Nhúng bàn chải đánh răng vào nước đang sôi. Mặc dù cách này sẽ làm các lông bàn chải yếu đi, tuy nhiên lại rất hiệu quả trong việc giết chết hàng triệu con vi khuẩn còn bám trụ trong bàn chải. Áp dụng phương pháp này 1 lần/tuần để hạn chế tối đa hư tổn cho bàn chải mà vẫn đảm bảo an toàn.
Thỉnh thoảng ngâm vài phút bàn chải đánh răng trong dấm rồi rửa sạch với nước ấm. Cẩn thận để không bị bỏng tay.
Cách bảo quản và phương pháp làm sạch bàn chải như sau:
Không dùng chung bàn chải đánh răng.
Rửa sạch bàn chải đánh răng của bạn với nước máy sau khi sử dụng để loại bỏ hết kem đánh răng còn thừa và các mảnh vụn thức ăn.
Đặt bàn chải ở vị trí thẳng đứng và để khô cho đến lần sử dụng kế tiếp. Nếu có nhiều bàn chải được đặt trong cùng vật chứa, cần giữ các bàn chải không tiếp xúc với nhau.
Không nên che phủ hay bảo quản bàn chải trong những hộp đựng kín thường xuyên. Vì một môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn hơn những nơi thoáng khí.
Thay bàn chải đánh răng mới 3-4 tháng/lần. Lúc này, lông bàn chải đã bị mòn và xơ, kém hiệu quả để làm sạch răng. Bàn chải có thể mòn nhanh hay chậm tùy thuộc mỗi cá nhân. Thường xuyên kiểm tra độ mòn của lông bàn chải và thay mới sớm hơn nếu cần thiết. Bàn chải đánh răng của trẻ em có thể cần phải được thay thế thường xuyên hơn của người lớn.
Nên để bàn chải đánh răng ở đâu?
Không để bàn chải ở những vị trí nằm ngang sau khi đánh răng xong. Nên dựng đứng chúng để nước có thể róc khô, tránh ẩm ướt ở lông bàn chải. Đặt bàn chải ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với bàn chải đánh răng của người khác.
Trước khi lấy kem đánh răng, cầm bàn chải rửa sạch qua với nước ít nhất trong 1-2 phút. Sau khi đánh răng xong, có thể súc miệng bằng nước súc miệng thích hợp nhằm loại bỏ những vi khuẩn còn lại ở trong miệng.