X

Cây rau mùi chữa bệnh gì?

Rau mùi chính là cây ngò chúng ta vẫn ăn hằng ngày nhưng ngoài công dụng làm thực phẩm thì rau mùi còn có tác dụng làm thuốc chữa được rất nhiều bệnh. Để biết rau mùi có thể chữa được những bệnh gì các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Rau mùi hay còn gọi là ngò, ngò rí, hồ tuy, mùi tui, mùi ta, ngổ, ngổ thơm, nguyên tuy, hương tuy, là loài cây thân thảo sống hằng năm thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc bản địa từ Tây Nam Á về phía tây đến tận châu Phi.


Cao 35–50 cm, thân nhẵn, phía trên phân nhánh. Lá ở gốc có cuống dài, có 1 đến 3 lá chét, lá chét hình hơi tròn, xẻ thành 3 thuỳ có khía răng to và tròn; những lá phía trên có lá chét chia thành những thùy hình sợi nhỏ và nhọn. Hoa trắng hay hơi hồng, hợp thành tán gồm 3-5 gọng, không có tổng bao; tiểu bao gồm 2-3 lá chét đính ở một phía. Quả bế đôi hình cầu, nhẵn, dài 2–4 mm, gồm hai nửa (phân liệt quả), mỗi nửa có bốn sống thẳng và hai sống chung cho cả hai nửa.

Quả mùi sấy khô được chế biến thành gia vị trong ẩm thực nhiều quốc gia

Cây có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơm và gia vị. Ở nhiều nước vùng ven Địa Trung Hải, một số nước Trung Á, Ấn Độ, Trung Quốc, mùi được trồng quy mô lớn để lấy quả làm thuốc và cất lấy tinh dầu trong công nghiệp làm nước hoa.

Ngoài ra, người ta còn dùng cả rễ và lá làm thuốc. Theo dân gian thì mùi kích thích tiêu hoá và lợi sữa, được dùng để làm cho sởi chóng mọc.

Quả mùi (Fructus Coriandri) thường bị gọi nhầm thành hạt, là quả chín hay sấy khô của cây mùi. Mùi còn được gọi là hồ tuy vì Hồ là tên gọi của Trung Quốc cổ dành cho các nước khu vực Trung Á và Ấn Độ; và tuy là ngọn và lá tản mát. Theo truyền thuyết thì Trương Khiên là người đi sứ Hồ mang loài cây này về

Hoa và quả mùi.
Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi, cả rễ, lá và quả mùi đều là vị thuốc chữa bệnh vì có chứa tinh dầu, trong đó quả chín phơi hay sấy khô của cây mùi là bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu. Thu hái khi quả chín, phơi hoặc sấy khô để dùng dần, khi khô, quả mùi mất mùi hôi trở nên thơm dễ chịu. Quả mùi là vị thuốc chữa bệnh trong Đông và Tây y. Tây y dùng quả mùi làm thuốc trung tiện, kích thích tiêu hóa, dùng trong công nghiệp sản xuất nước hoa, làm hương liệu cho chè và rượu mùi. Theo Đông y, quả mùi vị cay, tính ôn có tác dụng phát tán, thúc đậu sởi cho mọc, trừ khí, khu phong, ngoài ra còn dùng làm thuốc giúp tiêu hóa, chữa ho, ít sữa. Liều dùng 4 – 10g quả mùi hoặc 10 – 20g lá cây tươi dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

Những tác dụng chữa bệnh của hạt và lá mùi

Tắm nước đun từ hạt và lá mùi chỉ có tác dụng làm cho da sạch sẽ, chống viêm nhiễm chứ không phải loại thuốc chuyên biệt để phòng sởi.
Công dụng của hạt mùi:
– Đậu sởi không mọc: quả mùi 80g tán nhỏ, rượu 100ml, nước 100ml. Đun sôi, đậy kín tránh bay hơi. Lọc bỏ bã. Phun từ đầu đến chân, trừ mặt. Đậu sẽ mọc ngay (theo kinh nghiệm dân gian).
– Sau đẻ ít sữa: quả mùi 6g, nước 100ml. Đun sôi trong 15 phút, chia 2 lần uống trong ngày.
– Mặt có những nốt đen: quả mùi sắc nước rửa hằng ngày, nốt đen sẽ mất dần.
Quả Mùi

– Lòi dom: quả mùi đốt hun lấy khói hứng vào nơi dom lòi ra.

– Trị bệnh trĩ: Khi bị  mắc trĩ, lòi dom, chảy máu, lấy khoảng 100g hạt mùi sao thơm, tán thành bột, hòa với chút rượu, uống khi đói. Mỗi lần uống khoảng 7g, sau vài lần uống sẽ thấy kết quả.
– Chữa cảm cúm: Bạn bị sốt, cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi, sắc 100g hạt mùi uống ngày 2 lần.
– Trị chứng tiêu chảy ra máu: Lấy hạt mùi sao thơm, tán nhỏ, pha với nước sôi để uống ngày 2 lần, mỗi lần 7g.

Kiêng kỵ: Người có chứng sâu răng, hôi mồm không nên dùng.

Công dụng của lá mùi:
– Hạ cholesterol trong máu: Uống dịch ép từ rau mùi còn giúp bổ sung cho cơ thể một lượng lớn các vitamin như A, C, B1, B2 và chất sắt, đồng thời giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể.
– Bổ tì vị: Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm thuốc bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.
– Tác dụng cường dương: Tinh dầu trong rau mùi (lá và hạt) có tác dụng gây hưng phấn tình dục, được dùng chữa trong các trường hợp suy yếu sinh lý.
– Long đờm: Rau mùi giúp tống các chất đờm nhớt ứ đọng trong đường hô hấp gây khó thở và gây rối loạn đường hô hấp.
– Chữa rối loạn tiêu hóa: 1-2 muỗng dịch nước ép từ rau mùi là thức uống vô cùng hiệu quả để chữa chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, nôn mửa, kiết lỵ, viêm gan và viêm ruột kết. Nó cũng rất hiệu quả để điều trị bệnh thương hàn.

6 bài thuốc dân gian chữa bệnh từ rau mùi

Thường xuyên uống nước rau mùi sẽ giúp hạ cholesterol trong máu. Uống dịch ép từ rau mùi còn giúp bổ sung cho cơ thể một lượng lớn các vitamin như A, C, B1…
10 bài thuốc chữa bệnh từ rau mùi tàu Bảo vệ tim mạch, chống viêm nhiễm từ quả đu đủ 8 bài thuốc ít biết từ quả bưởi 9 tác dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây sả
Rau mùi chứa nhiều acid ascorbic và được xem là có tính năng lọc máu rất tốt. Chúng giúp tăng thêm lượng tích trữ, giải phóng nước tiểu và giảm đầy hơi.
Rau mùi thường được dùng để trị đánh rắm, thuốc bổ, nhuận tràng, lợi tiểu. Nước rau mùi giúp sự trao đổi chất, đảm bảo các chức năng bình thường như tuyến thượng thận và tuyến giáp.
Sắc kỹ rễ rau mùi dùng để trị sỏi thận, sỏi, nghẽn thận, bệnh vàng da và bệnh phù. Hạt rau mùi giã nhuyễn thường được dùng để phòng bệnh sốt và dịch sốt. Lá dùng trị mụn nhọt. Đắp lá rau mùi giã nhuyễn giúp chống lại sự nhiễm độc do côn trùng cắn hay do ong đốt.
Một số bài thuốc thường dùng
1. Chữa đau bụng do rối loạn tiêu hóa
Rau mùi 8g, đinh hương 4g, quất bì 4g, hoàng liên 4g. tất cả rửa sạch cho 500ml nước sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc còn ấm, dùng liền 3 ngày.
2. Chữa ăn không tiêu, đầy bụng 
Rau mùi rửa sạch, giã nát thêm chút nước lấy nước cốt uống  2 – 3 thìa  rất cùng hiệu quả.
3. Lợi tiểu, giúp hạ cholesterol trong máu
Lấy 12g hạt  rau mùi khô ngâm trong nước sôi, lọc, để nguội và uống nhiều lần trong ngày. 15 ngày 1 liệu trình.
4. Chữa rong kinh
Hạt rau mùi khô 6g, rửa sạch cho 600ml nước, sắc còn 300ml thêm chút đường cho dễ uống, chia 3 lần uống trong ngày, uống lúc còn nóng. Dùng 3 – 5 ngày.
5. Lợi sữa cho sản phụ sau sinh
Quả mùi già 6g, nước 100ml, đun sôi 15 phút chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 3 ngày.
6. Làm đẹp da, trị mụn
Giã nát rau mùi lấy nước cốt khoảng 1 thìa cà phê trộn 1 chút bột nghệ, rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ hoặc thường xuyên lấy quả mùi sắc nước rửa. Bài thuốc này tốt cho những người có da khô, da mặt có mụn sẽ giúp da mặt hồng hào, giảm mụn.
Lưu ý, tinh dầu có nhiều trong lá và hạt rau mùi nên có tính gây kích ứng da. Vì vậy những người tiếp xúc thường xuyên với lá và hạt rau mùi cần chú ý mang găng tay khi tiếp xúc. Hạn chế dùng rau mùi cho các bệnh nhân bị hen phế quản hoặc viêm phổi mãn tính./.
Từ khóa : thuốc dân gian , chữa bệnh , an toàn , rau mui , thảo mộc , bài thuốc , công dụng ,
Sudo Cây Thuốc
Chuyên mục: Cây Thuốc
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.