X

Cách tăng độ pH bể cá một cách tự nhiên

Nồng độ pH của bể cá giảm đột ngột là vấn đề mà nhiều người nuôi cá gặp phải. Khi hiện tượng này xảy ra, môi trường sống trong bể sẽ gặp nguy hiểm, ảnh hưởng đến tất cả các loài sinh vật.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao độ pH của nước đột nhiên bị giảm và cách tăng độ pH bể cá lên mức bình thường bằng các cách tự nhiên.

Nguyên nhân khiến nồng độ pH trong bể cá bị giảm là do sự thay đổi các yếu tố sinh học tự nhiên trong bể như thức ăn cho cá còn thừa đọng lại hoặc các chất hữu cơ bị phân hủy. Do đó, bạn cần phải liên tục kiểm tra và có các điều chỉnh phù hợp, trong trường hợp cần thiết, bạn cần áp dụng các cách tăng độ pH cho bể cá của mình.

Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng các hóa chất để tăng độ pH. Nếu bạn sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến những thay đổi lớn một cách nhanh chóng. Mà việc thay đổi độ pH đột ngột có thể dẫn đến các hậu quả ngoài ý muốn cho bể cá của bạn. Vì vậy, tốt hơn hết bạn không nên lựa chọn các giải pháp cấp tốc. Cách tăng độ pH tự nhiên vẫn là cách tốt nhất, và có rất nhiều phương pháp tự nhiên mà bạn có thể áp dụng.

1. Thêm san hô đã được nghiền nát

Xương san hô, và thậm chí hầu hết vỏ của các loài động vật thân mềm, thường có chứa canxi cacbonat tự nhiên có khả năng làm tăng độ pH. Bạn có thể dễ dàng mua san hô nghiền ở bất kỳ cửa hàng cá cảnh nào.

Thêm san hô nghiền vào bể thông qua bộ lọc

Cách tăng độ pH sử dụng san hô nghiền tốt nhất là thêm vào bể thông qua bộ lọc. Giai đoạn đầu, bạn có thể sử dụng 2-3 túi lọc nhỏ. Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh lượng san hô nghiền phù hợp với bể cá của mình.

Sau đó, nếu độ pH quá cao, bạn có thể dễ dàng bỏ bớt một hoặc hai túi để giảm xuống. Một cách khác để sử dụng san hô nghiền là bạn chỉ cần thả một ít vào thẳng bể cá.

Hãy nhớ rằng tác động của san hô nghiền đến độ pH trong bể sẽ đến từ từ và bạn sẽ phải chờ một vài giờ mới thấy độ pH dần dần được tăng lên.

2. Thêm đá dăm dolomit vào bộ lọc

Những viên sỏi đủ màu không chỉ có tác dụng thẩm mỹ cho bể cá của bạn mà nó còn là một cách tăng độ pH tự nhiên vô cùng hiệu quả. Những viên sỏi này có kết cấu thô với lớp phủ dạng bột được làm bằng dolomit. Dolomit là một loại khoáng chất tự nhiên giàu canxi và magiê và theo thời gian nó có khả năng chuyển hóa thành đá hoặc sỏi.

Đá dăm dolomit

Đá dăm dolomit trắng thường được bán trong các cửa hàng cá cảnh để sử dụng trong các bể cá nước mặn giúp ổn định pH và độ kiềm.

Cách tăng độ pH tốt nhất bằng đá dăm dolomit là để chúng vào bộ lọc của bể cá. Nhưng có một nhược điểm là nó sẽ khiến bạn khó vệ sinh bộ lọc. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng chất tẩy rửa sỏi được truyền qua ống xi-phông để làm dăm đá chuyển động tròn trong bộ lọc và hút các chất bẩn ra ngoài.

3. Sử dụng đá vôi (đá calcerous)

Đá vôi là một loại đá calcerous có chứa hàm lượng canxi cacbonat và chúng thực sự lý tưởng để tăng độ pH cho cả bể cá nước mặn lẫn nước ngọt.

Đá vôi dễ dàng được tìm thấy trong các cửa hàng xây dựng. Đây là một cách ổn định độ pH cho bể cá hiệu quả mà lại rẻ tiền.

Một dạng phổ biến của đá vôi thường được sử dụng để trang trí cho bể cá cảnh và giúp ổn định độ pH là “Texas Holy Rock”. Các tạo hình hố và hang động tự nhiên bằng đá vôi là nơi trú ẩn ưa thích của các loại cá như cá da trơn hay cá cichlid.

Texas Holy Rock

Nhưng với cách tăng độ pH này, bạn cần lưu ý sử dụng ít đá vôi. Bởi chiếc bể cá của bạn có thể trở nên chật chội, và quan trọng hơn, độ pH của nước có thể trở nên quá cao đối với những chú cá của bạn. Hãy thử đặt trong bể hai khối đá vôi có thể tích vừa phải và quan sát mức độ ảnh hưởng của chúng đến độ pH trong bể.

Ngoài ra còn có các loại đá calcerous khác giúp làm tăng pH của nước như: Aragonite, Tuffa, Oolite, Travertine.

Vì chất liệu này khá rẻ nên chúng là một lựa chọn tốt để giữ độ pH trong bể cá ở mức cân bằng. Nhưng hay nhớ đừng lạm dụng. Đầu tiên bạn hãy sử dụng một lượng nhỏ, sau đó kiểm tra độ pH của nước, và tiếp tục quá trình này cho đến khi bể cá đạt được mức độ pH lý tưởng.

4. Rong macroalgae (bể cá biển)

Trồng các loài rong macroalgae trong bể cá cảnh biển có rất nhiều lợi ích. Rong macroalgae hấp thụ khí CO2 gây hại trong bể, là một vật trang trí tuyệt đẹp giúp môi trường sống của những chú cá cảnh giống với ngoài tự nhiên. Và nó còn là một cách tăng độ pH của nước rất hiệu quả.

Điều giúp rong macroalgae có khả năng làm tăng pH là nó có thể chung sống ôn hòa với nhiêu sinh vật và cạnh tranh với các loài tảo gây hại trong bể. Nó cũng có thể tạo ra ôxy tự nhiên hoà tan tuần hoàn trong bể, giúp nguồn nước trở nên trong lành.

Rong macroalgae

Rong macroalgae là lựa chọn phù hợp nhất đối với những người mới bắt đầu nuôi cá. Ngoài giá thành rẻ, nó còn dễ trồng và giúp cảnh quan trong bể trở nên sống động hơn so với san hô.

Rong macroalgae rất dễ sống sót mà không đòi hỏi phải bảo trì quá nhiều và chúng có thể dễ dàng thích nghi với những thay đổi trong môi trường hoặc nhiệt độ nước. Bạn thậm chí không cần phải đầu tư vào các thứ ánh sáng phức tạp bởi vì chúng có thể phát triển ngay cả với ánh sáng thấp.

Ngoài ra, rong macroalgae còn cung cấp thức ăn cho nhiều loài cá nhỏ trong bể của bạn. Mặc dù rong macroalgae là lựa chọn tốt hơn san hô nhưng bạn cũng cần lưu ý các khoáng chất trong nước cũng rất cần thiết cho độ pH lý tưởng trong bể cá.

Mời các bạn xem thêm bài viết về cách giảm độ pH tự nhiên cho bể cá.

Bạn có thể mua và sử dụng sản phẩm sau đây để đo độ pH:

Máy đo độ PH ATC PH-2011 (Đỏ)
– Giá bán: 650 nghìn vnđ (đã giảm giá 18%)
– Màn hình lớn LCD có đèn nền
– Có thể được sử dụng trong bóng tối
– Tự động điều chỉnh với độ chính xác cao
– Dễ sử dụng với tính ổn định cao

Xem thêm

Chuyên mục: Cá Cảnh
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.