X

Cách tiêu tiền nào làm bạn nghèo đi?

Bạn đang tiêu tiền theo cách nào: dựa theo thói quen, ngẫu hứng hay có mục đích? Dù kiếm được rất, rất nhiều tiền, bạn cũng sẽ không bao giờ có thể trở nên giàu có nếu như không thể vượt qua lối chi tiêu theo cảm tính, tiêu nhiều hơn số tiền mình có thể kiếm được.

                             

Trên thực tế, việc nhận thức được điểm kích thích cảm xúc của mình để kiếm tiền, tiêu tiền và tiết kiệm tiền là điều tiên quyết đối với tất cả những lời khuyên về chi tiêu khác. Để bắt đầu tháo nút cảm xúc của mình trong việc chi tiêu, hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:
Những kinh nghiệm cá nhân nào, dù tốt hay xấu có liên quan đến tiền mà bạn có thể nhớ được từ thời thơ ấu?<br />Bạn có làm việc để kiếm tiền khi ở tuổi thiếu niên không? Tại sao có và tại sao không? Bạn đã làm gì với số tiền của mình khi còn là một thiếu niên?<br />Bố mẹ bạn đã quản lý tiền như thế nào? Có có gặp khủng hoảng tài chính không? Tiền có tạo ra sự căng thẳng trong gia đình không?<br />Bố mẹ bạn đã dạy bạn về tiền như thế nào? Họ để cho bạn tư do quyết định về tiền ở mức nào?<br />Tiền đóng vai trò gì trong sự chọn lựa nghề nghiệp của bạn?<br />Nỗi sợ của bạn về tiền là gì?<br />Hoàn tất câu này: “Nếu tôi có thật nhiều tiền, tôi sẽ…”.

Bài kiểm tra đơn giản đó sẽ làm lóe lên vài tia sáng về lý do vì sao bạn lại hành động theo cách mà mình đang làm đối với đồng tiền.

Dưới đây là mô tả về các kiểu sử dụng tiền chính. Mục tiêu ở đây là không thay đổi kiểu dùng tiền của bạn một cách đột ngột mà là giúp bạn phát đạt với cách thức của mình:

Người đua đòi: Bạn tập trung vào việc đạt được thành công và để cho người khác biết được mình thành công như thế nào bằng cách mua thật nhiều đồ đạc. Người đua đòi xem tiền và thành công ngang bằng như nhau, hoặc chí ít, đó là cách chính để ghi điểm. Tham vọng là mắt sáng, vung tay quá trán là mặt tối. Người đua đòi thường kiếm đủ tiền để có được những thú tiêu khiển mà họ mong muốn, nhưng thường nghĩ rằng họ có thể tiêu xài ngớ ngẩn nhiều hơn nữa. Bạn nên tận dụng tài năng kiếm tiền của mình bằng cách giữ lại những gì bạn kiếm được nhiều hơn. Hãy bước chậm lại và cân đối những món hàng mà bạn muốn trong các mục ưu tiên chi tiền của mình.

Người mạo hiểm: Bạn là người thích ly kỳ và chấp nhận rủi ro về tiền bạc. Bạn thường nghĩ rằng mình thông minh hơn người khác và hiển nhiên sẽ đạt được điểm số cao hơn. Mặt tốt ở đây là bạn thoải mái với rủi ro, điều này có thể đáp trả bạn một khoản tiền hậu hĩ. Nhưng chấp nhận những rủi ro không được chế ngự là điều nguy hiểm và có thể khiến bạn gặp cảnh phá sản về tài chính. Ví dụ, hãy cố gắng kiểm soát bản năng liều lĩnh của mình bằng cách đầu tư vào quỹ tương hỗ chứng khoán thay vì chứng khoán cá nhân.

Người lánh nạn tài chính: Bạn cảm thấy việc mua sắm thật ly kỳ, điều này có thể khiến bạn tiêu xài quá trớn và mắc nợ. Hoặc bạn bị mất nguồn thu nhập và dùng tiền vay để chi trả những thứ cần thiết. Dù cách nào, bạn đều nhanh chóng nhận thấy mình đang chạy trốn khỏi các khoản nợ. Nếu như có mặt tích cực thì đó là việc bạn biết được nỗi đau khi mắc một khoản nợ khổng lồ và có thể tạo ra quyết tâm thoát khỏi cảnh đó. Điểm yếu của bạn là tiêu xài quá nhiều hoặc kiếm được quá ít và bạn xem thẻ tín dụng như một vị cứu tinh. Hãy cắt giảm các loại thẻ đi, tìm một phương cách để làm ra nhiều tiền hơn khoản chi trả tối thiểu và suy đi tính lại trong mỗi lần mua sắm. Bạn sẽ cần phải nghiên cứu lại con đường sự nghiệp của mình và kiếm thêm nhiều tiền hơn nữa.

Người du ngoạn: Bạn có thể đầy đủ hoặc thậm chí thịnh vượng về tài chính nhưng đồng tiền của bạn chỉ được quản lý một cách bình bình. Việc ít bị khủng hoảng về tài chính đã làm cho bạn thoải mái với tình trạng hiện tại. Mặt tích cực là bạn biết tổ chức và có trách nhiệm. Nhưng tự mãn có nghĩa là bạn đang bỏ lỡ các cơ hội và khả năng giàu có to lớn hơn. Hãy khuấy động lên và xem xét toàn diện tình hình tài chính của mình. Ví dụ, lập mục tiêu nghỉ hưu nhàn hạ và xác định xem liệu bạn có đang hăng hái tiết kiệm để thực hiện điều đó hay không.

Đà điểu châu Phi: Bạn chôn vùi bộ óc tài chính của mình dưới cát bởi vì bạn không cảm thấy thoải mái với tiền, thậm chí là bạn bối rối, bị dọa dẫm hoặc lúng túng vì nó. Mặt tích cực là bạn không bị ảnh hưởng bởi ý tưởng tích lũy và tiêu xài tiền – điều cho phép bạn tập trung vào những thứ quan trọng hơn trong cuộc sống. Nhưng cuối cùng bạn sẽ hối hận vì đã tránh né các vấn đề về tiền bạc và không thiết lập mục tiêu tài chính. Hãy dùng chiến lược thiết-lập-và-quên-đi, chẳng hạn như kế hoạch thanh toán tự động và đầu tư tự động.

Người bủn xỉn: Bạn dành dụm tiền và bỏ lỡ niềm vui cũng như những điều tốt đẹp mà bạn có thể thực hiện được bằng tiền. Bạn căng thẳng lo sợ mất tiền và nỗ lực thật nhiều để tiêu tiền ít đi. Bạn ắt hẳn đã có mức sống quá thấp so với tài sản của mình, có thể đang sống trong một thế giới không có niềm vui. Mặt tích cực là bạn là người tiết kiệm xuất sắc nhưng chỉ xuất sắc đối với những khoản tiêu dùng mà đồng tiền không phát huy tác dụng tốt – ấy chính là tiêu xài, cho đi và cho phép tiền tự tạo ra tiền. Hãy dấn thân vào những sự đầu tư nhiều rủi ro hơn bằng cách chuyển một số tiền ra khỏi những nơi siêu an toàn – chẳng hạn như chứng nhận ký quỹ ngân hàng sang quỹ tương hỗ có chỉ số chứng khoán Standard and Poor 500. Và lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ thú vị. Bạn đã tạo ra tiền kia mà.

Chuyên mục: Làm Giàu
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.