Nổi da gà |
Hãy thử tưởng tượng trong một ngày hè nóng bức bạn đi bơi. Nước trong bể thật ấm nhưng gió thổi bên ngoài lại mạnh, bạn bước lên khỏi mặt nước và bỗng thấy rùng mình, rồi tự nhiên… “nổi da gà”. Tại sao vậy?
Hãy tham khảo bài viết dưới đây để bổ sung thêm những hiểu biết của bạn về hiện tượng này, ngoài việc cho rằng chỉ khi bị lạnh hoặc có những cảm xúc mạnh mẽ mới nổi da gà.
Tại sao những sự kiện dường như không liên quan tới nhau lại gây ra cùng một phản ứng cơ thể như vậy? Câu trả lời chính là ở cảm xúc sinh lý.
Nổi da gà là một phản xạ bản năng của động vật có vú được gọi là sởn gai ốc, gây ra bởi việc phát hành vô thức của hoóc môn căng thẳng được gọi là chất adrenaline. Hormone này không những gây ra sự co cơ trên da mà còn ảnh hưởng tới phản ứng của cơ thể.
Nó là một hiện tượng sinh lý kế thừa từ tổ tiên của chúng ta – rất có ích cho họ nhưng lại không giúp đỡ chúng ta là bao nhiêu. Nó là những nốt tí hon nổi lên trên da trông giống như da gà sau khi bị nhổ lông. Những nốt này xuất phát từ sự co cơ dính liền với mỗi sợi lông. Mỗi cơ co lại tạo ra một chỗ lún nông trên bề mặt da, do vậy mà khiến vùng xung quanh trồi lên. Sự co cơ cũng khiến cho sợi lông dựng đứng khi cơ thể cảm thấy lạnh. Ở những động vật có bộ lông dày, lông dựng lên sẽ mở rộng khoảng không khí giữ nhiệt bao quanh cơ thể, giúp cơ thể chịu lạnh tốt hơn. Ở con người, phản ứng này không có tác dụng bởi chúng ta không còn nhiều lông, nhưng hiện tượng nổi da gà vẫn tồn tại.
Hiện tượng này là do các cơ nhỏ dưới da (quanh lỗ chân lông) bị kích thích để co lại khiến nó co rút lại và các sợi lông dựng đứng lên khi bạn sợ hãi, ớn lạnh.
Nguyên nhân của mọi phản ứng này chính là cơ thể đã phóng ra một cách vô thức hormone adrenaline. Hormone này không những gây ra sự co cơ trên da mà còn ảnh hưởng tới phản ứng của cơ thể. Ở động vật, hormone này tiết ra khi chúng bị lạnh hoặc gặp trường hợp nguy cấp, giúp chúng sẵn sàng phản ứng như đánh trả hay rút chạy. Ở con người, adrenaline thường phóng ra khi chúng ta bị lạnh hoặc lo sợ, cả khi bị stress hoặc có cảm xúc mạnh, như giận dữ hoặc phấn khích. Những dấu hiệu khác của adrenaline còn bao gồm chảy nước mắt, ra mồ hôi, chân tay run rẩy, huyết áp tăng, tim đập mạnh và sôi bụng.
Ở động vật, phản xạ này được gọi là dựng lông, giúp chúng tăng độ dày lớp lông bao phủ để trống lại cái lạnh bên ngoài. Đối với sinh vật bậc cao như con người thì cơ thể không còn bao phủ bởi lớp lông nữa nhưng vẫn còn thừa hưởng hiện tượng sinh lý từ tổ tiên này.
Nổi da gà có gì lạ?Nổi da gà được đặt theo tên của con ngỗng vì lông ngỗng mọc lên từ lớp biểu bì của da, cũng giống như nang của con người. Da của con ngỗng bị lồi lõm sau khi nhổ lông, tương tự như hiện tượng này của con người.
Nổi da gà thường được gọi bằng nhiều tên khác như da gà, da ngỗng. Trong lĩnh vực y tế, nổi da gà được gọi là “sởn gai ốc”.
Nổi da gà dễ thấy nhất trên hai cánh tay của con người, nhưng chúng cũng xảy ra trên các khu vực có lông khác của cơ thể, chẳng hạn như chân, cổ và bụng.