X

Cách nuôi lợn thịt siêu nạc mau lớn

Ngành chăn nuôi lợn của nước ta đang trong giai đoạn phát triển vì vậy các mô hình chăn nuôi lợn nông hộ cũng được mở rộng thêm về quy mô và số lượng. Để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi lợn lấy thịt chúng ta cần nắm vững các kỹ thuật chăn nuôi cho đúng quy trình. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp nuôi lợn thịt đạt hiệu quả cao nhất.

Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt sạch bằng men ủ vi sinh

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt sạch bằng men ủ vi sinh trên nền đệm lót sinh học đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh có thể xảy ra cho người và vật nuôi.
Với quy trình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, lợn được vận động nhiều, thịt chắc khỏe, tỷ lệ nạc cao, có màu sắc đẹp, có mùi vị thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Không chỉ vậy, đệm lót sau thời gian 2-3 năm còn có thể tái sử dụng làm phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch.
Ảnh minh họa: (Vũ Sinh/TTXVN)

Chăn nuôi lợn thịt sạch theo phương pháp này đảm bảo vệ sinh môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh có thể xảy ra cho người và vật nuôi nhờ thiết kế chuồng hở, mái cao, thoáng.
Ngoài ra, đệm lót lên men được sản xuất chủ yếu từ trấu, mùn cưa không độc tố, cát và chế phẩm sinh học, giúp phân hủy tốt chất thải tại chỗ, không gây mùi hôi thối cũng như ảnh hưởng xấu tới không khí, nguồn nước.
Thực phẩm lên men được trộn cùng bã bia cho lợn ăn, hoàn toàn không sử dụng thức ăn công nghiệp. Nhờ vậy, tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho thức ăn chăn nuôi, lợn lại có thể tăng dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng thịt thương phẩm an toàn, thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Chuẩn bị đệm lót sinh học

Độ dày của đệm lót thay đổi theo mùa, mùa hè 40 – 60 cm, mùa đông 60 – 90 cm. Độ dày của đệm lót giảm dần do lợn dẫm lên trong quá trình di chuyển, nên khi làm mới thường tăng thêm khoảng 20%.
Chất độn làm đệm lót là một số loại mùn bột nhỏ như mùn cưa; trấu, vỏ hạt bông, lạc, thân cây bông, lõi ngô, thân cây ngô nghiền kết hợp với trấu. Để chuẩn bị cho chuồng lợn có diện tích 20 m2, độ dày của đệm lót khoảng 60 cm, phải chuẩn bị 200 lít dung dịch lên men, 5 kg bột ngũ cốc.
Dung dịch lên men trước 1 – 2 ngày, cho 1 kg men gốc, 10 kg bột ngũ cốc, thêm 200 lít nước sạch, khuấy đều, đậy kín, để chỗ ấm 24 giờ, mùa đông có khi kéo dài đến 48 giờ. Sau đó, lấy khoảng 2 lít dung dịch lên men đã được chuẩn bị trộn ẩm, đều sau đó để chỗ ấm. Sau 5 – 7 giờ, rải lớp trấu dày khoảng 30 cm, dùng vòi phun mưa, cào đều đến khi độ ẩm đạt khoảng 40%, tưới đều 100 lít dung dịch men. Tiếp tục dải 30 cm bột mùn, phun nước sạch đến khi đạt độ ẩm 20%, rải đều bột ngũ cốc lên bề mặt của lớp bột mùn. Tưới đều 100 lít dung dịch lên men còn lại lên bề mặt. Làm phẳng toàn bộ lớp mặt mùn cưa, phủ bạt kín. Sau vài ngày, dưới độ 30 cm lớp đệm lót có nhiệt độ khoảng 400C, có mùi thơm nhẹ của rượu, bỏ lớp bạt, cào nhẹ lớp bề mặt khoảng 20 cm, khoảng 1 ngày sau thì thả lợn vào.
Độ dày của đệm lót thay đổi theo mùa

Kỹ thuật ủ thức ăn bằng men vi sinh

Phương pháp lên men ướt

Thường sử dụng cám ngô và cám gạo lên men làm thức ăn cho lợn. Để lên men 100 kg cám ngô và cám gạo thực hiện như sau: Lấy 0,5 kg men, 4 kg cám ngô hòa vào trong thùng đựng 100 lít nước sạch, khuấy đều trong 1 giờ. Trộn đều cám ngô còn lại và cám gạo, từ từ cho đến hết, thấy nước hơi ngập mặt cám là được. Khi đổ cám vào thùng, không đổ đầy, để cám cách miệng thùng khoảng 15 – 20 cm, tránh sau khi lên men thức ăn bị đầy, nổi lên trên và tràn ra ngoài. Để hở miệng thùng sau 4 – 5 giờ thì đậy kín. Nhiệt độ trên 300C, thời gian lên men khoảng 24 giờ, nhiệt độ dưới 300C thời gian lên men khoảng 24 – 28 giờ, khi thức ăn chua nhẹ, thơm nhẹ là được. Vào mùa hè, thức ăn sau khi ủ men vi sinh chỉ nên cho lợn ăn trong khoảng 2 ngày. Trong quá trình sử dụng hạn chế mở nắp thùng, tránh hiện tượng thức ăn bị nhiễm nấm.

Phương pháp lên men khô ẩm

Đòi hỏi điều kiện lên men chặt chẽ hơn, chỉ sử dụng được các loại cám, bột để làm thức ăn lên men. Để lên men 100 kg cám ngô, gạo thực hiện như sau. Lấy 0,5 kg men vi sinh và 2 kg cám ngô hòa vào thùng chứa 40 – 45 lít nước, 10 – 15 phút khuấy đều 1 lần, trong 1 giờ. Trộn đều cám ngô và cám gạo, tưới đều nước men lên, trộn cho đến khi cám ẩm đều. Xúc vào thùng hoặc bao ni lon, không nén chặt, để hở miệng 5 – 6 giờ thì đậy kín miệng. Nhiệt độ trên 300C, thời gian lên men khoảng 24 – 36 giờ; nhiệt độ dưới 300C, thời gian lên men khoảng 36 – 48 giờ. Chú ý khi lên men không sử dụng bao nilon, thùng bị thủng, hạn chế mở miệng bao, nắp thùng, tránh thức ăn bị nấm mốc.

Phương pháp sử dụng thức ăn

Sử dụng thức ăn lên men vi sinh trộn thêm thức ăn công nghiệp để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để lợn tăng trọng nhanh hơn. Chọn loại thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein trên 45%. Chỉ trộn thức ăn lên men với thức ăn công nghiệp trước khi cho ăn. Sau khi trộn có thể để nguyên dạng khô hoặc trộn thêm nước thành dạng lỏng để cho lợn ăn, tùy vào thói quen.
Thành phần phối trộn thức ăn ủ men với thức ăn công nghiệp thay đổi theo kiểu lên men, giống lợn và giai đoạn phát triển.

Lợn lai F1

Lợn trọng lượng dưới 15 kg: Phối trộn với tỷ lệ 1 phần thức công nghiệp với 4 – 5 phần thức ăn lên men ướt hoặc 4 – 5 phần thức ăn lên men khô. Cho ăn với lượng 0,7 – 1,1 kg/con/ngày với thức ăn lên men ướt; 0,5 – 0,8 kg/con/ngày với thức ăn lên men khô.
Lợn có trọng lượng 16 – 30 kg: Phối trộn tỷ lệ 1 phần thức ăn công nghiệp với 6 – 7 phần thức ăn lên men ướt hoặc 5 – 6 phần thức ăn lên men khô. Cho ăn 1,2 – 1,7 kg/con/ngày với thức ăn lên men ướt; 0,8 – 1,2 kg/con/ngày với thức ăn lên men khô.
Lợn có trọng lượng 31 – 60 kg: Phối trộn 1 phần thức ăn công nghiệp với 7 – 8 phần thức ăn lên men ướt và 6 – 7 phần thức ăn lên men khô. Cho ăn với lượng 1,7 – 3,4 kg/con/ngày với thức ăn lên men ướt và 1,7 – 2,3 kg/con/ngày với thức ăn lên men khô.
Lợn có trọng lượng trên 61 kg: Phối trộn 1 phần thức ăn công nghiệp với 9 phần thức ăn lên men ướt hoặc 8 phần thức ăn lên men khô. Lượng thức ăn 3,4 – 4 kg/con/ngày với thức ăn lên men ướt; 2,3 – 3 kg/con/ngày với lượng thức ăn lên men khô.

Lợn siêu nạc

Lợn trọng lượng dưới 15 kg: Phối trộn 1 phần thức ăn công nghiệp với 4 – 5 phần thức ăn lên men ướt hoặc 3 – 4 phần thức ăn lên men khô.
Lợn có trọng lượng 16 – 30 kg: Phối trộn 1 phần thức ăn công nghiệp với 5 – 6 phần thức ăn lên men ướt hoặc 4 – 5 phần thức ăn lên men khô.
Lợn có trọng lượng 31 – 60 kg: Phối trộn 1 phần thức ăn công nghiệp với 6 – 7 phần thức ăn lên men ướt hoặc 5 – 6 phần thức ăn lên men khô.
Lợn có trọng lượng trên 61 kg: Phối trộn 1 phần thức ăn công nghiệp với 8 phần thức ăn lên men ướt hoặc 7,5 phần thức ăn lên men khô.
Lượng thức ăn tương tự như lợn lai F1.

Chăn nuôi lợn thịt hiệu quả với mô hình chăn nuôi khép kín ở địa phương

Để chăn nuôi nuôi heo mang lại kết quả lợi nhuận cao, nhiều nông dân đã tìm cách phối trộn cám, tự sản xuất con giống, giúp hạ chi phí đầu vào. Nắm được công thức cám trộn có hàm lượng dinh dưỡng tương đương với cám hỗn hợp mà giá thành lại rẻ hơn. Ngoài việc dùng cám trộn, các trang trại hiện nay cũng bắt đầu hướng tới quy mô chăn nuôi khép kín như tự sản xuất con giống, học cách tiêm vắc xin phòng ngừa dịch bệnh cho heo. Nhờ đó, họ đã giảm được chi phí chăn nuôi, đặc biệt là giảm lỗ trong những thời điểm heo hơi rớt giá. Chúng tôi xin chia sẻ các bước kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt mang lại hiệu quả như sau:

1. Chuồng trại: Nên bố trí trên nền đất cao ráo không ngập úng, xa dân cư, tiêu thoát chất thải tốt, có đủ nước, xây theo hướng đông tây.

2. Chọn giống: Nên nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao. Thân dài, mông nở, bụng thon.

Chú ý: Hạn chế mua nhiều loại giống nhiều nơi về nuôi, phải nắm lý lịch nguồn gốc giống lợn mua về nuôi, lợn phải đều về trọng lượng.

3. Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn

* Giai đoạn 1: heo thịt được nuôi từ 70 – 130 ngày tuổi. heo có trọng lượng trung bình từ 23 – 60 kg. Người chăn nuôi cần cho heo ăn theo khẩu phần có 17 – 18 % protein thô ( safeed- 100) , giá trị khẩu phần có từ 3100 đến 3300 Kcal
* Giai đoạn 2: heo thịt được nuôi từ 131 – 165 ngày tuổi. heo có trọng lượng từ 61 – 105 kg, khẩu phần ăn của heo có từ 14 – 16 % protein thô và 3000 – 3100 kcal
Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn nên áp dụng để nuôi các giống heo ngoại hay heo lai F2 có 75% tỷ lệ máu ngoại trở lên. Kỹ thuật này thường áp dụng ở những cơ sở chăn nuôi tập trung, có trình độ thâm canh cao.
Cả hai kỹ thuật trên cần thiết phải cân đối thành phần các a xít amin và a xít béo không no mạch dài.

4. Phân lô, phân đàn

Sau khi cai sữa heo con chúng ta tiến hành phân lô, phân đàn để tiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc phân lô, phân đàn phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
– Khi ghép tránh không để cho heo phân biệt đàn và cắn xé lẫn nhau.
– Heo ở trong cùng lô nên có trong lượng như nhau hoặc chênh lệch nhau không nhiều (độ đồng đều cao).
– Ghi chép đầy đủ và đánh dấu hay bấm số để theo dõi từng cá thể (xem ở phần quản lý đàn).
– Mật độ phải đảm bảo thích hợp theo quy định lợn từ 10 – 35 kg có 0,4 – 0,5 m2/con, từ 35 – 100 kg có 0,8 m2/con.

5. Kỹ thuật cho ăn, uống

– Cho heo ăn đúng với tiêu chuẩn và khẩu phần
– Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô sau
– Cho heo ăn từng đợt, tránh để vung vải thức ăn ra nền chuồng, phải đảm bảo con nào cũng được ăn khẩu phần của nó.
– Tiêu chuẩn ăn phải thay đổi từng tuần
– Không sử dụng những thức ăn mất phẩm chất
– Không pha loãng thức ăn quá tỷ lệ 1 : 1
– Tập cho heo ăn có phản xạ có điều kiện về giờ giấc cho ăn để nâng cao khả năng tiêu hóa.
– Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột
– Nước uống cho heo uống thỏa mãn nhu cầu.
– Vừa cho heo ăn vừa theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn vào

6. Chuồng nuôi và vệ sinh

Ở điều kiện nước ta chuồng nuôi của heo thịt là kiểu chuồng hở, đảm bảo ấm về mùa đông mát về mùa hè, nền chuồng luôn khô ráo và sạch sẽ.

7. Phòng bệnh cho heo

Trước khi heo đưa vào nuôi thịt chúng ta phải tiêm phòng vào lúc 8 – 12 tuần tuổi đối với các loại vắc – xin thông thường, riêng đối với bệnh Phó thương hàn cần tiêm cho heo trong thời kì heo con theo mẹ và sau đó có thể tiêm phòng nhắc lại. Thông thường sau khi tiêm lần 1 khoảng 10 – 20 ngày, heo có thể được tiêm nhắc lại hay bổ sung. Tẩy các loại giun sán bằng các loại thuốc như Tetramysone, Dipterex, Levamysone cho heo trước khi đưa vào nuôi thịt.

Nuôi lợn siêu nạc, bỏ túi 300 triệu đồng/năm

Đến xã Quảng Bị (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) hỏi tìm nhà ông Dương Việt Long – bà Nguyễn Thị Đào, gần như ai cũng biết, bởi đây là gia đình chăn nuôi lợn siêu nạc giỏi nhất nhì xã này.
Lúc chúng tôi đến thăm, bà Đào đang tất bật đổ cám cho đàn lợn, con nào con nấy mông vai nở nang béo tròn, nhìn rất thích mắt. Ngơi tay trò chuyện, bà Đào cho biết, hiện mỗi năm gia đình bà duy trì 12 lợn nái. Trung bình mỗi lứa, mỗi lợn nái đẻ 12 con, bà để nuôi thành lợn thương phẩm, sản lượng xuất ra thị trường đạt khoảng 24 tấn thịt/năm, với giá bán khoảng trên dưới 45.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí đầu vào, gia đình bà có mức thu nhập trên dưới 300 triệu đồng/năm.
“Thời gian đầu, nuôi lợn nái gặp nhiều khó khăn, do đây là giống lợn mới, chúng tôi còn lúng túng, nhưng một thời gian sau cố gắng học hỏi, mua sách kỹ thuật về học thì áp dụng được luôn” – bà Đào nhớ lại.
Bà Trịnh Thị Đào chăm sóc đàn lợn tại trang trại của gia đình.Ảnh:  Hải Đăng
Từ 2 lợn nái ban đầu, đẻ ra lứa nào, ông bà đều để nuôi. Để tiết kiệm chi phí thức ăn, vợ chồng bàn nhau nấu rượu vừa để bán, vừa để lấy bã nuôi lợn. Nói về kinh nghiệm nuôi lợn siêu nạc, bà Đào cho biết: Để mọi hoạt động của lợn không bị xáo trộn, không ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, phát triển của đàn lợn, người chăn nuôi cần vệ sinh chuồng trại, các vật dụng chăn nuôi cũng như khu vực xung quanh sạch sẽ, đảm bảo thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, oxy cho lợn nhanh lớn.
Trong quá trình nuôi lợn, chủ trang trại cần quan sát, kiểm tra định kỳ mọi hoạt  động diễn biến bất thường của từng con lợn để có biện pháp phòng chống kịp thời; kiểm tra tất cả số lượng đầu vào, đầu ra, thành phần, hàm lượng thức ăn… để có sự điều chỉnh cho thích hợp.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức hơn để nuôi lợn thịt có hiệu quả và cho năng suất cao nhất.
Sudo Vật Nuôi
Chuyên mục: Vật Nuôi
Tags: nuôi lợn

Trang web này sử dụng cookies.