Xông hơi với lá là phương pháp chăm sóc sức khỏe đơn giản có nguồn gốc lâu đời trong dân gian dựa trên hình thức tự điều tiết thân nhiệt bằng cách làm cho cơ thể tiết ra mồ hôi. Kinh nghiệm dân gian thường dùng nồi xông trong những trường hợp thông thường như cảm mạo.
Khi xông hơi, cơ thể chúng ta sẽ tăng tiết mồ hôi và giãn nở những mạch máu ngoại vi, đây là phương cách hữu hiệu không những giúp cơ thể giải cảm mà còn một số tác dụng đặc biệt khác như tiêu thũng tán thấp (chống phù nề, trừ nặng nề cơ thể), giải độc cơ thể…
Vậy tình trạng cơ thể như thế nào thì có thể dùng nồi lá xông?
Bình thường nhiệt độ của cơ thể ổn định là nhờ sự lưu thông ở tuyến da. Khi bạn bị cảm cúm với các triệu chứng: đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng, da khô không có mồ hôi, đau xương, đau mình, muốn nằm… Đông y cho đây là hiện tượng bế biểu do cảm phong hàn. Khi đó, các lỗ chân lông cơ thể bạn đang bị bít lại, đường phế đạo đang bị ách tắc nên làm xuất hiện một loạt những triệu chứng kể trên.
Trong trường hợp này, bạn có thể dùng nồi xông lá để giúp cơ thể giãn mạch, mở lỗ chân lông hàn tà mở đường cho các virus độc hại thoát ra ngoài.
Một số loại lá dùng để chữa cảm mạo bằng phương pháp xông?
Hiện nay, nhiều người bệnh thường sử dụng xông lá để chữa bệnh cảm cúm: Lá có tinh dầu giúp sát trùng đường hô hấp như: lá tre, long não, chanh, bưởi, sả, bạc hà, tía tô, hương nhu, cúc tần… Những loại dược liệu trên đây có tính kháng khuẩn, có mùi thơm, có chứa tinh dầu có tác dụng tân ôn giải biểu, trừ phong thông khiếu, kháng sinh khử trùng, giúp giải cảm, cơ thể người bệnh ra mồ hôi, hạ nóng sốt, tiêu độc rất tốt. Bởi vậy, từ xưa đến nay dân gian vẫn thường dùng lá xông để chữa cảm. Đông y cũng xem đó là phương pháp điều trị cảm có hiệu quả.
Cách nấu và tiến hành xông như thế nào thì đúng:
Cấu tạo của nồi lá xông
Với kinh nghiệm dân gian, quả thật là rất phong phú. Nhưng nhìn chung có thể thấy các loại lá để làm nồi xông gồm có các loại lá thơm có tinh dầu có tác dụng tân ôn giải biểu, trừ phong thông khiếu, kháng sinh khử trùng… Ở đây xin dẫn ra một số lá, một số cây mà bà con quen dùng: lá chanh, lá sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá mít, lá nhãn, cây cứt lợn, lá gừng, lá nghệ, lá tre, hương nhu, ngải cứu… Ngoài ra mỗi địa phương bà con còn dùng những loại lá theo kinh nghiệm của riêng mình.
Cách nấu và tiến hành xông
Các thứ lá trên rửa sạch cho vào xoong đổ vừa nước, lấy lá chuối bịt miệng, đậy nắp nấu sôi. Bệnh nhân được bố trí trong phòng kín tránh gió lùa. Đặt nồi xông trên giường, bệnh nhân trùm kín chăn ngồi xông từ 15-20 phút. Khi đã thoát được mồ hôi, bệnh nhân dùng khăn bông sạch lau khô người rồi mặc quần áo mới. Khi tiến hành xông cần có một người ở bên để phục vụ và chăm sóc người bệnh.
Khi nào thì dùng nồi lá xông?
Khi bị cảm cúm có các triệu chứng: Đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng, da khô không có mồ hôi, đau xương, đau mình, muốn nằm. Đông y cho đây là hiện tượng bế biểu do cảm phong hàn. Các lỗ chân lông bị bít lại, đường phế đạo đang bị ách tắc làm xuất hiện một loạt những triệu chứng kể trên.
Kết quả sau khi xông
Để tăng nhanh tác dụng, trước khi xông, bạn có thể dùng một miếng bông nhỏ thấm đẫm dầu gió thả vào nồi nước lá. Tinh dầu bạc hà trong dầu gió sẽ theo hơi nóng lan tỏa và dẫn nhiệt vào cơ thể người ốm nhanh hơn và êm hơn.
Sau khi vừa xông xong có thể cho bệnh nhân ăn cháo nóng có lá tía tô, hành, tiêu bắc, chanh ớt…
Kết quả sau khi xông?
Dùng các loại dược liệu cùng với nước nấu sôi, các chất trong lá đã biến thành hơi nước nên nó rất dễ dàng đi vào đường hô hấp đến tận phế nang. Hơi nước vào khoang miệng, vào niêm mạc mắt mũi và qua da để vào cơ thể. Tới đâu đều có sự trao đổi chất ở đó.
Sau khi xông, da của bệnh nhân trở nên mềm mại, nhuận và mát. Đường hô hấp được thông suốt, giảm đau, giảm tiết, hạ khí cho nên bớt đau đầu, chóng mặt, khó thở. Trong các lá xông có kháng sinh, có tinh dầu cho nên có tác dụng chống viêm, tuyên thông phế khí, giảm đau, hạ sốt… Các lỗ chân lông được thông thoáng, da tươi nhuận trở lại. Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, nhẹ người, khoan khoái hẳn lên.
Ngay sau khi vừa xông xong, người bệnh cần lau sạch mồ hôi tránh để thấm ngược và nên ăn thêm bát cháo nóng giải cảm có lá tía tô, hành, tiêu, chanh…
Để lưu ý người dùng phương pháp này:
Trong những trường hợp nhất định, người bệnh có thể điều trị bằng nồi xông trong khoảng 1-2 ngày đầu bị bệnh. Tuy nhiên, không nên kéo dài thời gian ngồi xông quá 10 phút; Không để mồ hôi đổ ra quá nhiều vì người sẽ bị mệt, mất nước, khiến bệnh thêm nặng.
Sau khi xông phải lau khô mồ hôi, thay quần áo, tránh nơi có gió. Đặc biệt, không nên tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở, nếu gặp lạnh sẽ bít lại nước không thoát được sẽ dẫn đến dễ bị cảm, máu huyết lưu thông chậm. Ngoài ra, người bệnh không nên xông liên tục mỗi ngày. Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn, thì cần ngưng xông, lau khô người, nằm nghỉ, nếu nặng hơn phải đưa đến bệnh viện để cấp cứu.
Đối tượng chống chỉ định với xông lá
o Người đang sốt cao, sợ nóng không sợ lạnh, không khát nước, ra nhiều mồ hôi.
o Người bị sốt do siêu vi.
o Người có cơ thể suy nhược, vừa mới hết bệnh, người già yếu, mệt mỏi.
o Phụ nữ đang mang thai, hoặc vừa mới sinh.
o Người đang bị tiêu chảy.
o Người đang bị sốt xuất huyết.
o Người đang trong tình trạng say rượu hoặc sau khi uống rượu.
o Người mắc bệnh ngoài da.
o Người bị bệnh huyết áp cao, bệnh lý tim mạch.
o Người có biểu hiện bệnh tâm thần.
o Chỉ định của xông hơi, tắm hơi.
o Người đang bị sổ mũi, đau người, hắt hơi, ho.
o Không ra mồ hôi hay ít ra mồ hôi.
o Tổng trạng bình thường.
Phương pháp dùng nồi xông là phương pháp đơn giản, dễ làm, rẻ tiền. Kết quả cũng như mặt tích cực của nó là rất đáng kể. Mỗi gia đình nên tích cực trồng cây dược liệu trong vườn, chắc chắn có nhiều khi cần đến nó.
Ms. Su Tổng Hợp