Mộng du là một hiện tượng khá kì bí và kích thích trí tò mò của nhân loại từ bấy lâu nay. Trong trạng thái không có ý thức, người bị mộng du vẫn có thể nói chuyện, điều khiển tay chân của mình để thực hiện một số hành động kỳ quặc hoặc thậm chí phức tạp mà trong lúc tỉnh táo chưa chắc họ có thể làm được. Một số trường hợp người bị mộng du còn lái cả xe.
Mộng du được coi là một biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ (parasomnias), là những hành vi bất thường xảy ra trong lúc ngủ. Một số rối loạn phổ biến liên quan đến giấc ngủ là đái dầm, nói mớ và nghiến răng.
Bộ não là cơ quan phức tạp nhất trong cơ thể. Nó điều khiển mọi hoạt động từ hít thở, đến điều hòa nhịp tim, nó ghi lại tất cả ký ức trong cuộc đời; nhờ có bộ não bạn mới có thể cười, khóc, giao tiếp và yêu ai đó. Ngay cả trong lúc ngủ, não cũng không nghỉ ngơi, nó tạo ra những giấc mơ, nó giúp bạn mò tìm chăn đắp, nó khiến bạn lăn khắp giường hay cũng chính nó “đứng đằng sau” tiếng ngáy. Nó là nguyên nhân khiến cho có những ngày bạn thức dậy với tâm trạng thoải mái thanh thản, hay có lúc bực bội khó chịu. Với chừng đó việc phải quản lý, bộ não, dù có tài giỏi đến đâu, cũng không tránh khỏi sơ sót.
Một số đặc điểm của tật mộng du
Đi bộ trong giấc ngủ hay mộng du là một hiện tượng được biết đến từ lâu. Hàng triệu người – khoảng 2,5% dân số thế giới – vẫn thường bật dậy và lang thang không chủ ý thường xuyên như vậy. Khoảng 25% những người mộng du có thể làm hại đến chính mình. Một vài người có thể bước ra ngoài cửa sổ khi cứ ngỡ đó là cửa chính. Có câu chuyện kể rằng người mộng du có thể leo lên xe hơi, khởi động máy và lái đi nhiều kilomét. Song theo các bác sĩ những giai thoại kiểu đó là không đúng sự thật vì người mộng du phản xạ thiếu tự nhiên. Một người đang ngủ quả thực có thể khởi động xe, nhưng chuyến đi đêm tự phát đó sẽ kết thúc nhanh chóng bằng một tai nạn.
Mộng du thường thấy ở trẻ nhỏ, mặc dù bệnh cũng giảm dần theo tuổi tác. Như một quy luật, những đứa trẻ khoẻ mạnh về tâm lý có thể rơi vào trạng thái này trong những giai đoạn bất ổn nào đó. Còn ở người lớn, mộng du thường đi kèm với trạng thái căng thẳng, lo lắng và đôi khi là động kinh.
Có thể bạn đã thấy (qua phim ảnh) hình ảnh người bị mộng du đi lang thang khi mắt vẫn nhắm và 2 cánh tay vươn ra đằng trước. Tuy nhiên, các đặc điểm điển hình của mộng du bao gồm:
Ra khỏi giường trong lúc vẫn đang ngủ
Rất khó để đánh thức người bị mộng du
Sau khi tỉnh dậy, người vừa mộng du sẽ không thể nhớ mình đã làm gì lúc bị mộng du
Khi đã thực sự tỉnh khỏi cơn mộng du, người bị mộng du sẽ cảm thấy không thể hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra với họ
Người bị mộng du không mắc chứng mất trí hay các chứng rối loạn thần kinh khác
Có nên đánh thức người bị mộng du không?
Ý kiến cho rằng không nên đánh thức người bị mộng du là chưa có cơ sở. Tuy nhiên, bạn cũng không nên làm người đang mộng du bị giật mình. Mộng du có thể gây nguy hiểm, như một đứa trẻ có thể ngã cầu thang, hoặc 1 người lớn có thể lái xe trong tình trạng không có nhận thức. Tốt nhất là nên nhẹ nhàng dẫn họ trở lại giường. Thường thì người ta chỉ mộng du một lần trong đêm.
Có giả thiết cho rằng người bị mộng du đang diễn tả lại giấc mơ của họ. Tuy nhiên, mộng du diễn ra ở giai đoạn ngủ sâu, các giấc mơ không xuất hiện trong giai đoạn này. Vì thế có thể loại bỏ giả thiết này.Trong giai đoạn ngủ sâu, rất khó để đánh thức bộ não. Điều này cũng giải thích lý do vì sao rất khó đánh thức người bị mộng du.
Một cơn mộng du thường kéo dài từ vài giây cho đến nửa giờ. Người bị mộng du có thể mở mắt nhưng đôi mắt hoàn toàn vô hồn và biểu hiện trên khuôn mặt cũng trống rỗng. Nhìn họ giống như đã thức giấc nhưng những hành động lại vụng về kì quặc. Hành động của họ cũng khá đa dạng, có thể chỉ đơn giản như ra khỏi giường và đi loanh quanh trong nhà, đến phức tạp hơn như lái xe hoặc chơi một nhạc cụ.
Vì sao người ta bị mộng du? Một điều đáng chú ý là đa số các trường hợp mộng du là trẻ em, và khi chúng lớn lên thì tật mộng du sẽ biến mất. Bộ não của trẻ em phát triển rất nhanh và là môi trường thuận lợi hấp thụ mọi loại kích thích. Từ một đứa trẻ sơ sinh chưa biết tí gì về cuộc sống bên phát triển thành một đứa trẻ mẫu giáo thành thạo không ít kỹ năng sống chỉ trong vòng 5 năm. Liệu một người trưởng thành có thể học nhanh như vậy không?
Một số lý giải cho rằng tật mộng du có liên quan đến chứng động kinh, chứng loạn thần kinh, hoặc do cáước muốn thầm kín của người mắc chứng này.
Nhưng thật ra chưa ai thật sự biết chính xác vì sao 1 người lại mắc chứng mộng du. Khoa học đưa ra một vài khả năng như sau:
Như đã nói ở trên, hiện tượng mộng du xảy ra ở giai đoạn ngủ sâu. Có thể hình dung, ở giai đoạn này, tuy bộ não không hoạt động tích cực nhưng ngược lại cơ thể vẫn có thể di chuyển.
Các giai đoạn của giấc ngủ.
Các nhà khoa học chia giấc ngủ làm 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1: giai đoạn giấc ngủ nông. Các hoạt động cơ bắp dần chậm lại. Thỉnh thoảng có hiện tượng cơ bắp co giật.
Giai đoạn 2: nhịp thở và nhịp tim dần chậm lại. Nhiệt độ cơ thể giảm nhẹ.
Giai đoạn 3: bắt đầu giai đoạn ngủ sâu. Não bắt đầu phát ra sóng chậm delta.
Giai đoạn 4: giai đoạn ngủ rất sâu. Nhịp thở đều; hoạt động cơ bắp rất hạn chế. Não sinh sóng delta.
Giai đoạn 5: mắt chuyển động nhanh, sóng não nhanh và các giấc mơ bắt đầu xuất hiện. Các cơ được thả lỏng, nhịp tim bắt đầu chậm lại, nhịp thở nhanh và nông.
Các chuyên gia sức khỏe tâm thần gọi hiện tượng mộng du là “rối loạn kích thích”, nghĩa là có một tác nhân nào đó kích thích bộ não thức dậy khi đang trong giai đoạn ngủ sâu, đưa người mộng du vào trạng thái chuyển tiếp giữa ngủ và thức.
Phạm tội ác trong lúc mộng duNgười mộng du có thể làm tổn thương đến chính mình hoặc gây ra những tai họa nghiêm trọng cho người khác, nhưng không thể buộc họ phải chịu trách nhiệm về những hành động như vậy.
Nhiều trường hợp người bị mộng du không chỉ đi loanh quanh trong nhà. Một người đàn ông ở Manchester (Anh) tên Jules Lowe đã giết cha mình trong lúc mộng du, và anh ta được tha bổng. Một trường hợp khác, Scott Falater, một người đàn ông ở bang Arizona (Mỹ) bị cáo buộc đã đâm vợ mình 44 nhát, ông kháng cáo với lý do mình làm việc đó trong lúc mộng du, tuy nhiên tòa vẫn tuyên án có tội.
Một người đàn ông Canada, Ken Parks, ra khỏi nhà vào năm 1987 trong khi đang ngủ. Anh lên xe của mình, lái 23 km tới nhà cha mẹ vợ. Lẳng lặng lẻn vào, người đàn ông bóp cổ nhạc phụ, đâm chết nhạc mẫu và bắt đầu bước vòng quanh ngôi nhà trong khi vẫn đang ngủ. Anh ta chỉ bị đánh thức bởi cảnh sát. Ken Parks không bị coi là phạm tội ác hoặc sát nhân, vì anh đã thực hiện vụ án mạng trong trạng thái giấc mơ mộng du. Các chuyên gia cho biết những người mộng du không thể bị buộc phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, vì họ không nhận ra họ đang làm gì.
Không có thuốc hay kỹ thuật y học nào có thể chữa được bệnh mộng du. Các nhà khoa học tin rằng stress là tác nhân chính khiến cho bệnh xuất hiện. Người ta có thể trở thành người mộng du nếu giấc ngủ của họ thường xuyên bị ngắt quãng 3-4 lần mỗi đêm, hoặc nếu họ nói trong khi ngủ.
Giai đoạn ngủ sâu cũng là lúc cơ thể sản xuất ra các loại hormone, trong đó có các loại hormone tăng trưởng. Rất có thể việc sản xuất các hormone này có liên quan đến việc kích thích và gây ra một số rối loạn trong giấc ngủ.
Những người lớn mắc tật mộng du đa số đều đã từng bị mộng du khi còn nhỏ. Mộng du rất hiếm khi đột ngột xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nếu có, đó là biểu hiện của những rối loạn khác. Trẻ em có khuynh hướng mộng du cao khi chúng bị mệt mỏi hay căng thẳng. Tác nhân gây mộng du ở người lớn cũng tương tự như vậy, ngoài ra còn do tác dụng phụ của một số loại thuốc, do rượu bia, hoặc do chứng sốt.
Tuy nhiên, hiện tượng mộng du ở một số người không hoàn toàn là vô hại, mà đó có thể là biểu hiện của các rối loạn hữu cơ khác như Parkinson hoặc Alzheimer. Nếu một đứa trẻ bị mộng du, có thể lúc lớn lên nó sẽ tự khỏi.Bạn cần cho trẻ ngủ theo giờ giấc cố định, kèm theo các biện pháp giúp trẻ tránh mệt mỏi và căng thẳng. Nếu hiện tượng mộng du bỗng xuất hiện ở một người trưởng thành thì cần các chẩn đoán y khoa để xác định nguyên nhân.
Người mộng du không ý thức được hành động của mình. Ảnh Pravda
Các nhà khoa học đi đến kết luận rằng sự phát triển của bệnh mộng du có liên quan đến những thay đổi ở một vài gene nhất định. Hoạt động của gene đột biết có thể làm tê liệt hệ thống thần kinh, khiến cho người ta không thức giấc. Mặc dầu vậy, cơ chế khiến cho người ta bước đi trong giấc ngủ vẫn còn là bí ẩn. Một chuỗi thí nghiệm được thực hiện trên người mộng du đã cho thấy bệnh có thể được xếp vào một dạng rối loạn gene.
Y học hiện đại không xem mặt trăng là một lý do đằng sau căn bệnh bí ẩn này. Tuy nhiên, điều thú vị là phần lớn những trường hợp mộng du lại rơi vào đêm trăng tròn.
(Blogsudo Tổng Hợp)
Từ khóa tìm kiếm: mong du, hien tuong,