X

Làm sao để không bị say rượu

Những bữa tiệc kéo dài từ những ngày trước Tết làm cho bạn liên tục say xỉn và mệt mỏi, đôi khi việc uống quá chén còn có thể làm mất vui cho những ngày xuân. Hãy thực hiện những mẹo nhỏ sau để có thể làm giảm bớt nguy cơ say rượu quá mức và có thể giải rượu nhanh chóng.

                         

Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Nếu không muốn bị gục trên bàn nhậu một cách nhanh chóng, bạn hãy thủ sẵn một vài mẹo nhỏ sau để phòng say rượu quá mức:

– Không uống rượu trong lúc bụng đói: nếu uống rượu khi bụng đói sẽ làm cho bạn dễ say hơn rất nhiều. Do đó, trước khi uống rượu, bạn hãy ăn một chút gì đó. Tốt nhất là ăn một chén cơm với rau luộc để làm chậm mức hấp thu rượu, sinh tố B và carbonhydrat có nhiều trong gạo và các vitamin và khoáng chất có trong rau sẽ giúp bạn “cầm cự” lâu hơn và cung cấp những chất bạn bị thiếu trong lúc say rượu.

– Uống một ly sữa: Nếu không ăn cơm, bạn có thể uống một ly sữa trước khi vào bạn nhậu, hoặc dùng các chế phẩm từ sữa như: sữa chua, phomai… Vì sữa là loại đồ uống có thể hạn chế sự hấp thụ rượu vào trong máu, bảo vệ được dạ dày và giảm độ kích thích của rượu đối với dạ dày. Đặc biệt trong sữa chua có chứa rất nhiều chất keo thực vật nên giữ lại trong dạ dày khá lâu.

– Ăn một chút trái cây: Chất keo trong hoa quả lại là chất có thể hấp thu rượu giúp dạ dày, hơn nữa trong hoa quả chứa rất nhiều nước giúp giải rượu. Đặc biệt là chanh, nếu không ăn được chanh, bạn có thể pha nước chanh uống trước khi nhậu để làm giảm nguy cơ “gục ngã” trên bàn tiệc.

– Uống một muỗng canh dầu ô liu trước khi nhậu cũng có hiệu quả làm chậm cơn say của bạn. Nhưng cách này không có tác dụng chống xỉn, chỉ làm chậm lại cơn say và bạn có thể về nhà an toàn hơn mà thôi.

– Trước khi uống rượu, nên uống 2 viên 50 mg sinh tố B6, kèm theo 1 viên sinh tố B-100 để làm bớt say hơn một nửa. (Lưu ý: sinh tố B6 không nên dùng thường xuyên vì có thể gây biến chứng không tốt).

Khi đang uống rượu
– Hãy uống thật chậm: Cơ thể bạn có khả năng tiêu hóa chừng 35-40 ml rượu nguyên chất trong mỗi tiếng đồng hồ. Nếu bạn có thể uống từ từ, chậm rãi, hoặc lâu hơn mức như thế, bạn sẽ khó lòng bị say.

– Uống nước thật nhiều: Khi đang uống rượu, hãy uống thêm nước thật nhiều để làm loãng nồng độ rượu trong bao tử của bạn. Vừa giúp hạn chế say, vừa làm giảm độc tố trong cơ thể.

– Không nên uống các loại rượu có chất hơi như bia, champagne, rượu mạnh pha với soda hay các loại nước ngọt có hơi khác… thường làm bạn say nhanh hơn những loại rượu không có hơi. Những bọt hơi trong rượu có tác dụng đẩy nhanh sự dẫn nhập của rượu vào máu và vì thế, bạn dễ say hơn.

– Đặc biệt, không nên uống rượu chung với nước ngọt, vì trong nước ngọt có ga làm cho chất cồn nhanh chóng lan toả khắp người và sinh ra một lượng lớn CO2, rất có hại cho dạ dày, ruột, gan, thận.

                            

Sau khi uống rượu

Nếu không muốn bị say xỉn quá mức và thực dậy với một cái đầu choáng váng, bạn hãy áp dụng những mẹo nhỏ sau:

– Uống nước cam có pha mật: Cả hai loại này đều đường fructose, một loại đường có khả năng giúp cơ thể tiêu hóa chất rượu nhanh hơn. Nếu uống vào sáng hôm sau khi tỉnh dậy, bạn sẽ thấy tỉnh táo và đỡ khát nước.

– Nước cơm: Sau khi uống rượu, nếu uống một bát nước cơm sẽ không bị say nữa, vì cồn gặp nước cơm sẽ tạo nên hiện tượng kết tủa, từ đó làm giảm lượng cồn hấp thu vào máu.

– Gừng: Một ly nước gừng, kèm thêm vài lát chanh, thêm một chút muối cũng giúp giải được rượu và chống cảm lạnh. Chè xanh: Chất tanin trong trà có thể khử độc cồn cấp tính, chữa trị các hiện tượng hôn mê, ức chế hô hấp. Vì thế, trước khi tàn cuộc nhậu, hãy cùng mọi người nhâm nhi một vài y nước chè xanh nóng, sẽ giúp mọi người thấy tỉnh táo hơn và có thể tự đi về nhà.

– Rau cần: Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu váng vất sau khi tỉnh.

– Sắn dây: 25-50g nấu nước uống, hoặc pha một cốc bột sắn dây với một chút nước chanh rồi cho người say uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng rất tốt cho gan.

– Cà chua:
Uống một ly nước ép cà chua ngay sau khi uống rượu hoặc đi nhậu về, bạn sẽ thấy tỉnh táo hơn. Hoặc buổi sáng hôm sau thức dậy, bạn đừng vội ăn sáng vì dạ dày chưa thể phục hồi ngay, hãy uống một ly nước cà chua và nghỉ ngơi một lúc, đến khi thấy người đỡ mệt và đói bụng thật sự, lúc này ăn mới ngon miệng và dễ tiêu hoá. Khổ qua ép lấy nước, hòa với một chút muối sẽ có giã rượu. Ngoài ra, khổ qua có tính mát nên có tác dụng giải độc gan, giúp gan hoạt động tốt, ngăn ngừa được nhiều bệnh, đặc biệt là tiểu đường.

– Ăn nhiều trái cây có chứa vitamin C
: như cam, quýt, chanh, bưởi, cóc… cũng làm giảm cơn say của bạn sau bữa tiệc vì nó có chứa nhiều axit nên có tác dụng giã rượu nhanh chóng.

– Uống một ly cà phê đen: Nếu thức dậy với một cái đầu nhức “như búa bổ”, hãy uống một ly cà phê đen. Vì cà phê sẽ làm giảm sự căng mạch máu dưới tác dụng của rượu. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, cà phê chỉ làm giảm nhức đầu chứ không có tác dụng giải rượu.

Theo Sức sống mới
Chuyên mục: Bia Rượu
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.