X

Kiêng gì khi bị cảm sốt

Khi bị cảm sốt, hệ miễn dịch của cơ thể bạn bị tổn hại do có quá nhiều chất độc trong cơ thể, nhiều chức năng của cơ thể hoạt động kém hơn bình thường. Để tạo điều kiện tốt nhất cho cơ thể tự hồi phục, bạn nên kiêng những thực phẩm, đồ uống như sau

Không ai mong mình bị cảm cúm, bị ốm hay bệnh tật. Nhưng bệnh đến có chừa ai? Hi vọng những kiến thức nhỏ dưới đây sẽ giúp các bạn sớm hồi phục khi bệnh xảy đến.


Thực phẩm kiêng khi bị cảm

1. Rượu bia 

Tránh xa rượu bia. Mặc dù rượu bia có thể mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, sảng khoái, nhưng chúng lại đổ thêm vào cơ thể bạn rất nhiều chất độc. Thêm vào đó, rượu bia còn làm bạn ngủ không ngon. Khi uống rượu bia, nhất là khi “quá chén”, cơ thể bạn bị ép vào giấc ngủ do ảnh hưởng của rượu bia, đó không phải giấc ngủ theo chu kỳ thông thường. Giấc ngủ như vậy sẽ khiến bạn mệt mỏi hơn. Khi bạn ốm, giấc ngủ ngon phải là ưu tiên số 1, vì nó giúp cơ thể nghỉ ngơi và lấy lại cân bằng.

2. Đồ ăn nhanh
Mặc dù khi ốm, bạn chẳng muốn động tay động chân để vào bếp nấu nướng, nhưng tuyệt đối bạn nên tránh tránh xa những đồ ăn nhanh. Hầu hết đồ ăn nhanh đều chưa đầy chất béo và carbohydrate. Khi cơ thể bạn đang ốm và cần nghỉ ngơi, những chất béo này không được tiêu hóa hết, gây đầy bụng và tăng cân. Thêm vào đó, những loại đồ ăn nhanh thường rất ít chất dinh dưỡng, trong khi đó, bạn đang cần những thực phẩm giàu chất chống ô-xi hóa nhằm giúp cơ thể phục hồi, tái tạo lại các tế bào.
3. Caffeine
Nên tránh xa chất caffeine có trong café và soda. Chất caffeine sẽ làm bạn tỉnh táo, không thể nghỉ ngơi. Rất nhiều loại soda chứa nhiều đường, có thể khiến bạn bị sốc glucose. Những loại đồ uống này có thể làm cho bạn cảm thấy tỉnh táo trong một thời gian ngắn, nhưng lại khiến cơ thể bạn mệt mỏi sau đó, và còn thấy ốm yếu hơn trước. Thay vào những đồ uống này, hãy uống nhiều trà xanh đã khử caffeine. Trà xanh giúp tăng cượng hệ miễn dịch của cơ thể đồng thời mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể.
4. Đường và muối
Tránh xa những thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn khi bạn đang bị cảm. Thay vào đó, hãy dùng nhiều trái cây và rau xanh. Những thực phẩm chứa nhiều đường và muối sẽ làm cơ thể bạn tích trữ nước nhiều mà không đem lại năng lượng cho cơ thể. Hãy tăng cường miễn dịch cho cơ thể bằng các loại nước ép trái cây, sữa chua, rau trộn và thịt không mỡ.
Sốt thường là một dấu hiệu cho thấy một cái gì đó khác thường đang xảy ra trong cơ thể.
Khi bị sốt, sức đề kháng của cơ thể giảm và năng lượng bị hao hụt nhiều. Việc bổ sung dinh dưỡng kịp thời và đầy đủ cho cơ thể là rất cần thiết. Tuy nhiên, có một số thực phẩm bổ sung có thể làm sốt cao hơn và gây nguy hiểm cho tính mạng.
Dưới đây là một thực phẩm cần kiêng khi bị sốt:
1. Uống nước lạnh
Khi bị sốt, nếu bạn uống quá nhiều nước lạnh nhiệt độ của cơ thể không giảm mà còn sốt cao hơn. Trong trường hợp, nếu sốt do các bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quálạnh cũng sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.
2. Ăn trứng
Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong trứng gà có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi. Vì vậy, khi bị sốt, chúng ta không nên ăn trứng gà mà thay vào đó chúng ta nên uống nhiều nước, rau quả tươi và hạn chế những thứ có chứa nhiều protein.
3. Ăn mật ong
Mật ong là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi cảm sốt sẽ dễ làm cho cơ thể bị tăng thêm nhiệt độ và chất ngọt trong mật ong sẽ cản trở quá trình diệt vi khuẩn của bạch cầu.
4. Uống trà
Trong trà có chất ta-nanh sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.
5. Đồ ăn cay
Khi bị sốt, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ hoạt động mạnh. Gừng, ớt và nhiều gia vị quá cay khác sẽ sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể và làm bệnh nặng thêm, ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.
6. Thực phẩm khó tiêu
Khi sốt, bộ máy tiêu hóa không khỏe như bình thường, trong khi đó cá loại thịt màu đỏ, cá, tôm, cua, sò, hến, các loại thịt khác có chứa hàm lượng cholesterol cao sẽ gâykhó tiêu.
7. Các loại nước nhiều đường
Khi bị sốt, bạn không nên uống nước soda hay bất kỳ loại nước ép trái cây nguyên chất nào như nước cam, dưa hấu… Ngay cả mật ong và các loại đường tự nhiên khác, cũng phải nói không. Bởi vì khi đường vào cơ thể, các tế bào máu trắng sẽ diệt khuẩn chậm chạp hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên tiếp tục hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách giảm lượng caffeine, tránh uống rượu và ngừng hút thuốc thời điểm này.
Lưu ý:  Khi sốt nên uống nhiều nước lọc, ăn nước ép rau và súp rau…Đặc biệt những người bị sốt nên ăn những thực phẩm nấu chín vì giúp tiêu hóa dễ dàng hơn so với các thực phẩm sống. Bạn cũng có thể uống nước trái cây pha loãng nhưng chỉ uống một vài ngày sau khi cơn sốt đã dứt hẳn hoặc khi cảm thấy cơ thể khỏe trở lại.
Không ai mong mình bị cảm cúm, bị ốm hay bệnh tật. Nhưng bệnh đến có chừa ai? Hi vọng những kiến thức nhỏ trên đây sẽ giúp các bạn sớm hồi phục khi bệnh xảy đến. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
Ms. Su Tổng Hợp
Chuyên mục: Cảm Sốt
Tags: kiêng gì

Trang web này sử dụng cookies.