X

Kỹ thuật nuôi cá Vàng

Cá vàng nằm trong danh mục lựa chọn của nhiều người mới bắt đầu chơi cá cảnh, nhưng cách nuôi cá vàng, kỹ thuật nuôi cá vàng tốt nhất có lẽ bạn vẫn chưa nắm được. Sau đây mình xin hướng dẫn cách nuôi cá vàng cơ bản các bạn có thể xem và tham khảo nhé!

Nuôi cá cảnh là một thú chơi của nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc sao cho cá cảnh của mình phát triển khỏe mạnh và đẹp. Vậy nên làm gì để cá khỏe và đẹp? Chúng ta hãy thực hiện những bước sau nhé. Nhất là cá vàng, việc nuôi cá vàng bao gồm cả việc cho cá ăn, thay nước cho bể cá và chăm sóc khi cá bị bệnh. Dưới đây là hướng dẫn cách chăm sóc cá vàng cơ bản nhất để bạn đọc tham khảo.


Bước 1: Chuẩn bị trước khi nuôi cá vàng

– 1 hoặc 2 con cá vàng

– 1 cái bể cá

Một số dụng cụ và phụ kiện chuyên dụng khác

Bước 2: Bể cá

Mặc dù nuôi cá vàng trong bể tròn sẽ đẹp hơn nhưng nhìn chung đây không phải là loại bể cá cảnh lý tưởng. Bể cá tròn thường dễ mang đi mang lại và cọ rửa nhưng diện tích mặt nước lại quá nhỏ để có thể cung cấp đủ oxy cho cá. Sẽ tốt hơn cho cá cảnh nếu chúng được nuôi trong những bể có bề mặt phẳng. Nên lưu ý rằng cá vàng không phải là vật nuôi hoàn toàn trong nhà. Chúng sẽ khỏe mạnh hơn nếu được nuôi ở môi trường bên ngoài ví dụ như ao cá ở ngoài vườn.

Bể cá tròn thường dễ mang đi mang lại và cọ rửa nhưng diện tích mặt nước lại quá nhỏ để có thể cung cấp đủ oxy cho cá.

Bước 3: Cách chọn cá vàng đẹp và khỏe mạnh 

Sau khi nhận biết được thời điểm thích hợp để thả cá vào hồ, việc kế tiếp là chọn mua cá. Nhiều người cho rằng cá vàng chậm chạp, thật ra điều đó không đúng vì chúng rất linh hoạt, bơi suốt ngày và ít đứng yên nếu cá khỏe.

Có 2 loại cá vàng

Loại thứ nhất có thân dài là loại cá vàng phổ biến hay gặp. Ví dụ như loại cá vàng Comet hay còn gọi là cá vàng sao chổi.

Loại thứ hai là loại có thân tròn gọi là Fancy. Cá Fancy cũng chia ra làm nhiều loại nhỏ với đặc trưng là đuôi dài, mắt lồi và đầu to hơn mình. Cá Fancy bao gồm các loại như Moors, Orandas, Ranchus, loại mắt bong bóng, cá thiên đàng, đầu sư tử và loại đuôi quạt.

Không nên nuôi cùng lúc cả hai loại cá thân dài và cá thân tròn trong cùng 1 bể. Vì loại cá thân dài bơi nhanh hơn nên chúng sẽ chiếm hết thức ăn và khoảng không gian trong bể cá của loại cá thân tròn.

Cách nhận biết cá khoẻ mạnh:

– Cá phải luôn luôn linh động và nhanh nhẹn, không ở một chổ, không nằm dưới đáy hồ, không nổi đầu lên mặt nước để ngáp (do thiếu oxy, cá sắp chết).
– Vây bơi linh hoạt, không có chỉ máu, đuôi xoè, vảy óng ánh, không bị xù hay tróc hoặc chảy máu, không bị xuất huyết.
– Không có những chấm nâu hình oval viền trong ở ngoài, hơi đậm ở trong vì có khả năng là cá bị rận, rận cá nếu quan sát kỹ sẽ di chuyễn trên mình cá (thay đổi vị trí).
– Cá không được nhảy dựng bất thường (có khả năng do nhiễm rận và ký sinh).
– Môi cá không bị phù, miệng đớp nước đều đặn, thích bơi ngược dòng và không bị trôi theo dòng chảy, không lật ngược lật xuôi và bị hút dính vào máy lọc nước, khi bơi phải nằm ngang, không chổng ngược chổng xuôi.
– Không ghẻ chóc, không nổi những bệt trắng có gồ (nhiễm nấm), mắt cá phải trong hoặc đen rõ rệt, không được đục, bể tròng.
Lưu ý: Dù cá đẹp đến cỡ nào nếu không đạt các tiêu chuẩn trên thì đừng mua vì cá sẽ dễ chết, không sống lâu.
Khi mua cá vàng dù gần hay xa, cũng phải nói người bán bơm oxy thật đầy, cá vàng không cần nhiều nước mà chỉ cần nhiều oxy, thậm chí nước xâm xấp lưng cá cũng không sao, trung bình cứ 1 con cá vàng thì túi đựng cá phải có từ 1-2 lít (thể tích khí) như vậy với hai con cá vàng thì ít nhất cũng phải có hai lít khí bơm vào.

Cách cho cá vào hồ

Việc cho cá vào hồ mới nên nắm bắt quy tắc thích nghi từ từ của cá, để cá làm quen nhiệt và môi trường nước từ từ –> tránh làm cá bị stressed sinh nhiều bệnh đáng gờm hơn
Không chỉ riêng đối với cá vàng mà với tất cả các loại cá cảnh khác, trong điều kiện thay đổi môi trường sống một cách đột ngột (từ chỗ bán cá về nhà, từ nơi này sang nơi khác) đều làm cho cá bị sốc dẫn đến cá không được khoẻ và dễ chết.
Thả cá đúng cách là một trong những công đoạn quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hoặc quan tâm đến vấn đề này. Dưới đây là một cách thả cá đơn giản mà ai cũng có thể làm được:
Bước 1: Ngâm cả bịch cá còn cột dây thun vào hồ. Mục đích giúp nhiệt độ nước trong hồ và trong bịch cá cân bằng nhau, mặc khác giúp cá quen với khung cảnh trong hồ.
Bước 2: Mở bịch ra và múc một ít nước từ trong hồ cho vào bịch. Tiếp tục cho thêm nước vào bịch (mỗi lần cách nhau 5 phút). Mục đích là để cá quen dần với nguồn nước mới.
Bước 3: Từ từ nghiêng bịch để cá tự động bơi ra. Không nên trút bịch cá quá nhanh.
Lưu ý: Sau khi thả cá vào hồ hãy quan sát hành động của chúng:
– Nếu cá bơi lội bình thường như lúc ở tiệm thì bạn đã thành công.
– Nếu thấy cá bơi hoảng loạn và đâm đầu vào bể hay các vật trang trí thì bạn hãy dời bể cá đến nơi không có người qua lại, không có tiếng động để chúng hồi phục lại và quen với hồ mới, nếu không chúng sẽ chết chỉ trong vài ngày.

Bước 4: Thức ăn của cá vàng và cách cho cá ăn

Cá vàng là loài ăn tạp nên thích hợp với nhiều loại thức ăn

Người nuôi chủ yếu cho cá vàng thức ăn tổng hợp dễ tiêu hoá và ít bẩn nước, còn dinh dưỡng thì trùn chỉ, lăng quăng (mình thường lược trùn chỉ qua nước muối nồng độ cao trước khi cho ăn để diệt hết khả năng gây bệnh)

Cho ăn cá mồi cũng được, đây là loại thức ăn mình hay cho ăn nhất vì cá phải vận động nhiều mới bắt dc mồi nên sẽ phát triển kỳ vây đẹp dài hơn, cá sẽ khoẻ hơn (coi chừng rận nước có trong cá mồi), nhưng đừng thấy chúng khó bắt mà tội nghiệp rồi lại cho ăn thức ăn tổng hợp nhé, dần dần sẽ nhanh nhẹn lên thôi

Lâu lâu để một ít loại rau vào nước đến khi úng thì cá mới ăn dc, những loại trái cây mềm như bưởi, dưa hấu sầu riêng… tụi cá vàng rất thích

Mấy lần đầu cá sẽ không ăn những món đó, phải kiên nhẫncá của bạn không bị gì đâu, nếu như cá nằm dưới đáy hồ ít cử động nghĩa là chúng đang ngủ đấy, không có gì đâu, chỉ có điều ngủ không đúng giờ giấc thôi nếu có thời gian thì khi cho ăn nhớ tắt máy lọc (vẫn để sủi khí), khoảng 30 phút sau cá ăn hết thì bật lại

Thức ăn cho cá vàng có nhiều loại khác nhau chẳng hạn như dạng viên và dạng mảnh. Loại viên chìm chậm rất tốt cho cá cảnh vì các loại cá ở mặt bể hay đáy bể đều có thể ăn được. Chỉ nên thả lượng thức ăn cho cá ăn trong khoảng 3 phút. Bạn nên cho loại cá vàng còn nhỏ và đang phát triển ăn khoảng 2-3 lần một ngày, còn loại cá vàng lớn tuổi hơn chỉ một lần một ngày. Bạn cũng có thể bổ sung vào chế độ ăn của cá kiểng thêm giun sống và tôm (loại có sẵn từ các cửa hàng cá kiểng).

Bước 5: Thay nước cho bể cá

Trước khi mua cá 1 ngày, hứng nước vào thau, mực nước ước cao hơn lưng cá một tí, thêm muối 2%, sủi oxy. Giúp cá khỏi phải bơi nhiều lúc đang mệt mỏi.

Sau khi mua cá về, thau nước để sau 12h đã đc khử hết Clo. Đặt bao cá còn nguyên tem vào thau nước. Giúp cá quen với nhiệt độ của môi trường nước mới.

Cho vào 1/2 thuốc trong viên con nhộng Tetracylin, mua ở tiệm thuốc. Tăng sức đề kháng cho cá.

Quan sát tình hình sau 1 ngày, nếu thấy cá khoẻ thì vớt cá vào hồ mới. Nếu không, thay một ít nước (đã để qua đêm) và tiếp tục dưỡng.

Ngâm với thuốc tetra sẽ sinh ra nhiều bọt vàng, vớt sạch bọt trên bề mặt nước khi thấy quá dày đặt dọn bề mặt thoáng cho cá thoải mái.

Thường cá mới mua về sẽ đi phân. Vớt hết phân sau một ngày, và không nên cho cá ăn ngay.

Cá vàng sẽ khỏe mạnh và lớn nhanh nếu được sống trong môi trường nước an toàn. Bạn nên thay nước và làm sạch bể cá kiểng thường xuyên. Nhưng mỗi lần bạn chỉ nên thay một phần nước để cá dễ dáng thích nghi được với môi trường sống mới

Bước 6: Cách phòng và trị bệnh cho cá vàng

Những vật dụng , thuốc cần thiết khi chữa bệnh cho cá vàng :
– Bể bệnh viện ( nếu có bể bé thì tốt , hoặc là cái xô , cái chậu )-(chú ý rửa sạch và dùng riêng)-(sau khi chữa bệnh cho cá xong bắt buộc phải để khô ráo , sạch sẽ)
– Nhíp (dùng riêng, để sạch)
– Máy sủi ô xy (loại nào cũng được)
– Máy lọc (công suất nhỏ thôi vì ít dùng – có cũng được không có cũng chả sao)
– Rổ nhựa (dùng riêng)
– Thuốc tím
– Thuốc Tetracylin dạng viên nhộng ( có bán tại các hiệu thuốc tây)
– Xanh metylen ( có bán tại các hiệu thuốc)
– Thuốc AM3 của anh Khoa Discus ( địa chỉ mua tra google nhé)
– Muối hột ( loại không có i ốt)

Như bất kì loại cá cảnh khác, cá vàng cũng dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh. Hãy quan sát cá vàng của bạn thường xuyên để phát hiện ra bất kỳ nào thay đổi trong hành vi hay ánh mắt của chúng. Đây có thể là những dấu hiệu để phát hiện ra bệnh đốm trắng và nấm vây. Hầu hết các loại bệnh ở cá vàng đều có thể được chữa trị bằng thuốc. Khi cho thuốc vào bể cá kiểng, trước hết hãy trộn đều nó vào một ly nước rồi từ từ đổ vào bể. Đôi khi phải cách ly con cá vàng bị bệnh trong một bể cá riêng để tránh lây nhiễm sang các con cá khác.

Mặc dù cá vàng là loại cá cảnh khá đơn giản nhưng chúng cần được chăm sóc cẩn thận và chú ý trang trí bên trong cho đẹp. Hãy tham khảo ý kiến của các cửa hàng bán cá cảnh, sách hướng dẫn hay những người nuôi cá cảnh có kinh nghiệm để được tư vấn khi cần.
Chuyên mục: Cá Cảnh
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.