X

“Cuộc phiêu lưu của Alice ở Xứ sở thần tiên” và những “bí mật” phía sau

1. Nhà văn Charles Lutwidge Dodgson đã rất đau đầu đặt tên cho cuốn sách: Có thể nói Charles đã gần như tuyệt vọng với những cái tên sách. Tiêu đề ban đầu của câu chuyện là “Alice’s Adventures Under Ground” (cuộc phiêu lưu của Alice dưới mặt đất”, nhưng nó có vẻ không phù hợp với hình tượng của nhân vật chính.
Những cái tên gợi ý khác như “Alice Among Goblins” (Alice giữa thế giới yêu tinh) thậm chí còn nghe tồi tệ hơn, nhưng may mắn cuối cùng nhà văn đã lựa chọn được cái tên phù hợp nhất là “Alice’s Adventures In Wonderland” (Cuộc phiêu lưu của Alice ở Xứ sở thần tiên) đã ghi sâu vào bao trái tim của độc giả.
Việc đặt bút danh cho mình cũng khiến nhà văn đau đầu không kém. Tác giả của “Alice’s Adventures In Wonderland” tên thật là Charles Lutwidge Dodgson, về sau trở nên nổi tiếng với bút danh Lewis Carroll. Trước đó, ông được gợi ý bốn lựa chọn bút danh, các bút danh đảo chữ như Edgar Cuthwellis  và Edgar UC Westhill, nhưng cuối cùng Charles chọn bút danh ngắn gọn Lewis Carroll và nổi tiếng với nó.
2. Cuốn “Alice’s Adventures In Wonderland” bắt đầu hình thành trong một ngày và viết về một cô gái có thực. Thông thường, việc xác định ngày hình thành ý tưởng cuốn sách và nhân vật thường không dễ, nhưng với tác phẩm này bạn có thể nắm rõ.
Ngày 4.7.1862, Dodgson và đồng nghiệp là Đức cha Robinson Duckworth đã đưa cô bé Alice Liddell và những người chị em là Lorina và Edith đi dạo tới cầu Folly, lên một chiếc thuyền chèo, rồi đi ngược dòng trên sông Isis.
Alice đã nài nỉ Dodgson kể chuyện cho cô bé nghe. Khi đó, Charles Lutwidge Dodgson là một nhà toán học nhút nhát, mắc tật nói lắp, vậy mà khi có mặt bọn trẻ, đã trở thành người kể chuyện dí dỏm, giàu tình cảm có tên Lewis Carroll.
Dodgson kể hết chuyện này đến chuyện nọ, lấy nhân vật nữ chính là Alice. Sau đó, Alice năn nỉ ông viết chúng ra. Để làm vui lòng đứa trẻ, ông đã đồng ý. Hai năm rưỡi sau, vào Giáng sinh năm 1864, Dodgson đã tặng cô bé một cuốn sổ màu xanh đậm bằng da với câu chuyện được viết và minh họa bằng tay, có tên là “Alice Adventures Under Ground”.
Sau đó, được những người bạn cổ vũ, ông làm phong phú hơn câu chuyện của mình. Năm 1865, cuốn sách được đổi tên thành “Alice’s Adventures In Wonderland”, do NXB Macmillan ấn hành với hình minh họa của Sir John Tenniel.
3. Kiến thức toán học và Kitô giáo là những “nhân vật” bí mật của Caroll. Chính tư tưởng của cha Carroll, một giáo sĩ đã thấm nhuần vào tư tưởng con trai cả của ông một niềm đam mê lớn đối với môn toán và một lòng trung thành với giáo lý nghiêm ngặt.
Khi đọc những câu chuyện trong “Alice’s Adventures In Wonderland”, độc giả có thể thấy những câu chuyện của Carroll như cuộc nổi loạn chống lại bối cảnh xã hội và tôn giáo hạn chế của nước Anh thời Victoria. Những con sâu bướm, những nhân vật như Hatter và Hare là những nhân vật gắn với bộ môn toán học mới, mèo Chesire là một “sứ giả” của hình học Euclide, nụ cười của nó có hình dạng của một hình elip.
4. Có thể Carroll từng có mối quan hệ tình cảm với Alice Liddell – nguyên mẫu nhân vật Alice. Cơ sở thực tế rất có liên quan là Carroll từng có mối quan hệ tình cảm với Alice Liddell. con gái một người bạn của ông, cũng là nguyên mẫu nhân vật Alice. Thực tế thú vị này khiến độc giả thập niên 1990 đi đến kết luận cuốn sách là một tác phẩm ấu dâm. Nhiều ý kiến cho rằng mối quan hệ của Carroll với Alice cũng bị người đời sau thêu dệt.
5. Ngoài Carroll, “Alice’s Adventures In Wonderland” ccòn trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ nghệ sĩ và nhà văn khác gồm Vladimir Vladimirovich Nabokov.
Nabokov đã dịch “Alice’s Adventures In Wonderland” sang tiếng Nga. Minh chứng cho sự tác động mạnh từ cuốn sách của Carroll tới Nabokov được thể hiện qua cuốn tiểu thuyết kinh điển soạn kinh điển “Lolita”.
6. Có khoảng 20 bản in đầu tiên của cuốn sách vẫn còn được lưu giữ, nhưng chỉ còn một bản viết tay gốc.
Năm ngoái, có thông tin được tiết lộ rằng bản viết tay đầu tiên này sẽ được chuyển đến Mỹ để trưng bày nhân lễ kỷ niệm 150 năm ngày câu chuyện ra đời. Thư viện Anh cũng khẳng định rằng họ sẽ cho Thư viện Morgan của New York và Bảo tàng Thư viện tự do Rosenbach của Philadelphia mượn cuốn sách. Bản thân thư viện Anh cũng sẽ trưng bày bản viết tay vào cuối năm 2015.
7. Hình ảnh của Alice có thể còn quan trọng hơn lời nói của cô. Carroll đã vẽ 37 bản vẽ bút mực in cho các bản thảo gốc và đó có lẽ là lý do tại sao ông đã mất hơn hai năm kể từ khi đi có ý tưởng đến khi hoàn thành món quà Giáng sinh cho Alice.
Carroll không có tài năng vẽ. Vì vậy, ông đã tìm đến Sir John Tenniel, một họa sĩ minh họa và làm việc cùng nhau để vẽ ra những bản thảo ưng ý nhất. Tenniel đã đi vào đặc tả, minh họa rõ nét câu chuyện.
Theo danviet.vn
Từ khóa tìm kiếm: charles lutwidge dodgson, nhung cai ten, alices adventures, cuoc phieu luu cua alice, nha van da, noi tieng, chon but danh, cuon sach, cau chuyen, alices adventures in wonderland do, sir john tenniel, nhung nhan vat, nhung cau chuyen,
Chuyên mục: Chưa Biết

Trang web này sử dụng cookies.