đã chuẩn bị và ngâm 3-4 ngày cho nước trong thùng ngả màu vàng khá đậm và cứ để nguyên những cái là bàng đó trong thùng chỉ vớt ra khi nó đã quá mục rồi thay vào lá bàng khác (mình dùng chừng đó, mình ngĩ không nên nhiều lá bàng quá màu nước đậm lắm)
B3: mua cá neon về thả nuôi trong thùng xốp đã chuẩn bị ở trên, nuôi khoảng hơn 1 tháng cho cá ăn ít 2 ngày 1 lần thôi,cá ổn định và mạnh khỏe sau đó thả cá vào hồ thủy sinh của chúng ta nuôi bình thường (hồ đã ổn định nha), khi này cá rất khỏe và sống rất lì lợm.

– Lý do nuôi cá trước bằng nước lá bàng là vì nước lá bàng có khả năng làm giảm Ph và sát khuẩn, nên mình lò mò làm thử thôi.

Chăm sóc

Cần môi trường nước có tính axít và chất lượng nước ổn định để cá khỏe và lên màu sắc đẹp.

Cá khỏe, dễ nuôi. Cá lên màu đẹp khi nuôi chung cá đực và cái trong đàn, tỉ lệ đực cái là 1:2

Thức ăn

Cá ăn tạp, thức ăn gồm ấu trùng côn trùng, trùng chỉ, cung quăng, mùn bã thực vật đến giáp xác, bo bo, thức ăn viên cỡ nhỏ.

Sản phẩm khuyên dùng:
Máy cho cá ăn tự động 7GS-2005 – 540k
– Giá bán: 540 nghìn vnđ
– Máy cho cá ăn tự động có đồng hồ điện tử
– Nguồn điện: 2 Pin AAA (không bao gồm)
– Hiển thị thời gian: 24 giờ đồng hồ
– Thiết lập đến 4 lần cho cá ăn

Xem thêm

Kỹ thuật chăm cá neon sinh sản

Sinh sản: Khó sinh sản, đòi hỏi yếu tố môi trường (pH nước 5,5 – 6,5; dH 1 – 5, ánh sáng yếu; nhiệt độ 23 – 26 độ C), hệ thống lọc nước … Cá đẻ theo nhóm hay từng cặp, đẻ trứng phân tán, trứng có tính dính, chọn giá thể là cây thủy sinh. Cần tách trứng ra sớm để tránh cá bố mẹ ăn trứng.

Cá Neon khó sinh sản

Trước đây cá neon phải nhập khẩu, nay nhiều nơi đã cho sinh sản thành công. Theo KS. Nguyễn Sơn Hải, cá thường đẻ vào mùa thu và mùa đông, nơi nước hơi có tính acid (pH = 5,5 – 6,5), nhiệt độ 24 – 26 độ C, từng cặp con đực và con cái tách ra khỏi đàn, tìm những nơi có lá hoặc giá thể để đẻ.

Chúng có thể được kích thích đẻ bởi tác động của cặp đầu tiên do pheromon tiết ra. Dấu hiệu sắp đẻ là cá bố mẹ bơi dọc theo giá thể theo hình xoắn ốc từ dưới lên trên. Sự sinh sản có kết quả tốt nếu cá bố mẹ được 9 – 12 tháng tuổi (trứng của những con cái già thường bị cứng). Cá được 5 – 6 tuần tuổi thì có màu như cá trưởng thành. Thức ăn cho cá con là loại nhỏ, mịn như protozoa, artemia… Cá con 1 cm có thể ăn trùn chỉ cắt nhỏ.

Kích thước khi thành thục khoảng 3 – 4 cm. Giữa các đợt đẻ, nên tách riêng đực và cái, đồng thời có chế độ nuôi vỗ. Trong tự nhiên cá bố mẹ thích làm tổ nơi có thực vật nổi, ít ánh sáng, có nơi ẩn nấp. Trong sinh sản nhân tạo, nên chọn những bể 20 – 30 lít, cách đáy vài cm căng lưới để cá bố mẹ không ăn trứng, trong bể đặt rong và thực vật thủy sinh khác tạo chỗ trú ẩn, phía ngoài bể phải che để giảm ánh sáng. Dùng máy lọc nước tuần hoàn để loại bớt tinh dịch gây ô nhiễm. Khi cá bố mẹ được tách ra và đã sẵn sàng đẻ vào sáng hôm sau, thì không được cho ăn (nếu cá vẫn chưa đẻ sau 3 ngày thì cho vào bể khác để nuôi vỗ lại).
Khi đẻ, cá đực dùng miệng thúc vào cá cái, bơi ngang trước cá cái và rung rung các vây, sau đó bơi vào các lùm thực vật, khi cá cái bơi theo, cả hai ép sát vào nhau, giữ chặt nhau bằng vây ngực, cá đực gắn mình vào cá cái bằng các móc trên vây hậu môn, cặp cá quay tròn theo trục thân rồi cùng phóng trứng và tinh; trứng rớt xuống đáy hoặc vào lá. Cá neon đẻ 100 – 300 trứng mỗi lần và 4 – 6 lần/vụ. Vì trứng dễ bị bệnh nấm, cần dùng chất chống nấm trong bể đẻ. Cá nở sau 24 – 36 giờ, sau 5 – 6 ngày thì bắt đầu bơi và bắt mồi tự do. Nên cho ăn ấu trùng artemia hoặc rotifer… đã rửa sạch nhiều lần trong ngày để tránh thừa thức ăn. Thay nước hàng ngày và ươm trong bể lớn.

Lưu ý khi nuôi cá neon

– Độ PH hồ thủy sinh : chuẩn 6,5- hoặc 7 (không có mặn – không muối )
– Nhiệt độ hồ cá : ko chênh lệch quá 3 độ (thay đổi trong 1 ngày)
– Không thay nước hồ thủy sinh quá 20% bể cá , và mỗi tuần thay nước 1 lần theo định kỳ
– Nước ko được có chất cạn bả lơ lững
Sản phẩm khuyên dùng:
Máy lọc trong hồ Magi 200
– Giá bán: 180 nghìn vnđ
– Công suất: 200 lít/h (5W)
– Thích hợp cho bể: 30 – 50L

Xem thêm

– Ko cho cá Neon ăn quá nhiều (chia nhỏ mỗi lần ăn, cho ăn nhiều lần cũng chết). Lưu ý : không để thức ăn cá dư trong hồ
– Ko nuôi 1 số loài cá này chung với Neon được (Phượng hoàng, Mã giáp, Sặc Gấm, Thần Tiên, Cá Dĩa, Cánh Buồm…) Tốt nhất nuôi cá Neon chung bầy cùng loài và vài con cá vệ sinh hồ.
Cá neon rất nhát và rất nhạy cảm với nguồn nước, nếu mua ở các cửa hàng đã “thuần” trong hồ bằng nước máy lâu ngày thì yên tâm hơn loại cá mới vớt lên từ ao nuôi. Hồ thủy sinh chuẩn bị thả cá neon phải có chất lượng nước tốt và ổn định, tốt nhất là thả cá sau khi cây thủy sinh phát triển xanh tốt. Nước trong hồ có pH từ 4,5 – 6,5 là thích hợp (pH trên 7 không tốt cho cá neon). Sau khi tuyển chọn cá khỏe mạnh về, tắt hết máy bơm, đèn trong hồ (tránh cá bị sốc do môi trường mới) để nguyên túi nylon thả vào hồ khoảng 30 phút cho cá quen nhiệt độ môi trường mới. Sau đó mở túi thả cho cá bơi ra từ từ, khoảng 30 – 60 phút sau mở nhẹ máy bơm và mở dần đèn. Tắt – mở đèn đột ngột, máy bơm quá mạnh cũng làm cá neon sợ, tháo chạy lung tung khi mới vào hồ.
Chú ý, không nên thả cá lớn như hồng kim, cá vàng, ông tiên… vào hồ trước sẽ tạo “cảm giác” sợ cho cá neon. Theo anh Thanh, muốn nuôi cá neon chung với các loại cá khác thì hồ phải có cây thủy sinh rậm và hốc đá để cá có nơi ẩn nấp khi bị đối thủ lớn tấn công hay đùa giỡn mạnh bạo. Nên chọn cá hiền lành, có thể hòa đồng tốt với bầy cá neon nhỏ bé. Tỷ lệ cá neon cũng phải ở vào thế “áp đảo” so với cá lớn để chúng bớt nhút nhát (cá neon hoạt động theo bầy). Những hồ trống trải thì không nên thả cá neon chung với các loại cá lớn, chúng sẽ rượt đuổi và cắn phá làm cá neon hoảng sợ, bỏ ăn hay bị thương tích… dẫn đến hao hụt đàn rất nhanh. Thêm một điều cần lưu ý là khi làm vệ sinh, cắt tỉa cây thủy sinh trong hồ phải nhẹ nhàng, tránh cá bị “kinh động”. Khi nhổ bỏ cây trong hồ làm nước đục thì trước đó cần đưa bầy cá ra ngoài, chờ ổn định rồi đưa cá vào trở lại. Thức ăn cho cá neon có bán sẵn, không cho ăn thừa làm ô nhiễm nước, cá dễ bệnh.

Thị trường mua bán, giá bán cá neon xanh

  • Giá trung bình (VND/con): 5000
  • Giá bán min – max (VND/con): 5000 – 10000
  • Mức độ ưa chuộng: Trung bình
  • Mức độ phổ biến: Trung bình
Bể mini nuôi cá Neon khuyên dùng:
Bể Cá Mini ML-M360
– Giá bán: 1 triệu 190 nghìn vnđ
– Thiết kế sang trọng
– Bể cá để bàn nhỏ gọn
– Kích Thước: 35.7×22.3×38 cm

Xem thêm

Chuyên mục: Cá Cảnh
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.