X

Mẹo trị hết chai sần ở chân hiệu quả

Đi giày vừa chân 
Nếu bạn mang một đôi giày vừa chân và áp dụng một số phương pháp trị liệu tại nhà đơn giản, các vùng chai ở chân sẽ từ từ bị thu hẹp và cuối cùng là biến mất. Để loại bỏ vết chai, dùng đá bọt nhẹ nhàng tẩy tế bào chết ở các vùng da bị dày này. Đối với hầu hết các trường hợp thì đây là cách hữu hiệu nhất để loại bỏ các vùng da dày đồng thời làm dịu hết mọi cơn đau hay khó chịu.
Ngâm chân với hàn the và i ốt
Một phương pháp trị liệu khá kinh tế tại nhà khác là ngâm chân trong hỗn hợp nước hàn the và i-ốt từ 15 đến 20 phút. Hỗn hợp nước này có tác dụng làm mềm những vết chai sạn và các tế bào da chết sẽ tự động tróc ra khi bạn lau chân bằng khăn tắm.
Phương pháp ngâm chân bằng hàn the và i-ốt còn có tác dụng làm tăng độ tươi trẻmịn màng của làn da. Lặp lại việc ngâm và cọ rửa bàn chân trong vòng vài ngày, các vết chai sẽ hoàn toàn biến mất. Bạn có thể sử dụng giấy nhám với các hạt cát nhỏ bên trên để cọ rửa các vết chai nếu chúng quá cứng.
Dùng đế lót giày mềm
Dùng vải bông hay các loại đế lót giày mềm có thể làm dịu các chỗ đau gây ra do vết chai và sau một thời gian sử dụng, các loại đế mềm này còn có thể làm giảm thiểu sự xuất hiện của vết chai. Tránh việc đi lại bằng chân đất, giữ sạch và dưỡng ẩm cho chân để chấm dứt hoàn toàn tình trạng này.

Bạn có thể xem thêm một vài bí kíp sau

Để loại bỏ các vết chai sần, hãy ngâm chân vào nước ấm cho đến khi các vết chai mềm rồi nhẹ nhàng dùng một hòn đá kỳ chà vết chai.

Các vết chai sần

Các vết chai ở chân là do các lớp da chết cứng, dày bao quanh một nhân và có các dây thần kinh ở phía dưới. Chúng được hình thành từ các vết ép và phồng rộp lên do đi giầy không phù hợp, do dáng đi (bàn chân dẹt, dị tật ở chân hoặc có vấn đề trong cấu trúc chân).

Để ngăn ngừa các vết chai sần, nên đi giầy và tất vừa chân để không bị trầy xước da chân; tránh đi giầy đế cao, hoặc bất cứ loại giầy nào làm bạn không thoải mái và gây đau chân.

Để loại bỏ các vết chai sần, hãy ngâm chân vào nước ấm cho đến khi các vết chai mềm rồi nhẹ nhàng dùng một hòn đá kỳ chà vết chai. Làm vài lần như vậy mới khỏi.

Dùng một tấm gạc hoặc miếng cao dán vào chỗ chai và lót một lớp giấy thấm mồ hôi khi đi giầy.

Trên các miếng đệm chữa chai chân có chứa axít salicilíc nên phải sử dụng cẩn thận để tránh gây bỏng.

Nếu bạn mắc bệnh đái đường hoặc có vấn đề về hệ tuần hoàn, hãy đến bác sĩ để được chỉ dẫn về cách chữa vết chai sần.

Các mụm cơm bí ẩn

Đây là những “vật thể lạ” thường xuất hiện ở lòng bàn chân. Các mụn cơm này bẹt và có màu sáng. Chúng do một loại vi rút gây ra và khó lây lan. Nếu là mụn cơm nhỏ và không đau, hãy kệ nó vì chúng sẽ tự biến mất cùng lắm là một hoặc hai năm.

Nếu là mụn cơm gây đau, bạn hãy dùng thuốc trị mụn cơm. Những thuốc này thường có chứa axít salicilic vì thế hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh bị bỏng.

Các vết phồng rộp

Nếu các vết phồng rộp nhỏ thì bạn không cần quan tâm. Bạn chỉ cần giữ sạch sẽ khu vực phồng rộp thôi. Bạn cũng có thể tạo các lỗ nhỏ ở lớp giấy thấm mồ hôi để giảm ma sát của các vết phồng rộp.

Nếu vết phồng rộp vỡ ra, hãy rửa bằng xà phòng và nước. Sau đó dùng gạc băng vào. Nó sẽ khỏi rất nhanh.

Nhưng nếu vết vỡ chỗ phồng rộp lớn và đau thì hãy làm như sau: Rửa sạch chỗ phồng rộp đó, sau đó dùng dùng kim được vô trùng (giữ nó trong ngọn lửa rồi để nguội) đâm vào vết phồng rộp. Nhẹ nhàng tra thuốc mỡ và dùng gạc vô trùng băng lại. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng tấy đỏ lên thì đến bác sĩngay.

U dây thần kinh ở ngón chân

Cảm giác: Ngứa ran, bỏng rát hoặc tê cứng bàn chân. Nó có thể khiến bạn cảm thấy như đang đi bộ trên đá cuội.

Cách xử lý: Hầu hết các chuyên gia khuyên nên chích cortisone để giảm đau, hoặc uống rượu, giúp làm tê liệt một phần dây thần kinh. Nếu chân bạn vẫn còn đau dù đã chích thuốc hay uống rượu, phẫu thuật có thể cắt bỏ dây thần kinh bị chèn ép.

(Blogsudo Tổng Hợp)

Chuyên mục: Chai Tay Chân

Trang web này sử dụng cookies.