X

Mẹo mua sắm thông minh và tiết kiệm

Mua sắm luôn là thú vui của nhiều người, nhưng mua sắm thế nào để trở thành người tiêu dùng thông minh và tiết kiệm. Tham khảo một số mẹo dưới đây.
Đừng lo lắng về việc mình mua sắm “không giống ai”, bởi chắc chắn bạn sẽ phải cảm ơn điều đó sau này!

Kiểm kê đồ dùng trong nhà, lên danh sách những thứ cần thiết

Trước khi đi mua sắm, bạn nên kiểm tra một lượt những thứ đồ đã có, tránh việc mua trùng lặp, dư thừa. Việc kiểm kê này còn giúp bạn phát hiện được đồ ăn nào sắp hết hạn để sử dụng nhanh chóng, hoặc những chiếc áo, quần đẹp bị bỏ quên.
Sau khi kiểm tra lại đồ đạc, bạn nên ngồi ghi lại những thứ đồ cần mua sắm thành một danh sách, phân loại theo thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo,… và lập kế hoạch mua sắm chi tiết. Bạn nên ước chừng giá tiền của những thứ đồ cần mua. Nếu thấy số tiền lớn vượt ngoài ngân sách, hãy cân nhắc cắt bớt những thứ chưa thật sự cần thiết. Khi đi mua hàng, bạn nên cố gắng làm theo đúng kế hoạch này, mang theo số tiền vừa đủ, tránh việc phát sinh những chi phí khác. 

Lập danh sách những thứ bạn cần thay vì những thứ bạn “thích” hoặc “muốn”. Bởi bản thân bạn biết rõ không hề có giới hạn cho những sở thích thời trang luôn được cập nhật từng ngày. Vì vậy, hãy ghi ra một tờ giấy những thứ thật cần trước khi lên đường mua sắm. Không chỉ tiết kiệm thời gian, quãng đường, cách này còn giúp bạn tránh được sự tập trung không cần thiết vào những thứ ở tận đẩu tận đâu.
Người thông minh luôn lên danh sách những thứ cần mua trước
Nếu mua bầu bí, su hào, thơm, chị Lan (quận 3, TP HCM) luôn chọn các xe đẩy rong vì lấy 3 quả bất kỳ cũng chỉ tính 10.000 đồng, tiết kiệm tiền và thời gian đi lại. Nếu mua lẻ, mỗi quả cũng tầm 4.000-5.000 đồng. Chỉ cần khéo léo trong nấu nướng, bà nội trợ vẫn dùng hết 3 quả trong thời gian ngắn để chế biến món ăn phong phú mà vẫn đảm bảo độ tươi xanh của rau củ.
Kiểu tiết kiệm của chị Thanh (quận Bình Thạnh, TP HCM) là “xin” thêm hành ngò, ớt sau khi mua rau củ quả, bởi “bớt được đồng nào hay đồng ấy”. Mỗi lần mua hành ngò ớt mất khoảng 2.000-3.000 đồng nhưng lại dùng không hết nên “chiêu” của chị là chỉ cần mua một ít rau hoặc củ rồi xin thêm vài cọng là đã đủ giúp cho nồi canh, đĩa rau xào dậy mùi thơm phức.
“Cứ mỗi sạp một ít, tôi tiết kiệm được 5.000 đồng tiền gia vị mỗi ngày”, chị chia sẻ.
Nghĩ trước khi mua
Rất nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, hay bị thu hút bởi các món đồ đẹp, rồi lại hối hận sau khi mua. Hãy dành thời gian để suy nghĩ về công dụng, lợi ích của món đồ: ví dụ như bạn sẽ mặc chiếc áo này với chiếc quần nào, bạn có thường xuyên dùng chiếc bờm tóc này hay không,… Hãy dành thời gian 1, 2 ngày để suy nghĩ cho kỹ càng nếu món đồ cần phải bỏ ra món tiền lớn để mua, còn không, ít nhất hãy dùng vài phút để cân nhắc trước khi mua những món đồ nhỏ.
Cẩn thận với những đồ giảm giá
Tâm lý ham rẻ khiến nhiều chị em hay khuân những món đồ chả bao giờ dùng đến, chất lượng kém hoặc quá lỗi mốt về nhà. Bạn nên xem trước danh sách đồ giảm giá ở các cửa hàng, xác định những món đồ thực sự cần mua và nên mua, rồi hẵng đến cửa hàng để “tiêu diệt” nhanh gọn. 
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra lại giá cả mặt hàng tương tự ở những nơi khác. Rất nhiều cửa hàng vì muốn hút khách nên đội giá lên cao rồi lại treo bảng “sale” lừa khách.
Chỉ mua những đồ dùng thật sự hữu dụng
Đừng mua đồ vì những lý do: “nhìn yêu thế”, “xinh quá” mà hãy mua vì chúng hợp với bạn. Không nên tốn tiền mua những món đồ không phù hợp rồi để không, khiến chúng cũ kỹ rồi phải thanh lý mà chẳng mang lại lợi ích gì cho bạn.
Bạn cũng không nên chạy theo xu hướng mà phải cân nhắc kỹ xem mình có hợp với mốt đó hay không. Chẳng hạn như bạn có vòng eo bánh mì, đừng quá ham hố những chiếc áo crop top khoe eo, hay nếu da bạn sậm màu, hãy tránh xa những món đồ chỉ hợp với các cô nàng trắng trẻo.
Chú trọng chất lượng
Bạn nên chú trọng đến chất lượng của món đồ, tính đến thời gian sử dụng, độ bền của nó. Đừng vì tiếc một số tiền nhỏ mà mua đồ dỏm, sau đó lại thường xuyên phải thay, sửa. Hoặc nếu mua thực phẩm chất lượng kém, giá rẻ, có thể chúng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và bạn phải tốn bộn tiền vào việc chữa bệnh, thuốc thang. Hãy nghĩ đến khoản tiền bạn phải bỏ ra về lâu, về dài thay vì chỉ biết tới món lợi trước mắt.
Thử đồ
Mẹo này dành riêng cho việc mua sắm quần áo, phụ kiện. Đừng bao giờ vì lười mà không thử đồ, sau đó tốn tiền cho một thứ khiến bạn xấu xí đi. Nếu bạn ngại phải tháo một đống quần áo nặng nề để thử dồ, cố gắng chọn những cửa hàng cho phép đổi đồ, tránh việc mua về rồi lại cất đi, không bao giờ dùng tới.
Mua chung, mua theo lô
Khi mua theo số lượng lớn, theo lô, bao giờ bạn cũng được hưởng giá rẻ hơn so với mua lẻ. Bởi vậy, bạn có thể mua đồ ăn để lâu được với khối lượng lớn, rồi tích trữ trong tủ lạnh. Hoặc rủ bạn bè mua chung theo số lượng lớn, sau đó chia chi phí. Bạn sẽ có được món đồ cần thiết với giá rẻ hơn rất nhiều.

Với anh Hải (quận Thủ Đức), mua nguyên vỉ trứng sẽ rẻ hơn nhiều hơn so với mua từng quả một. Anh ví dụ mua lẻ là 3.000 đồng, trong khi chọn cả vỉ (10 quả ) chỉ có 21.000 đồng.
“Mua cả vỉ tiết kiệm 9.000 đồng. Nếu sợ để lâu bị hỏng có thể chia lại cho mọi người trong xóm trọ”, anh Hải kể.
Tương tự, mì tôm mua cả thùng sẽ tiết kiệm gần cả chục nghìn so với từng gói. Chị Lan (quận 3) tính toán, nếu mua nguyên thùng giá chỉ 141.000 đồng (24 gói), trong khi đó mua lẻ 6.200 đồng một gói, nếu mua 24 gói phải mất tới 149.000 đồng.
Mua nước rửa chén trong bịch sẽ rẻ hơn chai 4.000-5.000 đồng. Đây là cách mà nhiều sinh viên, bà nội trợ hay áp dụng.
Cân nhắc và so sánh
Bạn nên so sánh giữa sản phẩm cùng loại của các nhãn hàng khác nhau, so sánh giữa mặt hàng này với mặt hàng khác tương tự, và cuối cùng là so sánh giá cả ở những cửa hàng khác nhau. Việc này sẽ giúp bạn lựa chọn được mặt hàng phù hợp nhất với mức giá phải chăng nhất.
Kể cả khi đã đến chợ đầu mối để mua được những sản phẩm rẻ, bạn cũng nên dạo một vòng quanh chợ để khảo giá. Đừng quên mặc cả để có được mức giá thấp nhất.

Mua trước mùa
Bạn không nhất thiết phải sắm toàn bộ trang phục mùa hè vào lúc này. Nhưng hãy để ý, hàng đầu mùa bao giờ cũng có giá thành “mềm” và chất lượng hơn hẳn khi đã vào mùa. Vì vậy, bạn có thể rục rịch mua quần short, áo dây vào tầm tháng ba, tháng tư hoặc đến khoảng tháng bảy, tám là đã vô tư sắm áo khoác, khăn len rồi.
Mua sắm vào cuối mùa
Các nhãn hàng luôn có đợt giảm giá vào cuối mùa, đặc biệt là mặt hàng thời trang. Đi mua đồ vào thời điểm này, bạn sẽ có được món hàng vừa đẹp, vừa rẻ. Tất nhiên, bạn phải cân nhắc kỹ càng, mua những món đồ có thể tiếp tục sử dụng vào những mùa sau mà không bị lỗi mốt.
Sử dụng công nghệ
Bạn nên tận dụng lợi ích của công nghệ để mua sắm. Nhờ Internet, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những cửa hàng uy tín, chất lượng tốt, giá cả phải chăng, lại miễn phí giao hàng. Bạn cũng có thể xem những lời nhận xét, review của mọi người về món đồ bạn đang mua để cân nhắc trước khi mua sắm. 

Theo dõi các chương trình khuyến mại
Bạn được khuyên rằng không nên sa đà vào các chương trình giảm giá, khuyến mại của các thương hiệu. Nhưng nếu vận dụng thông minh, đây lại là dịp để bạn tiết kiệm kha khá tiền vào những thứ đang cần mua.
Ví dụ một chiếc áo khoác đẹp bạn đang thích có giá 800 ngàn đồng vào ngày hôm qua, nhưng hôm nay, vào ngày giảm giá, nó chỉ còn 350 ngàn đồng. Quá hời đúng không nào?</div>
Tận dụng các chương trình khuyến mại để tiết kiệm cho ví tiền của mình

Trong khi đó, cách chi xài tiết kiệm của chị Lam ở quận 10 là rủ bạn mua chung hàng khuyến mãi.
“Cứ thấy siêu thị giảm giá mạnh là 2 chị em rủ nhau mua liền, vì càng mua với số lượng lớn giá càng rẻ, không những thế còn được tặng phiếu mua hàng hoặc bốc thăm trúng thưởng giá trị lớn”, Lam cho biết.
Tính toán sau khi mua sắm
Bạn nên giữ lại các hóa đơn, tính toán tổng chi phí bỏ ra mỗi đợt mua sắm. Sau mỗi tuần, mỗi tháng, bạn cũng nên tổng kết số tiền mình đã bỏ ra vào việc mua sắm, cẩn thận tính riêng số tiền mua quần áo, mua đồ ăn,… Tiếp đó, bạn so sánh với số tiền đã bỏ ra ở kỳ trước để biết mình tiêu hoang hay tiết kiệm. 
Dựa vào việc tính toán này, bạn hãy lập kế hoạch mua sắm cho tuần, tháng tiếp theo, điều chỉnh sao cho cân bằng, hợp lý.

Hy vọng một vài mẹo nhỏ trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn. Tiêu xài thật thông minh và tiết kiệm được túi tiền.

Su Tổng Hợp
Chuyên mục: Đời Sống
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.