X

Cách uống rượu không say và không đỏ mặt

Trong môi trường hiện đại với các bữa tiệc, các cuộc gặp mặt sẽ khiến nhiều người lo lắng bởi bia rượu. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn các cách uống rượu không đỏ mặt.

Các cách uống rượu không đỏ mặt và không say:

1. Biết lượng sức

Tửu lượng của mỗi người là khác nhau, tùy theo trọng lượng, tuổi tác, giới tính… Bạn hãy xác định rõ “ngưỡng an toàn” của mình để biết điểm dừng đúng lúc. Thông thường, ngưỡng an toàn khi uống bia (nồng độ 4%) là từ 300-350ml (1 lon), rượu sâm banh (nồng độ 11%) khoảng 150-200ml và rượu màu có mùi (nồng độ 17-20%) khoảng 50ml. Khi uống rươu với liều lượng như vậy, bạn sẽ không đỏ mặt hay say rượu.

2. Hãy ăn trước khi uống


                                  
Tuyệt đối không được để dạ dày trống rỗng vì khi đói ethanol dễ dàng hấp thụ vào cơ thể, khi đi vào dạ dày, do không có vật gì cản trở, nên ethanol sẽ tiếp xúc trực tiếp với màng dạ dày, thấm ngay vào máu và nhanh chóng ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra cảm giác say nhanh hơn, bên cạnh đó uống khi chưa ăn còn dễ gây ra các bênh về dạ dày như viêm loét dạ dày.

3. Uống chậm, uống ít mỗi lần nâng ly

Cách uống rượu không đỏ mặt tiếp theo chúng tôi muốn chia sẻ đó là uống chậm và ít mỗi lần nâng ly. Trung bình, cơ thể bạn cần khoảng 1 tiếng đồng hồ để “tiêu hủy” hết 30ml chất uống có cồn. Vì thế, nếu bạn uống càng nhanh, thì cơ thể bạn càng không có khả năng chống lại sự “tấn công” của rượu.

4. Không pha trộn nhiều loại rượu cùng lúc

Rượu thuốc, rượu vang, rượu trắng… mỗi loại có thành phần và liều lượng khác nhau, khi uống lẫn lộn, sẽ dễ làm bạn say hơn. Việc pha trộn các loại nước ngọt có gas và đồ uống có cồn sẽ làm bạn say nhanh chóng hơn vì phản ứng tạo bọt khí sẽ làm chất cồn ngấm vào máu nhanh hơn.

5. Hãy “thủ” một ly nước khi uống rượu
Bạn nên uống nước ngay sau khi uống rượu. Cách này sẽ giúp bạn không bị “sốc” cồn và giúp đẩy nhanh quá trình đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện, làm bạn không bị say hay đỏ mặt khi uống rượu.

6. Uống nước trái cây sau khi uống rượu
Nước ép trái cây như nước cam ép, táo ép hay nước cốt quả Atiso đỏ chứa nhiều thành phần axit amin và hàm lượng đường fructose, có tác dụng trung hòa lượng cồn của rượu, từ đó có tác dụng giải rượu nhanh, không đỏ mặt.

7. Uống trà atiso đỏ

                                        
Đây được coi là cách giải rượu hiệu quả từ thiên nhiên, người uống sẽ không đỏ mặt hay hết cảm giác say rượu.
Nếu bạn uống trà, thành phần tanin trong trà lại càng kích thích nhanh hơn quá trình thẩm thấu của cồn vào dạ dày và gây hại cho dạ dày nhiều hơn. Tuy nhiên, một ly trà atiso đỏ sẽ vô cùng tốt vì đây là một loại thảo dược có khả năng giải rượu rất tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chống lại cảm giác say.

Phía trên là các cách uống rượu không đỏ mặt cũng như các bí quyết giải rượu cho những người thường xuyên phải sử dụng bia rượu.
Roselle Việt Nam hi vọng với các cách uống rượu không đỏ mặt trên sẽ giúp các bạn cảm thấy khỏe khoắn và không con lo lắng trong các bữa tiệc, hay gặp gỡ khách hàng.

Theo Roselle Việt Nam
Chuyên mục: Bia Rượu
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.