X

Mụn đầu đen, sợi bã nhờn: Cách phân biệt, xử lý, ngăn chặn

Thường bị nhầm lẫn là một nhưng thực chất mụn đầu đen và sợi bã nhờn là hai loại khác nhau và có cách xử lý, ngăn chặn khác nhau.
Love At First Shine (L@1S)- blog cá nhân chia sẻ các kinh nghiệm, kiến thức và cảm hứng làm đẹp được sáng lập bởi hai cô gái cùng sinh năm 1990 – Vũ Kiều Loan và Hoàng Ngọc Diệp.
Blog và các clip đánh giá về những sản phẩm từng sử dụng, hướng dẫn các bước trang điểm cơ bản, những loại mỹ phẩm cần thiết,… của Diệp và Loan được rất nhiều chị em tin tưởng và yêu thích.
Hôm nay, hai cô gái này sẽ hướng dẫn chị em cách phân biệt mụn đầu đen với sợi bã nhờn- vốn hay bị nhầm lẫn và cách xử lý, ngăn chặn hai ‘kẻ thù’ của da.
Mụn đầu đen (trái) và sợi bã nhờn (phải) hay bị hiểu lầm là một nhưng thực chất chúng không giống nhau. Cần có biện pháp xử lý và ngăn chặn khác nhau.
Trong những vấn đề về chăm sóc da, chắc chắn “mụn đầu đen” luôn là cụm từ lọt top, chỉ cần lướt web sơ qua thôi cũng thấy vô cùng nhiều thắc mắc, nhức nhối về cách điều trị xử lí khuyết điểm này. Có một sự thật tưởng chừng như rất đơn giản và cơ bản về mụn đầu đen đó là, đến 80% thứ mà các bạn đang lo âu muốn điều trị, xử lí kia, thật bất ngờ, lại không phải là mụn đầu đen! Bắt bệnh không đúng thì đương nhiên điều trị không thể hiệu quả được.
Không phải chỉ ở mình Việt Nam mà ở trên toàn thế giới cũng vậy, mụn đầu đen (Blackheads) rất hay bị nhầm với sợi bã nhờn (Sebaceous Filaments). Trong khi mụn đầu đen thì được sử dụng quá nhiều, khắp nơi, sai nhiều hơn đúng, thì sợi bã nhờn lại là một cái tên nghe chừng có vẻ mới mẻ quá? Nhưng chỉ cần google 3 giây thôi, bạn sẽ thấy ngay những định nghĩa khoa học của sợi bã nhờn.
1. Sợi bã nhờn, mụn đầu đen là gì?
Sợi bã nhờn
Sợi bã nhờn được hình thành bởi hỗn hợp vi khuẩn, lipid bã nhờn, vảy mảnh và tế bào chết xung quanh nang lông dưới hình dạng sợi nhỏ. Nó thường có màu trắng hoặc vàng, và có thể thấy được sau khi thực hiện ấn, nặn bằng đầu ngón tay và tự động lấp đầy lỗ chân lông sau chu kì 30 ngày.
Những sợi bã nhờn này được hình thành hoàn toàn tự nhiên, không phải là dấu hiệu nhiễm trùng. Chúng giúp cho bã nhờn được lưu thông, được đẩy từ từ lên bề mặt da. Những sợi bã nhờn này thường được tìm thấy ở vùng mũi, da mỏng trên mũi hoặc cằm, và rất hay bị nhầm lẫn với mụn đầu đen – một loại mụn.
Không giống như mụn đầu đen, đây là một phần tất yếu của da con người và không thể xử lí triệt để được. Tuy nhiên, khi chúng ta già đi, tuyến bã nhờn sẽ làm việc chậm lại, giảm hiệu quả và từ đó những sợi bã nhờn này cũng sẽ ít hình thành hơn.
Sợi bã nhờn có hình dạng sợi, màu trắng hoặc vàng
Sợi bã nhờn (Sebaceous Filaments) hay bị nhầm lẫn với mụn đầu đen (Blackheads).
Mụn Đầu Đen
Bã nhờn tích tụ lâu ngày hoá cứng lại thành đầu mụn chặn lỗ chân lông, bị ôxi hoá bởi môi trường hàng ngày, biến thành mụn đầu đen.
Mụn đầu đen còn được hình thành bởi những tế bào da chết đã bị thay mới quyện với bã nhờn. Chính những đầu bã nhờn ban đầu mang màu trắng này, dần chuyển sang nâu hoặc đen do ô xi hoá, dẫn đến tên gọi của chúng.
Không nên tự ý cậy, nặn mụn đầu đen do khả năng cao sẽ để lại sẹo. Với sự hỗ trợ của các bác sĩ da liễu có kinh nghiệm, mụn đầu đen sẽ được đưa ra và có hình dạng dống hệt một nhân mụn bình thường, duy chỉ có phần đầu là màu đen do bị ôxi hoá.
Đây mới là mụn đầu đen nhé!
2. Sự khác biệt giữa mụn đầu đen và sợi bã nhờn
– Mụn đầu đen thường hình thành đơn độc, riêng lẻ trên da, trong khi sợi bã nhờn thường hình thành theo cụm, theo mảng giống nhau tại các khu vực nhiều dầu nhờn của mặt như mũi hoặc cằm.
– Mụn đầu đen thường to và đen hơn trong khi sợi bã nhờn có đỉnh màu xám, hoặc nâu sẫm chứ không có màu than đen như mụn đầu đen.
– Khi sờ vào thì vùng có sợi bã nhờn mềm, mượt tay hơn như da bình thường còn mụn đầu đen sẽ gồ ghề, trồi lên trên bề mặt, cảm giác như mụn bình thường.
– Mụn đầu đen thường đi kèm, đi cùng mụn đầu trắng.
– Sợi bã nhờn có mặt trên hầu hết đa số mũi của người lớn, người trưởng thành và KHÔNG có mối liên quan gì đến mụn nói chung.
3. Cách xử lý mụn đầu đen và sợi bã nhờn
Cách xử lý mụn đầu đen
Chỉ có đợi cho nó tự rụng đi hoặc nhờ lấy ra từ tay các bác sĩ da liễu, các chuyên gia có kinh nghiệm từ các spa và salon. Tự xử lí chắc cũng được nhưng mọi người phải cân nhắc cực kì kỹ lưỡng và đảm bảo vệ sinh (bằng việc sử dụng cây nặn mụn như hình dưới đây đã được thanh trùng) do việc này có thể để lại sẹo, nhiễm trùng và thâm nghiêm trọng.
Bạn có thể tham khảo cách nặn mụn an toàn ở đây.
Cây nặn mụn cần được thanh trùng trước khi nặn mụn.
Cách xử lý sợi bã nhờn
Về bản chất thì nguyên do khiến sợi bã nhờn và mụn đầu đen hình thành là tương đối giống nhau. Tuy sợi bã nhờn là một phần tất yếu của da con người và không thể xử lí triệt để được, nhưng vẫn có một số cách làm giảm tốc độ hình thành của chúng, loại bỏ những sợi bã nhờn lâu ngày (mà đã hoá tối màu) rất hữu hiệu như sau:
Sử dụng miếng dán lột mũi
Thường thì sợi bã nhờn cứ 30 ngày lại tự động hình thành/ lấp đầy như cũ sau khi mình đã loại bỏ, nhưng đối với những người chưa bao giờ từng động chạm hay xử lí gì chúng thì việc loại bỏ đi là một bước rất quan trọng.
Sử dụng miếng dán lột mũi khá hiệu quả để thực hiện việc này. Cách sử dụng cũng khá đơn giản, bạn làm ướt vùng mũi bằng khăn mặt ẩm rồi nhẹ nhàng dán miếng này lên, đợi 10-15′ cho khô cứng hẳn thì từ từ bóc ra.
Miếng dán sẽ lôi ra những sợi bã nhờn ở khu vực mũi. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên sử dụng ít (1 tháng/ lần) và cho những lần đầu do sử dụng nhiều có thể làm rộng lỗ chân lông của mũi.
Xông mặt
Đây là cách giúp lỗ chân lông mở ra tự nhiên, da nhẹ nhàng thải độc, không bị tác động gì thô bạo nên cũng rất dễ chịu và hiệu quả. Đối với những ai không có hỗ trợ từ máy móc thì chỉ cần đun 1 ấm nước thật sôi, thả 1 – 2 túi trà xanh vào chậu, đổ nước và dùng khăn tắm quấn quanh chậu, đưa mặt vào gần ngồi xông 8-10′ cũng sẽ có tác dụng tương tự.
Sau khi hoàn thành lấy 1 chiếc khăn lau nhẹ hơi trên mặt và dùng hai đầu ngón tay sạch nắn bóp nếu cần, bạn sẽ thấy mấy sợi bã nhờn từ từ chui ra cực kì là dễ dàng.
Bạn nhớ tẩy trang, rửa mặt sạch sẽ rồi mới xông mặt, không nên để nguyên cả lớp make-up sẽ không có tác dụng gì.
Mặt nạ đất sét/ bùn khoáng
Một trong những sản phẩm có tác dụng hữu hiệu nhất trong việc làm sạch, hút sạch dầu và bã nhờn dư thừa từ các lỗ chân lông chính là mặt nạ đất sét (Clay Mask) hoặc bùn khoáng. Với thành phần chính bao gồm clay hoặc kaole, chúng thường làm sạch lỗ chân lông rất hiệu quả, đặc biệt phù hợp với các bạn có da hỗn hợp thiên dầu và dầu, cần làm sạch kỹ phần chữ T (trán và mũi, cằm).
Nên dùng mặt nạ này 1 tuần/ lần, duy trì tốt có thể thấy phần mũi sạch sẽ được cực lâu tới 2-3 tháng mà không lo sợi bã nhờn xuất hiện trở lại. Có thể dùng tối đa tuỳ nhu cầu của bạn đến tận 2 lần/tuần nhé.
Tẩy da chết cơ học
Một số cách như:
Dùng sản phẩm chuyên dụng: Sử dụng chổi rửa mặt/ máy rửa mặt.
Sử dụng miếng mút từ xơ thực vật Konjac Sponge.
Tẩy da chết hoá học bới BHA
Đây là một phương pháp rất hợp xu hướng trên thế giới hiện nay với vai trò tẩy da chết, làm sạch lỗ chân lông hiệu quả. BHA là cách viết tắt của Salicylic Acid, với dung dịch tầm 2%.
Những phân tử của dung dịch nhỏ xíu sẽ thẩm thấu sâu vào lỗ chân lông và làm sạch, loại trừ dầu nhờn dư thừa, xử lý tế bào chết và thúc đẩy quá trình thay mới tế bào được xảy ra nhanh và kịp thời hơn.
Da từ đó cũng sẽ khắc phục được nhiều nhược điểm về mụn, cụ thể là mụn đầu đen và cũng làm chậm quá trình hình thành của sợi bã nhờn.
Theo Loan Diệp (Khám phá)
Từ khóa tìm kiếm: bi nham lan, mot nhung thuc chat,
Chuyên mục: Trị Mụn

Trang web này sử dụng cookies.