X

Chữa viêm đại tràng bằng cây nha đam

Nha đam hay còn gọi là cây lô hội thường được dùng để làm đẹp mịn da cho chị em phụ nữ nhưng 1 điều ít ai biết đó là cây nha đam còn có công dụng chữa bệnh đại tràng và bệnh dạ dày khá hiệu quả dưới đây là những công dụng và bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng nhan đam ,Nha đam có đặc tính là mát, rất công hiệu trong việc thanh nhiệt, giải độc, thông đại tiện :

Công dụng của nha đam trong việc điều trị viêm đại tràng
Trong đông y điều trị viêm đại tràng , các thầy thuốc gọi cây nha đam với những cái tên khác như du thông hay cây lô hội. Tất cả các bộ phận của cây nha đam đều có thể sử dụng làm thuốc được. Cây nha đam vị đắng, tính hàn, đi vào ba kinh tỳ, can, vị, đem lại khả năng thanh nhiệt, giải độc tố cho cơ thể, giúp cơ thể nhuận tràng, mát huyết và dễ đại tiện.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng những cách chữa bệnh viêm đại tràng bằng nha đam này, các bạn cần phải cân nhắc thật kỹ do cây nha đam có khả năng tẩy mạnh, do đó các bạn không nên áp dụng với phụ nữ đang mang thai, người đang tình trạng đi tiêu ra phân lỏng hay bệnh nhân tỳ vị hư nhược.
Vì sao nha đam chữa viêm đại tràng mãn tính thành công?

Từ lâu, cây nha đam đã được sử dụng làm thuốc ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh tác dụng làm thuốc, nha đam còn được dùng trong nhiều loại mỹ phẩm làm đẹp, dưỡng nhan sắc. Nha đam là cây thảo sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô. Hoa nở vào mùa thu và hè, mọc thành chùm dài màu vàng lục, phớt hồng. Quả nang có hình bầu dục, lúc đầu có màu xanh sau chuyển sang vàng.
Nha đam (lô hội), tên khoa học Aloe vera, A. barbadensis, A. vulgaris là một chi gồm nhiều loài khác nhau, nguồn gốc từ Bắc Phi.
Những dòng chữ tượng hình và những hình vẽ còn lưu lại trên những bức tường ở những đền đài Ai Cập cho thấy cây nha đam đã được biết đến và sử dụng cách đây hơn 3.000 năm. Ngày nay con người đã chứng minh và khẳng định được vai trò của cây nha đam trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.
Một số nhà khoa học lớn tại Hoa Kỳ và Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu chính thức trên thực nghiệm và lâm sàng trong nhiều năm đã chứng minh được hiệu quả của nha đam đối với sức khoẻ con người là rất lớn.
Kim cổ, Đông Tây đều khen
Theo y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính hàn, tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, thông tiện, làm mát gan. Dùng để chữa các chứng rối loạn tiêu hoá, ăn uống không tiêu, làm thuốc nhuận trường (với liều thấp 0,05 – 0,1g dạng nhựa khô màu đen), tẩy xổ (0,15 – 2g), trẻ con bị cam tích, táo bón. Nha đam còn có tác dụng thông mật, nhuận gan, kiện tỳ vị, chữa viêm loét dạ dày.
Còn theo y học hiện đại, thống kê các kết quả nghiên cứu cho thấy nha đam có các lợi ích như sau: ức chế đau, dạng gel thoa vào các vùng bị thương sẽ giúp giảm viêm, giảm đau. Chống viêm và giải dị ứng, nhờ chất glycoprotein giúp loại trừ bradykinin là chất trung gian gây đau và viêm, nha đam còn ức chế các phản ứng histamine và giúp giải dị ứng nhanh chóng. Làm lành vết thương và tẩy sạch các tế bào sừng trên da. 
Kháng khuẩn và kháng nấm. Giúp tái sinh tế bào, loại bỏ tế bào già và giúp tái sinh các mô mới. Kích thích tiêu hoá và nhuận tràng, chống viêm ruột, táo bón, nhờ nha đam chứa nhiều loại men tiêu hoá và nhóm hoạt chất emodin và aloin có tác dụng nhuận trường. Tăng cường giải độc cơ thể, nhờ tăng cường chuyển hoá tại gan, thận giúp loại trừ độc tố tế bào, khi uống nha đam liều thấp, có thể sẽ bị xổ nhẹ, nhờ đó giúp tẩy hết những vi khuẩn độc trong ruột. Đại học Oklahoma (Mỹ) đã ứng dụng nha đam trong nha khoa, và chế dạng kem đánh răng, dịch chiết nha đam giúp ngừa chảy máu chân răng và viêm nướu, chống sâu răng và làm răng chắc khoẻ.
Nhờ chứa nhiều chất bổ dưỡng cung cấp năng lượng cho tế bào, mà các thực phẩm chức năng bào chế từ nhựa nha đam dạng uống còn chữa được chứng mất ngủ, trầm cảm, viêm đại tràng, tiêu hoá kém, tuần hoàn kém, bệnh viêm khớp… Nha đam được dùng làm mỹ phẩm nhờ hai thành phần chính là lignin và polysaccharide thấm sâu vào biểu bì, tẩy sạch các vi khuẩn và chất dầu bịt lỗ chân lông. 
Nhờ các chất dinh dưỡng có trong nha đam giúp tái sinh tế bào, làm lành vết thương, chữa mụn nám. Nha đam đã được chế thành các loại kem giữ ẩm bù nước cho da, kem dưỡng da, lột da, chống nắng, bảo vệ da và kem mátxa toàn thân. Dạng gel bôi da còn được ứng dụng trong ngoại khoa để làm lành vết mổ và phòng chống nhiễm xạ.
Ở nước ta, nha đam thường được trồng làm cảnh; lá, hoa và rễ được dùng làm thuốc.
Trong dân gian, nha đam còn có nhiều tên gọi khác nhau như Du thông, Tượng tỵ thảo, La vi hoa, Long miệt thảo, Lưỡi hổ…. Một số sách cổ như Khai bảo gọi nó là nha đam hay Nô hội, Quỷ đan… Tên khoa học Aloe vera L. var chinensis (Haw) Berger, thuộc họ hành tỏi (Liliaceae). Theo nghĩa Hán, nha đam còn có tên gọi khác là lô hội,  lô có nghĩa là đen, hội là hội tụ, tụ đọng lại, ý chỉ nhựa cây lô hội khi cô lại có màu đen, có thể đóng thành bánh.
Thành phần hóa học: Hoạt chất chủ yếu của lô hội là aloin bao gồm nhiều antraglucosid dưới dạng tinh thể, vị đắng và có tác dụng nhuận tẩy, chiếm tỷ lệ 16-20%. Các nhà khoa học còn thấy lô hội chứa một ít tinh dầu màu vàng có mùi đặc biệt, nhựa cây chiếm 12-13% cũng có tác dụng tẩy.
Tác dụng theo y học cổ truyền: Lô hội đã được dùng làm thuốc từ rất lâu. Vị đắng, tính mát, vào 4 kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, mát huyết, chỉ huyết (cầm máu), nhuận tràng, thông đại tiện. Thường dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, phiền táo, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, viêm tá tràng, viêm mũi, kinh bế, cam tích, kinh giản (co giật) ở trẻ em, đái tháo đường… Người tỳ vị hư nhược, phụ nữ có thai không nên dùng.
Hoa nha đam có tác dụng lợi thấp, mạnh vị. Chủ trị tiêu hóa không tốt, cảm nhiễm đường niệu, thấp chẩn, ho hắng…
Tác dụng dược lý của lô hội: Có 3 tác dụng chính, liều thấp có tác dụng kích thích tiêu hóa, liều cao là thuốc tẩy mạnh; Ngoài ra còn là thuốc có tác dụng thông mật.

Áp dụng lá cây nha đam hay còn gọi là cây lô hội nha trị viêm đại tràng vì theo các thầy thuốc giỏi ngày xưa nha đam cũng là một trong những vị thuốc được dùng nhiều trong điều trị vì trong nha đam có tính mát, vị đắng đi vào 3 kinh can, tỳ, vị, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng, thông đại tiện, mát huyết.

BÀI THUỐC CHỮA VIÊM ĐẠI TRÀNG BẰNG NHA ĐAM
Chữa chứng viêm loét tá tràng: 20g lô hội, 20g dạ cẩm, 12g nghệ vàng (tán bột mịn), 6g cam thảo. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Thêm mai mực tán bột 10g uống cùng nước thuốc trên nếu ợ chua nhiều. Điều trị 15-20 ngày là một liệu trình.
Các triệu chứng viêm đại tràng thông thường bao gồm:
  • Đau bụng, thường là đau bụng ở hố chậu trái hay phải.
  • Tiêu chảy, phân có nhày, có thể có máu.
  • Chảy máu trực tràng .
Cách chữa bệnh viêm đại tràng mãn tính bằng lô hội: lấy 5 lá tươi lô hội bóc vỏ ngoài, xay nhỏ cùng 500ml mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 30ml. Cách làm này chữa bệnh viêm đại tràng đơn giản và cho hiệu quả rất tốt.
Chữa trị một số bệnh khác
Chữa chứng táo bón : ngày ăn 1 lá lô hội tươi hoặc 20g lô hội xay với 500ml nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Chữa chứng tiêu hóa kém: 20g lô hội, 12g bạch truật, 4g cam thảo. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Chữa chứng tiểu đục như nước vo gạo: 20g lô hội tươi, giã nát uống trước bữa ăn, ngày uống 2 lần. Hoặc dùng 20g hoa lô hội nấu với thịt lợn ăn.
Chữa chứng tiểu đường: 20g lá lô hội sắc hoặc uống sống ngày một thang.
Xin nhắc lại  lưu ý : Nha đam có tác dụng tẩy cực mạnh nên không được dùng cho phụ nữ có thai, người có tỳ vị hư nhược, đại tiện phân lỏng.
Blogsudo Tổng Hợp
Chuyên mục: Viêm Đại Tràng

Trang web này sử dụng cookies.