X

Kiểm tra lưỡi biết ngay tình trạng sức khỏe

Làm sao kiểm tra lưỡi có thể biết ngay được sức khỏe đang như thế nào? Lưỡi màu nào thì sức khỏe tốt, màu hồng, màu đỏ, màu vàng hay màu trắng bệch…

Nếu lưỡi màu nhợt nhạt, không có lớp phủ, cùng các dấu hiệu như chóng mặt, hay quên, mất ngủ, rất có thể bạn đang bị thiếu máu. Tham khảo những chỉ dẫn dưới đây để tự “khám” sức khỏe cho mình qua hình ảnh chiếc lưỡi.

Bạn muốn biết tình trạng sức khoẻ của mình? Rất đơn giản. Chỉ việc soi gương, thè lưỡi ra và cẩn thận nhìn vào chiếc lưỡi của mình xem màu sắc và bề ngoài của nó.

Hầu hết mọi người nghĩ rằng lưỡi chỉ dùng để nếm thức ăn và nói chuyện. Tuy nhiên, qua màu sắc của lưỡi có thể dự đoán được tình trạng sức khỏe.

1. Tại sao có thể nhìn lưỡi đoán bệnh?

Đối với các chuyên gia y tế, nhất là các chuyên gia về y học cổ truyền, lưỡi không chỉ là cơ quan vị giác, dùng để cảm nhận mùi vị đơn thuần mà còn là cơ quan cảnh báo sức khỏe của toàn bộ cơ thể.
Đông y cho rằng tất cả các tạng phủ, kinh lạc đều có quan hệ và biểu hiện ra ở lưỡi.

Khi khám bệnh Đông y thường có thêm khâu “thiệt chẩn” tức là nhìn lưỡi khám ra đủ các thứ bệnh trong lục phủ ngũ tạng. Người ta còn chia ra 6 mức độ của rêu lưỡi thể hiện các vấn đề sức khỏe là phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa.

Không chỉ có Đông y, ngay cả các bác sĩ Tây y, với sự trợ giúp của nhiều thiết bị khám bệnh hiện đại nhưng khi khám vẫn yêu cầu người bệnh thè lưỡi để quan sát. Vậy mới thấy, mối liên hệ của lưỡi đối với sức khỏe toàn cơ thể rất mật thiết.

Về cách nhìn lưỡi chẩn bệnh, Đông y chia làm 2 phần để quan sát đó là chất lưỡi và rêu lưỡi. Chất lưỡi là cấu trúc của cơ bản của lưỡi. Rêu lưỡi là phần bám trên bề mặt của lưỡi.

Người bình thường nếu có chút hiểu biết về y học cũng có thể dựa vào chất lưỡi và rêu lưỡi để đoán sơ bệnh tình của mình trước khi đi khám tại cơ sơ y tế.

Y học cổ truyền Trung Quốc nói rằng lưỡi bao gồm một tập hợp các cơ để giúp con người có thể nói chuyện, cảm nhận hương vị và nuốt thức ăn. Lưỡi cũng có rất nhiều mạch máu và nước bọt tiết ra không ngừng để ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn có hại.

2. Nhìn màu lưỡi đoán sức khỏe:

Bất kỳ sự thay đổi nào trong màu sắc, kết cấu và độ ẩm của lưỡi sẽ xác định tình trạng sức khỏe của bạn. Một cái lưỡi khỏe mạnh sẽ có màu hồng. Các màu sắc khác sẽ phản ánh những tình trạng sức khỏe khác.

Nếu lưỡi của bạn có màu hồng nhạt

Bạn có thể yên tâm- sức khoẻ của bạn hoàn toàn ổn. Nếu nó có màu trắng, bạn có vấn đề ở hệ tiêu hoá. Nó cho biết bạn dinh dưỡng kém, thiếu vitamin, đang có một bệnh mạn tính nào đó, có thể cả thiếu máu nữa.

Lưỡi màu đỏ

Khi cơ thể bạn nóng thì lưỡi sẽ có màu đỏ và hơi sưng. Sự thiếu hụt vitamin, sốt nóng và bệnh Kawasaki là một trong những lý do khiến lưỡi bị đỏ. Thiếu vitamin bao gồm thiếu sắt, vitamin B-12 và B-3. Do đó hãy bổ sung các vitamin này trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Lưỡi đen

Tình trạng này vô hại, chủ yếu xảy ra do vệ sinh răng miệng kém. Đôi khi vi khuẩn và nấm men bị mắc kẹt dọc theo bề mặt trung tâm của lưỡi, do đó tạo nên mảng đen trên da. Việc hút thuốc, uống cà phê quá nhiều và thói quen ăn uống không lành mạnh cũng góp phần vào tình trạng này. Để thoát khỏi tình trạng lưỡi đen, bạn nên vệ sinh răng miệng cẩn thận hơn.

Lưỡi vàng

Lý do của lưỡi vàng và lưỡi đen khá tương tự. Lưỡi vàng xảy ra do sự hình thành của nấm men trên bề mặt lưỡi do vệ sinh răng miệng không tốt. Sau một thời gian vệ sinh răng miệng tốt, vấn đề sẽ được cải thiện.

Nếu lưỡi của bạn có ánh vàng, bạn bị bệnh đường ruột. Màu tím hoặc xanh da trời, nó thể hiện có vấn đề ở phổi và tim. Màu xanh đậm một chút nói lên bệnh ở thận. Còn khi lưỡi bị phủ màu trắng thì cơ thể bạn ở tình trạng mất nước, bị nhiễm trùng do nấm, cũng như bị cúm và cảm lạnh.

Lưỡi màu nâu

Màu sắc này cho thấy một hình thức giai đoạn sớm của bệnh ung thư da. Nếu bạn có một đốm nâu trên lưỡi mà nó đã biến đổi sang màu tối hơn thì tốt nhất hãy đi khám ngay lập tức.

Lưỡi tím

Đây là dấu hiệu phản ánh tình trạng viêm phế quản mãn tính, nồng độ Cholesterol cao và ăn nhiều thực phẩm lạnh. Cách khắc phục là ăn các thực phẩm có tính nóng như gừng, tỏi để mang lại cho lưỡi màu sắc hồng.

Lưỡi trắng

Lưỡi có màu trắng thể hiện tình trạng mất nước, bị viêm miệng hoặc nấm men nhiễm trùng hay leukoplakia – một sự gia tăng quá mức của các tế bào trên bề mặt lưỡi, thường thấy ở những người hút thuốc. Để khắc phục tình trạng này, hãy uống nhiều nước và duy trì vệ sinh răng miệng tốt.

Bây giờ chúng ta đã biết về màu sắc của lưỡi nói gì về sức khỏe. Do vậy hãy làm theo những thói quen vệ sinh khỏe mạnh và sạch sẽ để giữ vệ sinh răng miệng tốt cùng một chế độ ăn uống căn bằng để có một cái lưỡi khỏe mạnh.

3. Cách nhận biết bệnh qua lưỡi

Không chỉ màu sắc mà những nét ngoại hình của lưỡi cũng liên quan bệnh tật. Nếu bạn nhìn thấy ở phần giưa lưỡi những vach tựa như nếp gấp thì bạn hãy đến bác sĩ kiểm tra lại xuơng sống của mình, thấy lưỡi có vẻ sần sùi, không trơn nhẵn thì các bộ phận bạn thường rất ít quan tâm là mật đang có một cái gì đó trục trặc. Tình trạng thiếu vitamin làm lưỡi dường như sưng lên và đỏ lên.

Một vài vùng trên lưỡi tương ứng với hoạt động chức năng của các cơ quan nội tạng. Những chỉ số đánh giá chức năng của tim và gan (do các nhân viên xét nghiệm cung cấp cho ban) liên quan đến phần chót đầu của lưỡi, chức năng của ruột già và dạ dày tương ứng với phần giữa của lưỡi, còn chức năng của gan và thận thể hiện ở hai bên cạnh lưỡi.

Ngay từ thời xa xưa của con người đã nhận được rất nhiều thông tin qua lưỡi, đặc biệt là bề mặt lưỡi. Ngày nay khoa học phát triển, kinh nghiệm chẩn đoán trên vẫn tồn tại và không ngừng được hoàn thiện, tự mỗi người có thể khám bệnh cho mình qua sức khỏe lưỡi.

– Cơ thể khỏe mạnh: Lưỡi bình thường cả về màu sắc lẫn kích thước, không có lông, không biến màu, màu sắc hơi hồng, độ ẩm ôn hòa và vị giác không bị rối loạn.

  • Viêm loét dạ dày và loét tá tràng: Lưỡi có lông màu trắng ở giữa, chia tách dọc theo hai bên lưỡi.
  • Sốt, tiêu chảy, tiểu đường, thiếu máu: Mặt lưỡi khô với nhiều vết nứt nhỏ.
  • Bệnh lá lách: Lưỡi sưng đỏ ở phía bên trái.
  • Bệnh rối loạn đường tiêu hóa: Xuất liện lông nâu trên lưỡi.
  • Bệnh thận: Lông trắng dọc theo hai bên và phần sau của lưỡi.
  • Bệnh viêm miệng: Xuất hiện lông màu trắng trên lưỡi.
  • Viêm túi mật: Bề mặt lưỡi có lông nâu vàng.
  • Bệnh phổi: Lông trắng dọc theo hai bên và ở phần phía trước đầu lưỡi.
  • Mắc bệnh sốt Scarlet: Lưỡi có màu trắng và đỏ (màu dâu tây).
  • Bệnh xơ gan: Lưỡi bóng, mịn và có màu đỏ.
  • Thiếu máu và suy tim: Lưỡi có màu nhợt nhạt.
  • Bệnh gan và túi mật: Lưỡi có lông vàng
  • Rối loạn đường ruột: Lưỡi phẳng và hình thành các đốm đỏ, bóng ở tâm lưỡi.

Lưỡi là một quyển “Tự điển bách khoa” về sức khoẻ của chúng ta. Bạn hãy lưu ý đến nó, không coi thường những dấu hiệu, chỉ điểm tình trạng sức khoẻ đáng tin cậy của nó, để bạn có thể giúp đỡ kịp thời cho cơ thể của bạn.

Su Tổng Hợp

Chuyên mục: Sức Khỏe
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.