X

Dị ứng hải sản và cách xử lý nhanh

Dị ứng hải sản là gì? Đây là dạng dị ứng xuất hiện trên cơ thể khi ăn hải sản, khi bị dị ứng trong người nóng ran, nổi mề đay, người nôn nao, khó chịu… Trường hợp nặng có thể gây tử vong. Việc biết cách xử trí sau khi bị dị ứng với hải sản là hết sức cần thiết. 

Cần lưu ý những điều gì khi bị dị ứng hải sản?

Ăn hải sản khi đi biển hoặc trong bữa ăn hàng ngày là sở thích của nhiều người. Bởi vì, hải sản chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng tốt với sức khỏe mọi người đặc biệt là những người ốm yếu. Tuy nhiên, có một số người sau thường bị dị ứng hải sản.
Dị ứng hải sản xảy ra khi chất gây dị ứng đi vào cơ thể sẽ gây phản ứng. Khi xuất hiện phản ứng như vậy, cơ thể sẽ sinh ra một kháng thể để ngăn chặn. Khi lượng hải sản tiếp tục đưa vào cơ thể nhiều sẽ sinh ra chất có tên histamine do sự kết hợp của chất kháng thể với tề bào miễn dịch.
Histamine giải phóng ra ngoài có thể gây mẫn đỏ hoặc có thể gây đau bụng tiêu chảy, hoặc cảm giác ngột ngạt, khó thở.
Triệu chứng dị ứng hải sản có thể từ nhẹ đến nặng
Cụ thể, nếu người ăn hải sản bị dị ứng nhẹ, chỉ có nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu. Sau một thời gian ngắn, những mẫn đỏ tự lặn. Nếu nặng, ngoài bị nổi mề đay ngứa ngáy còn kéo theo sốt, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, đầy hơi, tiêu chảy, mệt mỏi, bụng chướng.
Biểu hiện của dị ứng hải sản có thể kéo dài cả tiếng đồng hồ, cũng có thể chỉ xảy ra vài phút sau khi ăn. Vì vậy không nên chủ quan sau khi ăn.
Khi ăn hải sản, nếu không cẩn trọng với chứng dị ứng sẽ có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Dị ứng nặng sẽ dẫn đến biến chứng, phản vệ nguy hiểm như sốc, mạch đập nhanh, chóng mặt, người lả đi, cảm thấy khó thở. Nếu không được thải độc kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Ăn hải sản khi đi biển hoặc trong bữa ăn hàng ngày là sở thích của nhiều người.
Đi biển cần chú ý gì?
Với những người đã bị dị ứng hải sản đặc biệt là từng loại cụ thể có thể tránh ăn, thay thế bằng loại thực phẩm khác. Nếu ăn vào có dấu hiệu dị ứng cần phải dừng ngay lập tức để tránh cơ thể bị nhiễm độc.
Khi đi du lịch, bạn cần xem kỹ thực đơn, nguyên liệu chế biến món ăn đặc biệt những món có kết hợp nhiều nguyên liệu. Việc này giúp bạn tránh ăn phải hải sản, hoặc đề nghị nhà hàng không cho hải sản vào những món đó. Hoặc mang theo một số thuốc chữa dị ứng đơn giản bên cạnh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Sau khi ăn các thức ăn mà xuất hiện triệu chứng di ứng, bạn phải ngay lập tức loại trừ nguyên nhân. Xem có phải nguyên nhân do hải sản không và cụ thể do loại hải sản nào là nguyên nhân chính để tìm cách loại bỏ hoặc tránh ăn trong những lần sau. Hoặc nếu không do hải sản gây ra thì nguyên nhân do đâu để tránh loại bỏ thực phẩm bổ dưỡng này.
Cách phòng – chống dị ứng
Nếu bạn quá thèm muốn không cưỡng lại được thì trước khi ăn hải sản nên uống thuốc chống dị ứng theo toa của bác sĩ.
Nên nấu chín các thực phẩm dễ gây dị ứng để hạn chế được tác dụng gây dị ứng.
Đối với những người bị dị ứng nhẹ, cần phải gây nôn để loại bỏ thức ăn chưa kịp tiêu hóa trong dạ dạy. Sau đó uống vitamin C, nước chanh hoặc nước cam để trung hòa bớt độc tố.
Nếu bạn hay bị dị ứng với một loại hải sản thì có thể ăn được món hải sản khác với số lượng ít để kiểm tra cơ thể xem có bị dị ứng với món đó không. Nếu không thì bạn có thể thoải mái ăn món đó, chứ không cần thiết phải nhịn ăn hải sản chỉ vỉ bị dị ứng với một loại hải sản.
Bạn bị dị ứng hải sản cũng cần phải tránh xa khu vực nấu nướng. Bởi có thể khi hít phải mùi của món hải sản vẫn có thể gây dị ứng. Tuyệt đối không ăn những món hải sản đã ươn, chết vì đây là cơ hội để histamine xâm nhập.
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng những nguyên liệu có sẵn để chữa dị ứng như mật ong và chanh tuơi. Cụ thể, với chanh tuơi uống nước ấm và nước cốt chanh. Còn với mật ong thì pha 1 thìa mật ong cùng với nước ấm sẽ giúp bạn giảm bớt hiện tượng khó chịu khi bị dị ứng.
Nước ép hoa quả giúp thanh nhiệt, giải độc, bổ sung vitamin giúp người bị dị ứng sớm khỏi và phục hồi cơ thể.

Cách xử lý nhanh khi bị dị ứng hải sản

Tất cả các loại hải sản, cá biển nói chung đều có thể gây dị ứng. Đặc biệt là các loài như tôm, cua, sò, mực hay gây dị ứng hơn cả. Tuy nhiên không phải ai cũng bị dị ứng với hải sản. Dị ứng hải sản chỉ xảy ra trên một số ít người  có cơ địa không tiếp nhận những loại thực phẩm này mà thôi.

1. Biểu hiện của dị ứng hải sản Khi bị dị ứng tùy vào mức độ năng nhẹ mà mỗi người có những biểu hiện khác nhau:
Bị dị ứng nhẹ thì nổi mề đay từng vùng hoặc khắp người gây ngứa ngáy. Người nôn nao khó chịu.
Bị dị ứng nặng thì ngoài nổi ban và ngứa, còn bị phù nề mặt, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát cùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở…
Trường hợp nguy kịch : người bệnh có phản ứng kiểu phản vệ, dẫn đến tử vong.
2. Xử trí khi bị dị ứng hải sản
Sau khi có các biểu hiện của dị ứng, cách tốt nhất là loại trừ thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt bằng cách kích thích gây nôn. Với những trường hợp nhẹ, có thể dùng bài thuốc dân gian chữa dị ứng thức ăn do tôm, cua, cá sau:
Nguyên liệu : Gừng sống 10g, đậu xanh 100g, lá tía tô và rễ cây lau tươi mỗi thứ 15g.
Cách làm : Rửa sạch gừng và rễ cây lau và lá tía tô, giã nát, vắt lấy nước. Đổ thuốc với đậu xanh vào nồi, thêm nước lã lượng vừa đủ, ninh nhừ đậu xanh cho bệnh nhân ăn.
Trường hợp nặng phải đưa ngay người bệnh đến bệnh viện để dùng các loại thuốc dị ứng và điều trị thích hợp. Đặc biệt, không được sử dụng bừa bãi các loại thuốc chống dị ứng mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
3. Có nên ăn tiếp? Nói chung, trừ những trường hợp dị ứng do ăn phải loại hải sản có chứa nhiều histamin, tất cả những người được xác định là dị ứng với hải sản nên tránh ăn uống, tiếp xúc với những loại thực phẩm có nguồn gốc từ hải sản.
Hết sức chú ý khi ăn ở nhà hàng: nên xem kỹ thực đơn, thành phần, nguồn gốc thức ăn để tránh ăn nhầm hải sản.
Nên tránh xa khu vực chế biến hải sản vì hít phải hơi loại thức ăn này cũng có thể bị dị ứng. Thậm chí, dị ứng cũng xảy ra nếu dùng chung bát đĩa… đựng hải sản của người khác.
Không nên ăn các loại hải sản đã chết hoặc chế biến không đảm bảo do những loại thức ăn này có thể chứa nhiều histamin do nhiễm khuẩn.
Cuối cùng, một người bị dị ứng cua biển cũng nên thận trọng khi ăn các đồ ăn khác như ghẹ, mực, tôm, sò… vì có thể bị dị ứng chéo, không kém phần nguy hiểm.
Mẹo nhỏ : Mỗi ngày nên uống từ 1,5 đến 2l nước sẽ làm giảm các triệu chứng về dị ứng về hải sản. Không những thế nước còn giúp thanh lọc cơ thể, giúp bạn khỏe khoắn, tươi vui mỗi ngày.

Bí quyết chữa dị ứng hải sản cho con

Tôi chú ý lựa chọn thực phẩm tươi sống, chế biến cẩn thận và luôn thủ sẵn trong nhà như mật ong và chanh tuơi để phòng ngừa dị ứng cho con.

Bé Khoai nhà tôi bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm. Tôi bắt đầu tìm hiểu và nấu những món khác nhau để con ăn ngon miệng và thích thú với mỗi buổi ăn. Tôi nhớ hôm đó, bà ngoại đi chợ thấy có con cua ngon, chắc thịt nên mua về để tôi nấu cháo. Tôi đút cho con từng muỗng cháo. Nhìn con ăn ngon lành mà lòng tôi vui lắm. Thế nhưng sau khi con ăn xong, con bắt đầu nổi những mẩn đỏ thành từng đám trên người. Khi tôi sờ tay lên bề mặt da con thấy có vết sần sần, hơi cứng, tôi lại tưởng con nóng, đem Khoai đi tắm. Ai ngờ con bị lan ra khắp cả người, có vẻ ngứa lắm. Tôi phải đưa Khoai đi khám bác sĩ. Con phải thử máu và bác sĩ kết luận là bị dị ứng với các đồ hải sản.
Kể từ đó, tôi đặc biệt chú ý khi cho con ăn các loại hải sản khác. Với loại thực phẩm mới, tôi cho con ăn ít một để xem con có dị ứng với loại thực phẩm đó không. Bên cạnh đó, tôi luôn thủ sẵn trong nhà những nguyên liệu có sẵn để chữa dị ứng khi bé bị nhẹ như mật ong và chanh tuơi. Cụ thể, với chanh tuơi uống nước ấm và nước cốt chanh. Còn với mật ong thì pha một thìa mật ong cùng với nước ấm sẽ giúp con giảm bớt hiện tượng khó chịu khi bị dị ứng.
Tôi cũng chú ý lựa chọn thực phẩm tươi sống, chế biến cẩn thận để hạn chế tác dụng gây dị ứng. Bệnh dị ứng với hải sản của con không thể chữa khỏi hẳn, nhưng tôi luôn tìm tòi để tìm các thực phẩm thay thế, giúp con bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đó là chia sẻ của gia đình, còn các bạn có bí quyết gì hay cùng chia sẻ để học hỏi nhé.
Sudo Dị Ứng
Chuyên mục: Dị Ứng

Trang web này sử dụng cookies.