X

Muốn sống khỏe, đừng ngồi vắt chéo chân

Ngồi vắt chéo chân tuy nhìn rất “cá tính” nhưng lại mang đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bạn đấy.
Hãy cùng điểm qua những ảnh hưởng của việc ngồi vắt chéo chân gây nên để biết lý do vì sao bạn nên thay đổi thói quen này
1. Tác hại của ngồi vắt chéo chân
Ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài và thường xuyên có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực không ngờ đến sức khỏe của bạn, thường thấy là chân dễ bị chuột rút, nhất là đối với người có thể trạng yếu.
Nghiêm trọng hơn là tình trạng thoái hóa khớp do vắt chéo chân gây áp lực lên khớp gối. Đây là bệnh thường gặp ở độ tuổi 40-60, tuy nhiên, hiện nay đang có xu hướng xuất hiện nhiều ở những người chỉ vừa chạm mốc 30. Liên quan đến khớp gối, việc ngồi bắt chéo chân còn tạo điều kiện cho xương bánh chè cọ sát với các xương khác, khiến đau khớp gối và sụn thoái hóa bị đè và xoắn, tăng tình trạng nguy hiểm hơn đối với người đã bị đau khớp gối, gây khó khăn trong việc phục hồi cuộc sống khỏe mạnh.
Ngồi vắt chéo chân còn tạo áp lực lên các khớp xương hông, tác động lượng máu lưu thông ở chân và thậm chí có thể gây máu vón cục, lâu ngày sẽ dấn đến mắt cá chân và chân bị phù nề, đau thần kinh tọa, tê chân, gây hại cột sống và khung xương chậu, ảnh hưởng khả năng sinh sản.
2. Tư thế ngồi đúng
Để tránh các tác hại của việc ngồi vắt chéo chân thường xuyên gây ra, tư thế ngồi giúp chân thư giãn tốt nhất được khuyên cho bạn chính là hai chân duỗi thẳng, đặt hai bàn chân tiếp xúc với nền nhà, bắp đùi vuông góc với cẳng chân. Bạn có thể điều chỉnh độ cao của ghế ngồi, lót thêm miếng gỗ kê chân hoặc chọn lựa vị trí ngồi sao cho hai chân được duỗi thẳng thoải mái như hướng dẫn. Nếu muốn thay đổi tư thế, bạn có thể nhẹ đung đưa chân để tập thể dục trong ít phút, sau đó bắt nhẹ chân ở mắt cá.
Đối với dân văn phòng, thời gian ngồi lâu thì ngoài tư thế chân, bạn còn có thể điều chỉnh các vị trí khác trên cơ thể để hạn chế các tác hại đối với sức khỏe, giúp bạn sống khỏe hơn, như vài gợi ý dưới đây:
Giữ vai ngay ngắn: tư thế ngồi đúng không những giúp cơ thể bạn thư giãn thoải mái, mà còn hạn chế vấn đề ở vai, cổ của bạn. Giữ vai ngay ngắn, ngồi thẳng lưng, xương chậu nghiêng nhẹ về phía trước là tư thế được dân văn phòng “khuyên dùng”.
Không cong cổ tay: cong cổ tay khi gõ bàn phím thường xuyên sẽ gây chèn ép dây thần kinh ở cổ tay, là nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay. Bạn hãy điều chỉnh độ cao của ghế ngồi và vị trí bàn phím sao cho cổ tay được giữ thẳng khi thao tác.
Ngồi thẳng lưng: ngồi khom lưng hoặc dựa hẳn ra phía sau sẽ làm đầu bạn có xu hướng bị đẩy về phía trước, lệch khỏi trục thẳng đứng của cơ thể. Lúc này cơ thể sẽ chịu sức nặng nhiều hơn để nâng đỡ khớp cổ, áp lực này sẽ gây mỏi vai, cổ, đau đầu, nhức mỏi mắt.
Từ những tác hại của việc ngồi sai và lợi ích của tư thế ngồi đúng, để đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh, trước hết bạn hãy thay đổi những thói quen không tốt gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hàng ngày, bắt đầu từ việc ngồi vắt chéo chân. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý một số thói quen không tốt của dân văn phòng để có sự điều chỉnh hợp lý nếu như mình cũng mắc phải nhé.
Những thói quen dân văn phòng cần tránh

Tham khảo thêm những mối hại không ngờ của thói quen ngồi vắt chéo chân nhé :

Khi ngồi làm việc, ăn, uống café,… thì mình thường hay bắt chéo chân. Đây là thói quen mình có từ bé và có lẽ nhiều người khác cũng có thói quen này.
Ngồi vắt chéo chân không tốt cho sức khỏe bắt chéo chân có thể gây đau lưng và cổ, thậm chí là thoát vị đĩa đệm
Trong điều kiện hoàn hảo nhất, tư thế ngồi là hướng mặt về phía trước, cả 2 chân vuông góc với mặt đất. Tuy nhiên, hành động hoàn hảo này rất hiếm khi xảy ra và người ta có rất nhiều cách đặt chân khác nhau khi ngồi. Phần lớn chúng ta khi ngồi thường không phân bố trọng tâm một cách cân bằng mà có xu hướng nghiêng về nhiều phía, hoặc bắt chéo chân và khi đó, chỉ 1 chân chịu trọng lượng.
Tư thế ngồi đúng​
Theo bác sĩ vật lý trị liệu và chấn thương chỉnh hình Vivian Eisenstadt, việc bắt chéo chân có thể gây ra đau lưng và đau cổ. Bà cho rằng khi bắt chân này lên chân kia, hông sẽ xoắn lại và xương chậu sẽ bị quay.Xương chậu là nền tảng đỡ lấy cột sống nên việc đặt những áp lực không cần thiết lên xương chậu cũng đồng nghĩa với việc bắt hệ thống cơ và xương khớp ở cổ, lưng giữa và lưng dưới cũng phải chịu áp lực. Khi quá trình này kéo dài thì các khu vực đó sẽ gặp vấn đề.
Bác sĩ Eisenstadt cho biết: “Hành động này được thực hiện nhiều ngày, nhiều tuần là một trong những lý do gây ra những cơn đau ở cổ và lưng, thậm chí là gây ra thoát vị đĩa đệm. ” Do đó, mặc dù có một tư thế ngồi luôn hoàn hảo là điều vô cùng khó làm, nhưng bà khuyến cáo nên giữ cho đầu gối và mắt cá nhân vuông góc với xướng chậu bất cứ khi nào có thể để bảo vệ sức khỏe cột sống. 
Có thể liên quan tới chứng tĩnh mạch mạng nhện – dấu hiệu báo trước của chứng suy giãn tĩnh mạch 
Tĩnh mạch mạng nhện gây mất thẩm mỹ và lo âu cho người bị​
Tĩnh mạch mạng nhện là các mạch máu nhỏ khoảng mm đến vài cm có thể thấy được như hình mạng nhện ở bên dưới bề mặt da. Điều này khiến người bị cảm thấy lo lắng, thiếu tự tin khi giao tiếp,… do yếu tố thẩm mỹ. Theo thống kê của Cục quản lý sức khỏe và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ thì khoảng 55% nữ giới và 45% nam giới tại Mỹ đang mắc chứng này.
Khi nói tới nguyên nhân của tĩnh mạch mạng nhện, giới y học chia thành 2 nhóm. Một số bác sĩ cho rằng tĩnh mạch mạng nhện có nguồn gốc từ gen di truyềnquá trình mang thai, do ánh sáng Mặt Trời và thường xuyên đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Một nhóm khác, trong đó có chuyên gia tim mạch tại trung tâm y tế Cedars Sinai – Hooman Madyoon – lại cho rằng tĩnh mạch mạng nhện có liên quan tới thói quen ngồi bắt chéo chân .
Ông lý giải rằng: Việc bắt chéo chân làm tăng áp lực đặt lên hệ mạch dưới chân có nhiệm vụ dẫn máu về tim. Áp lực do chân này tác động lên phía trên chân kia sẽ ngăn chặn dòng chảy của máu, từ đó làm suy yếu và tổn hại các tĩnh mạch dưới chân. Nếu các tĩnh mạch này bị tổn thương hoặc suy yếu, máu có thể bị tích tụ lại, khiến mạch bị sưng lên và tạo thành mạng nhện tĩnh mạch.
Bắt chéo chân gây tăng huyết áp
Ảnh minh họa​
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên, nhưng đó là sự thật. Việc gác chân này lên sát chân kia tại vị trí đầu gối sẽ tạm thời khiến cho huyết áp tăng lên. Tại sao ư? Thường thì máu trong chân sẽ được bơm trở về tim ngược chiều trọng lực và đây đã là một công việc tương đối “ vất vả ” đối với cơ thể. Nhưng khi bạn bắt chân này lên chân kia thì máu sẽ càng khó bơm lên hơn. Do đó, cơ thể phải tăng huyết áp để máu có thể đấy về tim.
Bạn thường sẽ không cảm thấy bất cứ triệu chứng nào khi huyết áp tăng do việc gác chân gây ra, nhưng nếu điều này cứ lập lại thường xuyên, đó sẽ là vấn đề sức khỏe mãn tính. Do đó, nếu muốn ngồi lâu mà không bị tăng huyết áp? Đừng bắt chân này lên chân kia.
Tác động xấu tới các dây thần kinh ở chân
Việc bắt chéo chân không chỉ khiến huyết áp tăng lên mà nó còn ảnh hưởng không tốt tới tĩnh mạch và dây thần kinh dưới chân, bàn chân,… Việc gác chân này lên chân kia tại vị trí đầu gối sẽ gây áp lực lên dây thần kinh mác (peroneal nerve). Đây là các dây thần kinh lớn nằm ở bên dưới đầu gối, chạy dọc theo mặt ngoài của mỗi chân và đây chính là nguyên nhân của các rối loại chi dưới khi nó bị tổn thương. Áp lực khi bắt chéo chân có thể gây tê liệt tạm thời cơ bắp ở cẳng chân và bàn chân, khiến đầu gối không thể xoay được nữa và tạo cảm giác “tê liệt như có kim châm vào.”
Có thể các cảm giác đó chỉ là tạm thời, nhưng theo bác sĩ Richard Graves thì nếu như điều đó cứ tái diễn thì các bệnh lý mãn tính có liên quan tới dây thần kinh chân sẽ xuất hiện. Ông cho rằng nếu có thói quen ngồi bắt chéo chân thì việc thả lỏng chân ra từ 2 đến 4 phút có thể tối thiểu hóa nguy cơ này. Tuy nhiên, ông khuyến cáo rằng nên từ bỏ thói quen này một cách hoàn toàn: “Lời khuyên tốt nhất là đừng ngồi bắt chéo chân để đảm bảo sức khỏe của bạn.” 
Blogsudo Tổng Hợp
Chuyên mục: Sức Khỏe
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.