Làm sao để nuôi cá cảnh đẻ nhiều, cá con sinh trưởng và phát triển tốt? Đối với những ai đam mê cá cảnh, chăm sóc cá lớn và nhìn cá của mình đẻ con là niềm vui lớn. Sau đây mình xin hướng dẫn một số kỹ thuật chăm sóc nuôi cá cảnh sinh sản các bạn có thể tham khảo.
Đa số người nuôi cá cảnh sinh sản thường thích việc “ép cá”, tức là làm cá đẻ theo cách họ muốn, có thể tự nhiên hoặc không tự nhiên. Cá đẻ tự nhiên thì dễ nhưng chăm sóc cá con đôi lúc không dễ, ép cá đẻ không tự nhiên cũng không khó nhưng cần phải biết cách để đảm bảo “mẹ tròn con vuông”.
Một nét quyến rũ của việc nuôi cá cảnh là có nhiều loài cá có thể nhân giống khi nuôi. Nhân giống cá cảnh gần như là bí quyết của mỗi người kinh doanh cá cảnh. Qua hàng chục năm kinh nghiệm, nhiều nghệ nhân chơi cá cảnh đã đúc kết một số kinh nghiệm, mà chắc chắn, các “ngón nghề” công phu họ vẫn giữ cho riêng mình.
– Nguồn điện: 2 Pin AAA (không bao gồm)
– Hiển thị thời gian: 24 giờ đồng hồ
– Thiết lập đến 4 lần cho cá ăn
1. Phải biết phân biệt giới tính
Cá cũng như chim, cách phân biệt trống mái cũng giống với loài thú. Loài thú dù to như con voi hay nhỏ như con chuột nhắt, đực cái khác nhau ở bộ phận sinh dục của nó.
Với chim chóc, đa số giống, trống mái khác nhau ở sắc lông và vóc dáng. Về thân mình, con trống lớn hơn con mái. Về màu sắc, chim trống đẹp hơn chim mái. Giới tính của cá thì khó phân biệt hơn, hầu hết trông con nào cũng giống con nào. Muốn nuôi cá để sinh sản thì điều trước tiên đòi hỏi phải biết phân biệt giới tính của từng giống cá mà bạn đang nuôi. Nhưng điều này không hề dễ. Chỉ những ai nuôi cá lâu năm, nhiều kinh nghiệm trong nghề mới biết được.
Một sự phân biệt dễ nhận thấy nhất là cá trống thường có thân mình thon dài, trong khi mình cá mái lại bầu bĩnh hơn. Tuy vậy, với chi tiết này không thôi, không ai dám đoán chắc một trăm phần trăm là đúng! Để đạt sự chuẩn xác, ta còn phải quan sát kỹ các bộ phận khác của cá như vi, bụng, hậu môn (nơi đây cũng là bộ phận sinh dục của cá), đồng thời còn quan sát cả cách bơi lội của chúng mới dám đi đến kết luận cuối cùng.
Về cách phân biệt giới tính, có một số giống cá do có những đặc điểm riêng biệt nên giúp ta dễ phân biệt hơn, ví dụ như cá lia thia, cá hồng kim…
Với cá lia thia, cá trống bình thường cũng có màu sắc như cá mái, nhưng khi sung lên, toàn thân nó đỏ ửng màu tím hồng đặc trưng rực rỡ, trong khi cá mái lúc nào thân mình cũng lợt lạt, nếu sợ hãi còn nổi sọc dưa dọc theo thân mình. Còn hồng kim trống có thuỳ dưới ở đuôi mọc dài ra như lưỡi kiếm rất dễ nhận. Chính vì có đặc điểm dễ nhận thấy này mà hồng kim được mang một tên khác là “cá kiếm“.
Với những giống cá cảnh khó phân biệt được giới tính rõ ràng, từ trước đến nay chủ nuôi chỉ còn cách là để tâm theo dõi qua nhiều cách sau đây:
Cách dễ nhất là thấy cá mái trong mùa sinh sản bụng căng to, vì bên trong chứa nhiều trứng, nếu bụng màu trắng thì trứng còn non, mái mới cấn chửa, nếu bụng trứng đỏ trở nên màu vàng, bụng to hơn, cá lội chậm chạp là lúc bên trong chứa nhiều trứng đã già. Lúc này có con nào lẽo đẽo cặp kè theo cá mái chính đó là cá trống.
Bình thường trong hồ cá, dù cùng một giống, mỗi con vẫn lo kiếm ăn mỗi hướng, không con nào quan tâm đến con nào. Nhưng, vào mùa sinh sản thì cá trống rượt đuổi theo cá mái để bắt cặp với nhau. Từ đó, lúc nào chúng cũng như bóng với hình, kề cận bên nhau.
2. Phải nắm vững cách sinh sản của từng giống cá
Trong đời sống hoang dã, giống cá cảnh nào cũng sinh sản tốt. Thế nhưng, khi bắt nuôi trong hồ thì nhiều giống bỏ tập tính tự nhiên này, hoặc có đẻ nhưng lại nuôi con kém. Mặt khác, gần như mỗi giống cá lại có cách sinh sản khác nhau, nên bạn cần phải biết rõ để tuỳ từng trường hợp mà xử lý cho đúng cách, có như vậy mới thu được nhiều lợi.
Thực tế cho thấy có giống cá cảnh làm tổ bằng bọt nước rồi gắn trứng lên đó để chờ ngày nở. Có giống đẻ trứng vào cọng rong, vào rễ lục bình. Có giống lại để trứng lên những tấm đã phẳng … Nhờ nắm vững được điều đó, nên khi các sắp đẻ, ta có thể “lót ổ” cho nó tạo điều kiện thuận lợi cho cá sinh sản.
Đó là trường hợp đẻ trứng, còn việc nuôi con thì gần như mỗi giống cũng có cách riêng:
Có giống cá trống không cho cá mái nuôi con, và giành lấy phần việc khó khăn này cho riêng mình.
Có giống khi con nở ra là cá mẹ ăn con không thương tiếc, khiến cá con nở nhiều mà không sống được bao nhiêu (nhờ biết vậy mà ta tìm cách ngăn ngừa)
Có giống cá cảnh không đẻ trứng mà đẻ thẳng ra cá con, và con tự sống, không cần đến sự nuôi dưỡng cũng như bảo vệ của cá cha mẹ.
Có giống tới giờ đẻ trứng phải cần nhiều trống “ép” một mái thì việc đẻ trứng mới suôn sẻ được.
Có giống cá cảnh có thói quen chỉ đẻ ban ngày, như cá Dĩa. Có giống chỉ đẻ ban đêm, như cá Tàu, và nhiều giống cá lại đẻ bất kỳ giờ giấc nào trong ngày.
Kể ra biết được những điều này rất thú vị và có lợi.
3. Các phương thức sinh sản
Loại cá đẻ thai trứng:
Khi nhiệt độ hơn 180C, thả vài trăm con cá giống ra hồ, thả rong che bớt ánh nắng cho chúng, tập chúng quen dần với môi trường mới. Thường thường, con cái đẻ mỗi tháng một lần, mỗi lần từ 50 – 200 con.
Loại cá ấp trứng trong miệng (như cá rồng, cá trích châu Phi, cá miểng sành ngăn châu Phi…)
Ngoài ra, các loài cá heo, dứa vàng làm tổ ngay và đẻ trứng trên nham thạch láng.
Loại cá đẻ con:
Có những loài cá đẻ con ngay từ lúc mới sinh, các cá con đã bơi được tự do và vóc dáng như bố mẹ chúng thu nhỏ lại. Tất nhiên là trong bể nuôi có nhiều cây cỏ và cả một thảm cây nổi, có thể làm cho chúng thoát khỏi sự ăn thịt của cá bố mẹ.
4. Chuẩn bị bể cho cá đẻ
5. Yêu cầu về nước và nhiệt độ
6. Chọn cá đẻ
7. Chăm sóc cá đẻ
Sau khi cá đã sinh đẻ, nên để cho cá đẻ con nghỉ vài hôm cho lại sức rồi mới cho chúng vào bể nuôi chính.
8. Cách nuôi cá cha mẹ sau khi sinh sản
Nuôi một cặp cá cảnh đâu chỉ để khai thác một lứa cá con, mà còn là khai thác lâu dài, cả chục lứa về sau. Vì vậy, với những cặp cá sinh sản tốt, nuôi con giỏi, sau mùa sinh sản ta nên có phương pháp nuôi dưỡng đặc biệt để chúng mau hồi sức.
Trước hết cần cách lý cá trống mái ra nuôi riêng mỗi con một hồ (có thể nuôi chung với nhiều trống khác, nhiều mái khác, cùng giống hay khác giống). Hồ nên đặt nơi yên tĩnh, hằng ngày cung cấp thức ăn đầy đủ, và cho chúng sống với môi trường nước cũ (không phải nước lạ), bên nuôi cá trống cũng như bên nuôi cá mái.
Trong thời gian nuôi con, trống mái đều gần như kiệt sức, vì cá cha mẹ vừa lo canh giữ con, vừa nhường mồi con con ăn nên cá cha mẹ ốm yếu. Nay được nuôi dưỡng trong môi trường sống tốt, chúng sẽ mau hồi sức, nhất là cá trống.
9. Nuôi cá con
Ngày nay, người ta đã sản xuất ra đủ loại thức ăn riêng biệt thích hợp dưới dạng lỏng, bột, nhão, bột mịn và tổng hợp để cung cấp cho nhu cầu của cá đẻ trứng và cá đẻ con. Có loại nước màu lục có chứa trùng cỏ rất thích hợp cho cá bột còn nhỏ. Các loại giun nhỏ, rận nước … đều tốt đối với phần lớn cá nhỏ, những thức ăn lý tưởng cho cá bột đều ăn được là Artemia. Cá con lớn nhanh sẽ tìm ăn giun, bột ngũ cốc, và các loại thức ăn tổng hợp.
Cá con cần cho ăn liên tục. Khi cá đã lớn, cần phải định kỳ thay một phần nước cũ, tăng lưu lượng thông khí và tăng hệ thống lọc. Sự tăng vận chuyển của nước và thay nước mới sẽ làm tăng sự sinh trưởng điều hòa của cá. Khi cá đã lớn, có hình dạng và màu sắc riêng biệt của cá bố mẹ, cần loại hết các cá ốm yếu, chậm chạp. các cá con không có màu và vây phát triển bình thường cũng nên loại bỏ. Lựa chọn cá đẹp đẻ nuôi, để tạo giống là cần thiết.
Như các bạn đã biết, đa số các giống cá cảnh đều có khả năng chu toàn thiên chức làm cha mẹ của mình đối với ổ cá con của chúng. Thế nhưng, cũng có nhiều giống chỉ có cá cha hay cá mẹ mới làm tròn thiên chức cao quý này thôi. Con còn lại một là chểnh mảng trong việc nuôi con, hai là có tật ăn trứng, ăn con, khiến trứng đẻ thì nhiều, con nở cũng lắm, nhưng cuối cùng sống sót không được bao nhiêu.
Để cứu vãn tình hình quá xấu này, tuỳ từng trường hợp mà ta nên có cách xử lý kịp thời để cứu nguy cho ổ cá, đồng thời để đảm bảo cho nguồn lợi của mình:
Trường hợp cá cha hay cá mẹ ăn trứng hoặc ăn cá con: Phải biết chắc chắn cá nào có tật đó thì vớt ra ngoài sau khi nó đẻ trứng xong. Thông thường giống cá cảnh nào mà một trong hai con cha, mẹ sau khi để lại quay sang ăn trứng thì con còn lại nuôi con rất giỏi. Ta nên đặt hết niềm tin vào con cá đó mà cứ để cho nó tự nuôi con.
Trường hợp một trong hai cá cha hoặc mẹ bị chết: Gặp trường hợp này ta phải nuôi “bộ” ổ trứng đó, nếu biết chắc con cá còn lại không đủ khả năng nuôi sống đàn con sau này.
Trường hợp ổ cá con quý hiếm: Dù cá cha mẹ đầy đủ, nhưng biết chắc một trong hai con đó nuôi con không giỏi, mà bầy con lại rất hiếm quý, bán được giá cao thì ngay từ đầu ta nên khéo léo cách ly cá cha mẹ ra khỏi ổ trứng mà nuôi “bộ”, như vậy mởi bảo toàn được ổ cá con
Vậy thế nào là nuôi “bộ”?
Nuôi bộ là cách nuôi không cần đến cá cảnh cha mẹ. Sau khi cá cha mẹ đẻ trứng vào cọng rong, vào rễ cây lục bình hoặc trên viên ngói (tuỳ theo thói quen của từng giống) ta làm liền một trong hai cách sau đây:
Vớt hết cá cha mẹ ra ngoài nuôi riêng. Coi như việc đẻ trứng của chúng lứa này đã hoàn thành. Ổ trứng để lại tại hồ để ta có cách nuôi riêng.
Nhẹ tay cẩn thận dời ổ trứng ra ngoài, đặt trong một hồ khác đã chuẩn bị sẵn để chờ ngày cá nở. Trong trường hợp này thì cá cha mẹ vẫn còn ở lại hồ cũ.
Hồ nuôi bộ ổ cá cần phải chuẩn bị kỹ với những dụng cụ như sau:
Máy cung cấp dưỡng khí: nên cung cấp dưỡng khí liên tục suốt ngày đêm vào nước hồ từ ngày đầu ấp trứng.
Máy đo nhiệt độ nước hồ
Nước hồ phải sạch và hồ phải đặt vào nơi thoáng mát, yên tĩnh mới tốt. Chỉ sử dụng máy lọc nước khi cá con đã được vài tuần tuổi.
10. Thức ăn cho cá con
Cá cảnh con nở trong ba bốn ngày đầu không cần phải cho ăn, mà có cho ăn chúng cũng không biết ăn. Trong thời gian này cơ quan tiêu hoá của cá chưa phát triển đầy đủ nên chưa hấp thu được thức ăn, nhưng cá con vẫn không đói vì còn những chất dinh dưỡng dự trữ trong thân cá.
Thức ăn ban đầu của cá con là những sinh vật cực nhỏ như bo bo chẳng hạn. Có thể cho cá con ăn lòng trắng trứng. Cá một tuần trở đi, có thể biết ăn lăng quăng, biscotte. Vài tháng tuổi trở về sau, cho ăn trùn chỉ, thức ăn hỗn hợp ….
11. Cách làm biscotte cho cá cảnh ăn
Dùng bột mì hay bánh mì khô hay gạo rang cho vào cối giã nhuyễn thành bột mịn. Cứ một lon bột ta trộn chung độ 5 cái lòng đỏ hột gà (hay hột vịt) rồi đem phơi nắng thật khô. Sau đó bóp nhuyễn rồi rây lại để lấy bột mịn dành cho cá ăn từ từ.
Mỗi lần cho cá ăn, ta rắc bột biscotte lên mặt nước hồ để cá con trồi lên ăn. Đây là thức ăn bổ dưỡng cá cảnh con rất thích ăn.
– Lồng dưỡng cá bệnh; gắn trong hoặc ngoài bể
– Chất liệu cao cấp