Bệnh ghẻ là một loại bệnh ngoài da phổ biến. Bệnh do ký sinh trùng cái ghẻ gây nên và bị lây. Bệnh có nguy cơ lây lan thành dịch rất khó kiểm soát, chủ yếu xảy ra tại các vùng nông thôn. Tuy nhiên, tại nhiều thành phố lớn, bệnh ghẻ cũng xuất hiện. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân và có cách phòng tránh cũng như
điều trị tốt để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
Bệnh ghẻ do một loại ký sinh trùng con cái ghẻ gây nên. Con ghẻ đực không có khả năng gây bệnh vì chúng chết ngay sau khi giao hợp. Cái ghẻ gây bệnh ngay sau khi xâm nhập vào cơ thể thông qua đường biểu bì da, chúng sẽ liên tục đào hầm và đẻ trứng. Khi ở trong da, ghẻ cái sẽ liên tục đẻ trứng trong vòng 4-6 tuần liền, mỗi ngày chúng đẻ từ 2 – 3 trứng.
Ghẻ lây lan do tiếp xúc trực tiếp giữa người lành với người bị ghẻ. Thông thường là do nằm chung giường, mặc chung quần áo… Bệnh được lây lan chủ yếu trong phạm vi gia đình do sự tiếp xúc thường xuyên và khó tránh khỏi. Bệnh ghẻ cũng là một loại bệnh nằm trng nhóm các bệnh lây nhiễm qua đường
tình dục.
Các triệu chứng của bệnh
Đối với những người mới lần đầu bị ghẻ, người bệnh hầu như không có biểu hiện ngứa trong vòng 2 tuần đầu. Còn đối với những người tái nhiễm bệnh ghẻ thì da sẽ thường xuyên bị ngứa, thậm chí bị ngứa dữ dội ngay khi bị cái ghẻ xâm nhập vào da.
Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các mụn nước nhỏ ở kẽ tay, các nếp gấp bàn tay và ngón tay, vùng thắt lưng, háng… Đối với người lớn, các mụn nước thường tập trung ở một số các bộ phận trên cơ thể còn với trẻ em thì mụn ngứa thường mọc khắp người. Bệnh gây ngứa nhiều nhất về ban đêm.
Chúng ta cũng nên có các biện pháp phòng tránh để không bị cái ghẻ xâm nhập gây bệnh và ngăn chặn sự tái phát, lây lan của ghẻ. Các bạn nên vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày, quần áo, chăn màn phải thường xuyên được khử trùng bằng nước sôi rồi đem phơi khô. Khi bệnh có dấu hiệu lây lan phải được chữa trị đồng thời.
Cách chữa trị bệnh ghẻ hiệu quả
Bệnh ghẻ xuất hiện phổ biến và có nguy cơ lây lan cao. Tuy nhiên, cách chữa trị lại rất đơn giản. Bệnh có thể được chữa trị triệt để bằng cách tiêu diệt hết cái ghẻ và phòng tránh bị tái nhiễm. Có nhiều phương pháp chữa trị triệt để bệnh ghẻ được áp dụng hiệu quả.
Cách
chữa bệnh ghẻ trong Đông y. Có nhiều phương pháp chữa bệnh ghẻ trong Đông y được phổ biến áp dụng và cho hiệu quả cao.
Chữa ghẻ bằng lá đào
Đào là loại cây quen thuộc đối với tất cả chúng ta. Vào mỗi dịp tết đến xuân về, cây đào được dùng làm vật trang trí truyền thống của người dân miền Bắc. Không chỉ có tác dụng làm cảnh, đào còn có tác dụng chữa nhiều căn bệnh hiệu quả trong Đông y. Tất cả các bộ phận của cây đào đều có thể dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Trong đó, lá đào là một trong những bài
thuốc chữa bệnh ghẻ hiệu quả.
Theo Đông y, lá đào (đào diệp) có vị đắng, tính bình, rất có hiệu quả trong việc thanh nhiệt, sát khuẩn. Lá đào được dùng nhiều trong việc chữa trị sốt rét, đại tiện không thông, mẩn ngứa…
Để chữa bệnh ghẻ, các bạn lấy lá đào rửa sạch rồi đun nước tắm hàng ngày. Khi tắm, bạn có thể dùng thêm vỏ đào tươi để xát lên những chỗ có mụn ngứa. Kiên trì tắm bằng lá đào sẽ giúp các bạn chữa được bệnh ghẻ hiệu quả đấy.
Lá mướp có tác dụng chữa bệnh ghẻ
Lá mướp cũng có tác dụng chữa bệnh ghẻ rất hiệu quả. Chúng ta chỉ cần lấy lá mướp rửa sạch, vò nát hoặc giã nhỏ cùng với một chút muối. Sau đó, bạn dùng hỗn hợp này chà sát hoặt đắp lên da. Lá mướp có tính mát, thanh nhiệt có tác dụng sát khuẩn cao. Bên cạnh đó, muối cũng là loại có khả năng sát trùng, kháng khuẩn rất cao.
Bên cạnh các bài thuốc trên, các bạn cũng có thể áp dụng một số cách khác như lấy cây ba gạc đun nước tắm hoặc tắm bằng muối, tắm biển trong khoảng 1 tuần… cũng có tác dụng chữa ghẻ hiệu quả.
Vỏ trắng cây xoan 50 g thái mỏng, sao giòn, quả bồ kết 50 g bỏ hạt, sao giòn. Hai vị tán bột, rây mịn, trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc 100 ml thành cao sền sệt, bôi 1 đến 2 lần lên chỗ ghẻ.
Quả bồ kết có thể chữa ghẻ.
Cũng có thể chọn 1-3 loại trong các thứ lá: lim, xà cừ, xoan, xoan leo, ba chạc, cỏ lào, cúc tần, bồ giác. Cho lá vào nồi đun sôi, thêm 20 g phèn chua, để nguội, dùng nước này tắm.
Không chà xát vùng ghẻ để khỏi gây xước da chảy máu, dễ nhiễm trùng. Với ghẻ nhiễm trùng hoặc bị gãi xước da, không được dùng lá lim, lá xà cừ, lá xoan để tránh ngộ độc.
Ngoài việc tắm nước lá, bệnh nhân phải luộc, ngâm quần áo, chăn chiếu khi thay giặt và dùng thuốc bôi:
– Rễ, cành, lá kiến cò 20 g, rễ cây muồng trâu 20 g, rượu trắng 45 độ 100 ml. Các vị thuốc cắt ngắn, giã dập, ngâm rượu trong 1 tuần. Lấy tăm bông tẩm rượu thuốc bôi lên chỗ ghẻ ngày 2 lần.
– Hạt máu chó 50 g, dầu vừng 100 ml (có thể lấy dầu lạc). Lấy hạt máu chó giã nát, cho vào dầu đun sôi 15 phút để nguội, ngày bôi 1 đến 2 lần lên chỗ ghẻ.
– Lá hẹ 100 g, lưu huỳnh 25 g (tán mịn). Lá hẹ băm nhỏ, sao với ít dầu thực vật, khi chín tới cho bột lưu huỳnh vào đảo đều, lấy vải gói kỹ, chà xát nơi bị ghẻ.
Các bạn cũng có thể dùng các loại thuốc tây chữa ghẻ thông thường như thuốc bún, thuốc mỡ bôi vào vùng da bị ngứa giúp sát khuẩn, khử trùng
Từ khóa tìm kiếm: benh ghe, mot loai benh, ky sinh trung, cai ghe gay nen, nguy co lay lan, benh ghe, ngan chan su, lay lan, kha nang, ngay sau khi, xam nhap, lien tuc, ghe thong thuong, doi voi nhung nguoi, bi cai ghe xam nhap, mun nuoc, so, bo phan, cach chua tri, benh ghe hieu qua, chua tri, chua tri triet, nhieu phuong phap chua, bang la dao, dao dao, dao duoc dung, co tac dung chua, ban cung co the,