Việc sở hữu một bể cá cảnh hoặc bể thủy sinh không chỉ mang đến nhiều niềm vui mà còn là một sở thích thú vị. Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hối hận một khi đã lắp đặt bể cá, bởi nó vừa dễ duy trì, vừa làm đẹp thêm cho ngôi nhà của bạn, lại vừa mang đến những phút giây thư giãn thoải mái.
Hậu quả của việc không lọc nước cho bể
Tuy nhiên, khi bạn lắp đặt một bể cá, có một vài lưu ý rất quan trọng, chẳng hạn như việc lựa chọn đúng bộ lọc cho chiếc bể của mình. Một bộ lọc bể cá tốt sẽ giúp giữ cho nước sạch, thông khí và tuần hoàn. Đó là điều cần thiết đối với sự sinh trưởng của những chú cá cảnh.
1. Chức năng của bộ lọc bể cá
Hãy bắt đầu từ điều cơ bản nhất. Bộ lọc bể cá thực sự làm được những gì? Và nó hỗ trợ như thế nào trong việc duy trì môi trường tự nhiên của bể cá?
Về cơ bản, bộ lọc bể cá cần phải giải quyết được 3 vấn đề về: sinh học, cơ học và hóa học.
Sinh học: Những chú cá cảnh của bạn sẽ sản xuất ra amoniac từ mang của chúng khi thở và khi bài tiết chất thải. Lượng amoniac này cần phải được loại bỏ khỏi bể vì nó sẽ gây hại cho những chú cả cảnh.
Cơ học: Quá trình cơ học của bộ lọc bể cá sẽ loại bỏ các mảnh vụn và rác bẩn ra khỏi nước khi nó thực hiện sự lưu thông. Điều này không chỉ giúp giữ sạch bể cá và thúc đẩy sức khỏe của cá, mà còn giúp cho nước trong bể được thông khí.
2. Các loại bộ lọc bể cá
Bây giờ, bạn đã có những hiểu biết chung nhất về hoạt động của một bộ lọc bể cá. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng chọn ra loại bộ lọc phù hợp với bể cá của mình.
Có rất nhiều loại bộ lọc bể cá khác nhau. Có thể kể ra những loại phổ biến nhất như sau:
Bộ lọc thác: Bộ lọc điện có nhiều mức giá khác nhau. Chúng rất dễ sử dụng và đáp ứng đủ 3 yêu cầu cơ bản của bề cá: sinh học, cơ học và hóa học. Loại bộ lọc bể cá này thường bao gồm một bánh xe vi sinh hoặc một bộ lọc có thể thay thế đuợc nhằm hỗ trợ thêm về mặt sinh học cho bể cá.
Bộ lọc thùng: Loại bộ lọc này là lựa chọn tuyệt vời dành cho những bể cá có dung tích lớn. Mặc dù khó bảo trì hơn một chút so với những loại khác, bộ lọc bể cá ngoài lại có khả năng lọc nước một cách “vi diệu”.
Bộ lọc đáy: Đây là loại bộ lọc được đặt dưới một lớp sỏi ở đáy bể. Nó hoạt động nhờ vào một máy bơm không khí hoặc máy bơm nước. Bộ lọc đáy thường có tác dụng về mặt sinh học, mặc dù nhiều sản phẩm cũng bao gồm cả bộ lọc có thể thay thế để thực hiện các nhiệm vụ hóa học hoặc cơ học.
3. Cách lắp đặt bộ lọc bể cá
Một trong những bước thường bị bỏ qua nhất trong việc lắp đặt bộ lọc bể cá là mồi nước vào máy bơm đúng cách. Điều này đảm bảo rằng bộ lọc của bạn sẽ hoạt động ở mức tối ưu nhất. Chưa kể có thể làm cho nó hoạt động lâu hơn.
Khi lắp đặt bộ lọc bể cá của bạn, hãy chắc chắn làm theo 3 bước cơ bản sau:
Lắp đặt bộ lọc: Làm theo các hướng dẫn đi kèm với bộ lọc của bạn, ví dụ như vị trí chính xác của hệ thống lọc. Cho dù bộ lọc phải đặt dưới lớp sỏi hay gắn vào mặt sau của bể, hãy đặt các bộ phận đúng vị trí của nó.
Làm sạch hệ thống lọc lần đầu tiên: Một điều rất quan trọng là bạn cần rửa sạch tất cả các bộ phận có thể rửa bằng nước của bộ lọc trước khi đặt chúng xuống nước.
4. Tỷ lệ cá, nước và bộ lọc
Để duy trì một bể cá sạch sẽ, ngoài kích thước của bể, bạn cần lưu tâm đến là hệ thống lọc. Nếu chiếc bể của bạn có quá nhiều cá thì hệ thống lọc sẽ không thể giữ cho nguồn nước sạch và trong lành.
5. Thay lớp lọc thường xuyên
Việc thay các lớp lọc có thể thay thế trong hệ thống lọc của bạn là rất quan trọng. Lớp lọc có thể thay thế nên được thay mới ít nhất mỗi tháng một lần, tùy thuộc vào chủng loại bộ lọc, số lượng cá, và kích thước của bể. Những chiếc bể lớn với số lượng cá ít có thể không cần phải thay lớp lọc thường xuyên, điều quan trọng là duy trì sự cần bằng của nước.
Bạn có thể sử dụng bộ thử để kiểm tra lượng ammoniac và nitrat trong nước để đảm bảo chất lượng nước về mặt hóa học. Mức lý tưởng là 0 hoặc gần bằng 0. Nếu không, bộ lọc bể cá của bạn cần được thay thế.
Một bể cá sạch cần 6 tuần hoặc hơn giữa các lần lắp đặt. Tuy nhiên, một khi đã được lắp đặt lại, việc nuôi cá sẽ trở nên rất dễ dàng nếu bạn thường xuyên lọc nước, làm sạch bể và cho cá ăn hợp lý. Bộ lọc bể cá rất dễ sử dụng, nó giúp giữ cho môi trường sống của những chú cá lành mạnh để bạn có thể tận hưởng sở thích nuôi cá cảnh của mình một cách thoải mái nhất.
Một số bộ lọc khuyên dùng: [xem thêm]
– Thích hợp cho bể: 20 – 30L
– Hình dáng nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt
– Chất lượng cao, thiết kế im lặng, không tiếng ồn
– Phù hợp cho cả bể cá nước mặn và nước ngọt
– Thích hợp cho bể: 40 – 60L
– Thích hợp cho bể: 200 – 300L
– Máng lọc và máy bơm nằm riêng được lắp ghép để hoạt động chung
– Thích hợp cho bể: 300 – 600L
– Là sản phẩm máy lọc thùng giá rẻ
– Sử dụng hệ thống lọc vi sinh, cơ chế nước tuần hoàn.
– Mô tơ máy bơm không cần bảo dưỡng đảm bảo nước tuần hoàn 24/24.
– Cực kỳ êm, không gây tiếng ồn, tự động mồi nước
– Lọc ngoài thiết kế cho bể cá, bể thủy sinh, bể cá rồng