X

Kem, gel chống muỗi – Những nguy hiểm khôn lường

Ảnh minh họa

Trước tình hình bệnh dịch sốt xuất huyết bùng phát, nhiều gia đình đã chọn mua những sản phẩm thuốc xịt muỗi, kem thoa chống muỗi… được bày bán khá nhiều trên thị trường như một giải pháp phòng chống muỗi tiện dụng. Thế nhưng, khi sử dụng các sản phẩm này, người tiêu dùng cần lưu ý công dụng sao cho an toàn đối với sức khỏe và phù hợp với gia đình.

Muỗi, côn trùng luôn là sự khó chịu của không chỉ cho người dân thành phố. Trước tình hình bệnh dịch sốt xuất huyết bùng phát, nhiều gia đình đã chọn mua những sản phẩm thuốc xịt muỗi, kem thoa chống muỗi… được bày bán khá nhiều trên thị trường như một giải pháp phòng chống muỗi tiện dụng. Thế nhưng, khi sử dụng các sản phẩm này, người tiêu dùng cần lưu ý công dụng sao cho an toàn đối với sức khỏe và phù hợp với gia đình.
Dưới đây là một số tác dụng phụ mà các loại kem, gel chống muỗi có thể mang lại.
Nguy cơ viêm da dị ứng
Trên thị trường hiện nay có nhiều các sản phẩm chống muỗi với cách thức sử dụng khác nhau. Loại diệt muỗi đốt nhanh, bình xịt, đèn diệt muỗi, đuổi muỗi bằng sóng siêu âm, có loại dùng ở dạng bôi kem, gel; loại miếng dán chống muỗi…
Các sản phẩm này đa phần dùng các nguyên liệu bằng hoá chất nên ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thành phần chính của các loại sản phẩm này là cga6t1 DEET với tỷ lệ thấp nhất là 15% cùng các loại hóa chất khác. Đối với trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi không nên sử dụng hoặc tiếp xúc với các sản phẩm này do hệ thống chức năng miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh. Đặc biệt trong khói nhang có chứa nhiều hóa chất sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hô hấp nếu sử dụng trong thời gian dài. Nếu trường hợp bất khả kháng phải bôi thuốc cho trẻ thì chúng ta nên tuân thủ đúng các quy định trong phần hướng dẫn sử dụng. Sau khi không cần thiết phải bôi thuốc cho trẻ nữa phải tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ hóa chất có hại.
Những người viêm da cơ địa, có làn da rất dễ mẫn cảm nên cẩn thận khi sử dụng các loại sản phẩm này. Nhiều trường hợp đã ghi nhận các tác dụng phụ như da đỏ lên, rát, bong vảy, sưng nề, đỏ lên, ngứa, mụn nước li ti hoặc có mủ.
Gây tổn hại đến đường hô hấp
Bất kỳ loại thuốc chống muỗi nào cũng được tạo thành từ nhiều loại hóa chất khác nhau. Khi dùng những loại bình xịt chống muỗi cho vùng mặt và cổ, thuốc xịt có thể lẫn vào không khí và dễ dàng xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp. Lúc này chúng ta nên xịt trước ra tay rồi mới nên thoa vào vùng mặt, cổ chú ý tránh các vùng như mắt, mũi, miệng…
Nguy cơ phơi nhiễm hóa chất
Khi các loại thuốc muỗi tiếp xúc với các vùng da hở như vết thương, nốt muỗi đốt cũ đã gãi trầy xước… cơ thể có nguy cơ sẽ bị phơi nhiễm hóa chất qua các vùng da hở này.
Thường thì bệnh nhân rất ngứa và khi có mủ thì bị đau. Khi các sẩn lặn đi thường để lại các vết mất sắc tố hoặc tăng sắc tố sau viêm nhưng thường là tăng sắc tố. Một số bệnh nhân khác bị những vết trắng lẫn vết thâm. Các vết thâm thường tồn tại rất dai dẳng và nếu cứ bị muỗi đốt liên tục thì các vết thâm xuất hiện ngày càng dày đặc. Nếu gãi hoặc chà xát nhiều thì các vết thâm còn bị dày lên sần sùi trông rất xấu.
Nghiêm trọng hơn, điều này hoàn toàn có thể dẫn đến dị ứng cơ địa, nhiễm trùng, sưng tấy, viêm da…
Cách sử dụng thuốc chống muỗi an toàn
– Không xịt trực tiếp thuốc lên người, nên xịt ra tay và xoa lên các vùng có nguy cơ bị muỗi đốt
– Trước khi sử dụng cho toàn thân, nên thử dùng trước cho 1 vùng da nhỏ mặt trong cánh tay. Nếu không xuất hiện kích ứng, mẩn ngứa thì từ đó mới áp dụng cho toàn bộ cơ thể.
– Tránh sử dụng những sản phẩm chống muỗi cho trẻ em dưới 5 tuổi vì da các bé rất nhạy cảm, rất dễ bị dị ứng.
– Có thể bôi thuốc lên chăn, chiếu, màn… những nơi xung quanh vị trí sinh hoạt để tăng tác dụng đuổi muỗi mà không phải xịt thuốc trực tiếp lên cơ thể.
– Không sử dụng nhang chống muỗi khi nhà có trẻ nhỏ
– Chỉ sử dụng thuốc chống muỗi khi thực sự cần thiết, khi đi chơi xa, du lịch
– Khi bôi cần tránh vùng mắt, mũi, miệng, vết thương hở.
Theo Benh.vn
Chuyên mục: Đời Sống
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.