X

Cách phòng tránh và xử trí bệnh quai bị hiệu quả cho trẻ em

Quai bị là một bệnh lây truyền, có khả năng nhiễm bệnh ở bất kì lứa tuổi nào trong đó trẻ em trong độ tuổi 5-8 tuổi là lứa tuổi dễ bị nhiễm bệnh nhất.
Biết cách phòng tránh và xử trí bệnh quai bị sẽ giúp trẻ tránh được những biến chứng nguy hiểm sau này.
Triệu chứng của bệnh quai bị
Bệnh quai bị do virut quai bị thuộc nhóm Paramyxo virut gây nên. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp, qua các bụi nước của hơi thở, truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành.
Bệnh phổ biến ở nhiều nơi, có khi bùng lên thành dịch ở những nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học).
Các phụ huynh cần biết cách phòng tránh và xử trí bệnh quai bị hiệu quả cho trẻ em
Bệnh nhân sốt 38 -39oC, đau đầu, chán ăn, khó nuốt, khó nói, đau nhức các khớp xương, thăm khám thấy miệng ống Stenon phù nề, tấy đỏ nhưng không bao giờ có mủ chảy ra.
Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan ra vùng trước tai, mỏm chũm, lan xuống dưới hàm. Da vùng sưng có màu sắc bình thường, không nóng đỏ và có tính đàn hồi. T
hường sưng cả 2 bên tuyến nước bọt mang tai, có khi chỉ sưng 1 bên, sưng 2 bên so với sưng 1 bên là tỷ lệ 6/1.
Song song với các tổn thương ở tuyến nước bọt, virut quai bị còn làm tổn thương ở ngoài tuyến nước bọt gây viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, viêm tụy cấp, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi kẽ, viêm đa khớp hoặc biểu hiện ở các cơ quan khác như tuyến lệ, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến vú, buồng trứng.
Các tổn thương này thường có các triệu chứng không điển hình, diễn biến lành tính. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần chủ động phòng tránh bệnh quai bị cho trẻ, nhằm tránh những biến chứng xấu sau này.
Cách xử trí khi trẻ em bị bệnh quai bị Hiện nay, chưa có một loại thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị nên ngoài việc đưa ngay trẻ đến cơ quan y tế để kiểm tra, cha mẹ cần lưu ý:
Cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.
Chế độ dinh dưỡng: không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt, cho uống paracetamol 30mg/kg thể trọng/ngày, chia 3 lần.
Cho trẻ uống nhiều nước, có thể cho trẻ uống nước ngọt.
Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm(thường nên giữ trẻ trong nhà ít nhất chín ngày).
Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.
Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.
Tăng cường vệ sinh răng, miệng, họng: Cho xúc miệng bằng nước pha oxy già, nước muối.
Ở nơi có lá lốt, rau diếp cá, húng chanh có thể dùng 2-3 thứ cùng đun kỹ, cho ít muối, lọc cho xúc miệng hàng ngày nhiều lần. Nếu trẻ có dấu hiệu viêm não-màng não, viêm tụy… cần cho đi bệnh viện.
Có thể cho trẻ uống nước ngọt để giúp trẻ dễ ăn hơn.
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ có triệu chứng đau đầu dữ dội, nôn thốc.
Chườm nóng vùng góc hàm.
Ăn lỏng khi trẻ nhai và nuốt đau
Khi có biến chứng viêm tinh hoàn, trẻ cần được nằm nghỉ, sử dụng dụng cụ đeo nâng bìu hoặc mặc quần “nhỏ” chật. Trường hợp đau nhiều có thể chườm túi đá, dùng các thuốc chống viêm. Khi có biến chứng viêm tụy tạng có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc chống nôn…
Cách phòng tránh quai bị hiệu quả cho trẻ em Tránh cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị.
Gây miễn dịch chủ động bằng vắc xin.
Để tránh cho trẻ bị tiêm nhiều mũi thuốc vắc xin hiện đã có loại vắc xin kết hợp chống 3 bệnh: Sởi, quai bị, rubella. Loại vắc xin kết hợp này được cơ thể dung nạp tốt, có tác dụng gây miễn dịch chắc chắn và bền vững.
Vắc xin không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi.
Tuy nhiên, không phải cứ chích ngừa là sẽ phòng được bệnh. Trên thực tế, việc chủng ngừa chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80% nên sau khi chích ngừa vẫn cần có ý thức phòng bệnh.
Điều cha mẹ nên biết về quai bị ở trẻ em

Bệnh quai bị có thể tự điều trị tại nhà, nhưng với trường hợp bé sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi 5 -14.
Mùa lạnh là thời điểm trẻ em dễ mắc bệnh quai bị. Ảnh: Lê Phương. 
Theo bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng Khoa nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2, quai bị là bệnh viêm tuyến mang tai, thường do 2 nguyên nhân: do siêu vi và do vi trùng.
Với các trường hợp do siêu vi thì không cần phải đến bệnh viện điều trị, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 đến 7 ngày. Trong trường hợp này, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt tại nhà.
Với những trường hợp quai bị do vi trùng, bé có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị sớm, bé có thể xảy ra một số biến chứng như viêm não – màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng. Tình trạng viêm tinh hoàn có thể dẫn đến teo tinh hoàn và một số ít trong đó có khả năng dẫn đến vô sinh.
Hiện nay, chưa có một loại thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị nên ngoài việc đưa ngay trẻ đến cơ quan y tế để kiểm tra, cha mẹ cần lưu ý: 
– Cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.
– Chế độ dinh dưỡng: không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt.
– Cho trẻ uống nhiều nước
– Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm. Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.
– Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra.
– Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.
Biện pháp phòng ngừa: 
– Tránh cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị
– Cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vắcxin chủng ngừa. Những bé từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm ngừa bệnh này. Tuy nhiên, không phải cứ chích ngừa là sẽ phòng được bệnh. Trên thực tế, việc chủng ngừa chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80% nên sau khi chích ngừa vẫn cần có ý thức phòng bệnh.

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh quai bị ở trẻ

Bệnh quai bị là một loại bệnh lý của các tuyến nước bọt, gây ra bởi một loại virus có tên là Paramyxovirus có ái tính với các tổ chức tuyến và thần kinh. Là một loại bệnh nhiễm virus thường thấy, tác động chủ yếu đến trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. 
1. Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh quai bị? 
Bệnh quai bị là một loại bệnh lý của các tuyến nước bọt, gây ra bởi một loại virus có tên là Paramyxovirus có ái tính với các tổ chức tuyến và thần kinh. Là một loại bệnh nhiễm virus thường thấy, tác động chủ yếu đến trẻ em từ 5 đến 15 tuổi.
Bệnh quai bị  là loại bệnh truyền nhiễm lưu hành quanh năm với các đợt phát thành dịch thường gặp vào mùa Đông – Xuân.
2. Bệnh quai bị có những nguồn bệnh và đường lây nào? 
Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây bệnh cho người. Bệnh rất dễ lây và cho miễn dịch bền vững sau khi khỏi bệnh (không mắc lại bệnh lần 2). Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp bởi các giọt nước bọt nhỏ li ti bắn ra khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi…
Bệnh có khả năng lây từ 7 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên và 7 ngày sau khi hết triệu chứng. Người bệnh chính là nguồn bệnh và các vật dụng có nhiễm nước bọt của người bệnh. Điều khó khăn trong việc cách ly nguồn bệnh là thời gian 7 ngày trước khi có biểu hiện lâm sàng.
3. Các đối tượng nào dễ mắc bệnh quai bị? 
Bệnh quai bị có thể gây nhiễm cho mọi lứa tuổi, nhưng do là một loại bệnh dễ lây nên đa số các trẻ nhỏ bị mắc bệnh này. Lứa tuổi thường gặp là 5 tuổi đến 15 tuổi (khi chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh).
Qua điều tra nghiên cứu thấy trên 85% người trưởng thành đang khỏe mạnh đã có tiền sử mắc Bệnh quai bị . Những nguy cơ mắc  Bệnh quai bị cá biệt cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ hơn, thậm chí mới có 5- 6 tháng tuổi do kháng thể chống  Bệnh quai bị được hưởng thụ từ máu và sữa mẹ cũng đã bị suy giảm và hết. Nên trong thời gian có dịch và nguy cơ nhiễm bệnh lớn cũng phải chú ý bảo vệ các đối tượng này.
4. Triệu chứng lâm sàng của bệnh ra sao? 
Sau khi bị nhiễm virus Bệnh quai bị , trẻ sẽ trải qua một thời gian ủ bệnh kéo dài 18 đến 21 ngày, hoàn toàn yên lặng không bộc lộ dấu hiệu và triệu chứng gì.
Tiếp đó, bước sang giai đoạn khởi phát bệnh với các triệu chứng sốt, nhức đầu, nôn. Có thể có trước khi sưng tuyến nước bọt.
Trong các tuyến nước bọt (tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi…) thì tuyến mang tai có tỷ lệ bị tác động nhiều hơn hẳn (tuyến này nằm ở vị trí góc hàm trước và dưới mỗi bên tai). Nói chung triệu chứng dễ thấy nhất trong bệnh quai bị là tuyến mang tai sưng to. Thường tuyến ở một bên sưng lên nhiều ngày trước khi tuyến bên kia bị sưng, nhưng đôi khi bệnh chỉ ảnh hưởng đến 1 tuyến. Trường hợp sưng cả 2 bên tuyến mang tai sẽ tạo bộ mặt của bệnh nhân có hình dáng như quả lê. Bệnh nhân nhai, nuốt khó khăn.
Các triệu chứng khi sang đến giai đoạn toàn phát sẽ hết đi trong vòng vài ngày. Nhưng bệnh nhân vẫn còn khả năng lây nhiễm cho người khác cho tới khi hết hẳn sưng, tuy nhiên bệnh khi đó có thể lan sang tuyến nước bọt khác hoặc gây biến chứng đối với một số phủ tạng khác.
Cũng cần biết là 1/3 số bệnh nhân  bệnh quai bị không biểu hiện triệu chứng gì. Đôi khi,  bệnh quai bịqua đi mà không hay biết do tuyến không sưng trong vụ dịch bệnh quai bị . Cũng có gặp những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng viêm tinh hoàn (một biến chứng thường gặp ở một số bệnh nhân bị  bệnh quai bị khi đã ở độ tuổi trẻ trưởng thành) nhưng tuyến nước bọt không hề sưng to.
5. Bệnh quai bị ở người lớn và trẻ em có gì khác nhau? 
Nói chung,  bệnh quai bị có diễn biến lành tính các triệu chứng thoái lui trong vòng khoảng 10 ngày và không để lại di chứng gì. Nhưng đối với bệnh nhân lớn tuổi thường cường độ các triệu chứng toàn thân (sốt, đau đầu…) tăng hơn, các biến chứng hay gặp hơn và thường có thể để lại hậu quả xấu.
6. Bệnh quai bị có thể gây ra các loại biến chứng nào? 
Trong một số trường hợp, bệnh quai bị có thể tác động đến một số tuyến khác ngoài tuyến nước bọt: 
Viêm tinh hoàn: Sưng, đau tinh hoàn. Có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi sưng tuyến nước bọt và đôi khi ngay cả khi không có sưng đau tuyến. Viêm tinh hoàn chiếm tỉ lệ 2% số trường hợp quai bị. Thường khi bị viêm một bên, nhưng cũng có thể viêm sưng đau cả 2 bên (25%).
Viêm tụy tạng (0,4%): đau nặng vùng thượng vị, trong nước tiểu có đường.
Viêm buồng trứng, viêm tuyến giáp: hiếm gặp
Bệnh quai bị có thể gây biến chứng màng não – não: 
Viêm màng não tăng lâm ba lành tính. 16% trường hợp bị quai bị mắc phải.
Viêm não: chiếm tỉ lệ 0,5%0. Biến chứng này có thể xảy ra ở thời điểm tuyến nước bọt đang sưng viêm hoặc sau đó 2 – 3 tuần lễ.
Biến chứng vào các thần kinh sọ não (0,1%) gây điếc một bên hoặc cả 2 bên tai. Các biển chứng gây viêm thần kinh, viêm tủy, viêm nhiều rễ thần kinh có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp.
7. Dựa vào dấu hiệu và triệu chứng gì để xác định bệnh quai bị? 
Chẩn đoán  bệnh quai bị chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ.
Trong một số trường hợp  việc phải chẩn đoán phân biệt cũng phải đặt ra giữa viêm tuyến nước bọt do  bệnh quai bị với các viêm tuyến nước bọt do các nguyên nhân nhiễm khuẩn, do tác động của một số thuốc điều trị, do nhiễm độc hóa chất hoặc chẩn đoán phân biệt với trường hợp tắc tuyến nước bọt do mổ.
8. Điều trị quai bị 
Biện pháp điều trị duy nhất là điều trị triệu chứng bằng thuốc hạ nhiệt, thuốc giảm đau khi đau nhiều và thuốc chống viêm. Ăn lỏng khi bệnh nhân nhai và nuốt đau. Giữ vệ sinh răng miệng.
Khi có biến chứng viêm tinh hoàn bệnh nhân cần được nằm nghỉ, sử dụng dụng cụ đeo nâng bìu hoặc mặc quần “nhỏ” chật. Trường hợp đau nhiều có thể chườm túi đá, dùng các thuốc chống viêm.
Khi có biến chứng viêm tụy tạng có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc chống nôn…
9 Làm sao để dự phòng ngăn ngừa bệnh lây lan? 
Bệnh nhân cần được cách ly tối thiểu 15 ngày kể từ ngày phát bệnh.
Gây miễn dịch chủ động bằng vắc xin. Các vắc xin quai bị đang được sử dụng là vắc xin sống giảm độc lực chỉ cần tiêm một mũi duy nhất vào dưới da. Virus đã được xử lý giảm độc lực khi tiêm vào cơ thể, không còn khả năng gây bệnh và có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại virus gây bệnh quai bị .
Để tránh cho trẻ bị tiêm nhiều mũi thuốc vắc xin hiện đã có loại vắc xin kết hợp chống 3 bệnh: Sởi, quai bị, rubella.
Loại vắc xin kết hợp này được cơ thể dung nạp tốt, có tác dụng gây miễn dịch chắc chắn và bền vững.
(Blogsudo Tổng Hợp)
Chuyên mục: Quai Bị

Trang web này sử dụng cookies.