X

Cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ

Để tăng cường trí nhớ và loại bỏ sự đãng trí, bệnh nhân nên tập trung hơn vào công việc đang làm; nhắc lại, xem, viết, tổng hợp lại những thông tin đã tiếp nhận. Cần dùng thuốc khi những cách tương tự không đem lại hiệu quả.

Trí nhớ của mỗi người đều có phương thức hoạt động phù hợp với hoàn cảnh nghề nghiệp, gia đình hoặc vị thế xã hội của mình. Có nhiều hình thức trí nhớ, thường song được phân thành hai loại: trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Trí nhớ ngắn hạn là khả năng lưu giữ các thông tin mới nhận được một cách tạm thời (trong vài giây) trước khi nó được củng cố để giữ gìn lâu dài. Còn trí nhớ dài hạn là sự lưu giữ các thông tin thu nhận được và có thể gợi nhớ chúng sau một thời gian.
                             

Ở độ tuổi 40-50 trở lên, suy giảm trí nhớ là triệu chứng sớm của xơ vữa động mạch và thường tăng dần theo tuổi. Lúc đầu, bệnh nhân thường khó ghi nhớ, quên ngay những thông tin và kiến thức vừa mới thu nhận, trong khi lại nhớ được những việc đã xảy ra từ nhiều năm trước. Điều này cho thấy, ở những người suy giảm trí nhớ, khả năng lưu trữ trong ký ức những sự việc cũ vẫn còn tốt, nhưng khả năng tiếp nhận các sự kiện mới thì suy giảm trầm trọng.

Suy giảm trí nhớ không chỉ gặp ở người cao tuổi mà còn có thể gặp ở người trẻ; biểu hiện như hay quên chìa khóa cửa, quên sách vở tài liệu, thất lạc chìa khóa xe, khó nhớ tên phim, quên cuộc hò hẹn… Tuy nhiên, những điều mà họ quên thường chỉ là tạm thời, vì chúng sẽ nhanh chóng gợi nhớ trở lại nếu được nhắc về vấn đề đó. Với người trẻ tuổi, chứng hay quên cũng gây những khó khăn nhất định trong cuộc sống, là một thực thể bệnh lý riêng chiếm tỷ lệ khá cao trong quần thể dân cư.

Nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ gồm: cuộc sống hối hả, áp lực căng thẳng của xã hội hiện đại, stress, rối loạn giấc ngủ, công việc bận rộn, tuổi cao… Suy giảm trí nhớ có thể là giai đoạn đầu của bệnh lý sa sút trí tuệ.

Làm thế nào để tăng cường trí nhớ?

Cần tập trung vào công việc đang làm, quan tâm chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách luyện tập thể lực, rèn luyện trí não, bổ sung vitamin, ngủ đầy đủ. Việc kiểm soát các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường… cũng có tác dụng nhất định giúp tăng cường trí nhớ.

Nếu đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết mà tình hình vẫn không cải thiện, thậm chí có nguy cơ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn thì cách lựa chọn hợp lý là sử dụng thuốc. Việc bổ sung cholin alfoscerate (gliatilin) liều 1.200 mg/ngày bằng đường uống hoặc tiêm truyền có thể giúp cải thiện được các rối loạn này. Đây là một trong những chất giúp cải thiện trí nhớ. Nó tăng cường độ mềm dẻo của màng tế bào thần kinh, hồi phục khả năng tạo hình và gián tiếp tác động lên chức năng của các cơ quan tiếp nhận thông tin. Cholin alfoscerate cũng cải thiện khả năng dẫn truyền thần kinh.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Chuyên mục: Trí Nhớ

Trang web này sử dụng cookies.