X

Ngải cứu và những tác dụng đối với sức khỏe

Ngải cứu là loại cây xuất hiện trong vườn nhà của nhiều gia đình nhưng ít ai biết hết tất cả các công dụng thần kì của chúng. Bài viết này sẽ giúp bạn biết hết những tác dụng của ngải cứu.
Ngải cứu – thần dược tại nhà

Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H,mông), cỏ linh li (Thái), là một loài thực vật thuộc họ cúc
Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ.
Ngải cứu là một vị thuốc tốt cho sức khỏe lẫn sắc đep, biết sử dụng đúng cách thì đó sẽ là thần dược giúp sức khỏe cải thiên đồng thời có làn da tươi trẻ trắng sáng.

1. Tác dụng của ngải cứu đối với cơ thể

Công dụng, chủ trị của cây ngải cứu : Có vị đắng, cay ấm, làm thuốc ôn khí huyết, điều kinh, an thai, chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều. Lá ngải sao cháy có tác dụng cầm máu.

1.1 Làm thuốc điều kinh

Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g). Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.
Nước ngải cứu có tác dụng điều kinh

1.2 Giúp an thai

Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. Ngải cứu không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.
Cây ngải cứu có tác dụng tốt cho việc an thai

1.3 Sơ cứu vết thương

Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức.
Tác dụng sơ cứu vết thương của ngải cứu

1.4 Trị mụn, mẩn ngứa

Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.

1.5 Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt

Lấy 300gr ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục trong 1-2 tuần.
Ngải cứu+Mật ong

1.6 Lưu thông máu lên não

Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín rồi ăn.
Trứng chiên ngải cứu- công thức lưu thông máu lên não

1.7 Suy nhược cơ thể, kém ăn

Lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.
Gà tần ngải cứu chống suy nhược cơ thể, kén ăn

1.8 Cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh

Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Cách thứ 2: Nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.

2. Tác dụng làm đẹp của ngải cứu

2.1 Trắng sáng da mặt

Chỉ với hai cách thực hiện đơn giản sau đây từ ngải cứu sẽ giúp chị em sở hữu làn da vùng mặt mịn màng, trắng sáng tự nhiên.
Cách 1: Rửa mặt với nước ngải cứu
Các nàng cần chuẩn bị lá ngải cứu khô. Sau đó, đem nấu thật kĩ với nước. Sau đó, lọc lấy nước để rửa mặt. Rửa mặt hàng ngày 2 lần sáng và tối và không cần rửa lại với nước sạch. Để thuận tiện tránh mất thời gian các nàng có thể nấu sẵn và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.
Nếu da bạn bị nám, bạn cũng thể massage mặt cùng nước ngải cứu trong khi rửa mặt. Những vết nám sẽ mờ dần và mất hẳn theo thời gian. Bạn sẽ nhanh chóng thấy da mặt mịn màng và sáng trắng chỉ sau 1 tuần thực hiện liên tục.
Rửa mặt với nước ngải cứu
Cách 2: Đắp mặt nạ ngải cứu
Cách này thực hiện rất đơn giản. Chỉ cần lấy lá ngải cứu rồi giã hoặc xay nhuyễn, sau đó đắp lên mặt khoảng 20 – 30 phút trước khi đi ngủ. Ngải cứu sẽ giúp bạn loại bỏ các hắc tố làm sạm đen da và lấy đi bụi bẩn, tẩy da chết và chất nhờn.
Đắp ngải cứu mỗi ngày sẽ giúp da được tái sinh và trắng sáng tự nhiên. Lỗ chân lông được thu nhỏ. Đây còn là phương pháp giúp trẻ hóa da hiệu quả.
Đặc biệt với những người bị mụn trứng cá, đắp mặt nạ đều đặn sẽ mau hết mụn và có một làn da trắng  hồng, mịn màng.
Mặt nạ ngải cứu giúp se khít lỗ chân lông

2.2 Da toàn thân trắng sứ

Cách làm vô đơn giản, các nàng chỉ cần mua ngải cứu tươi ngoài chợ, rửa sạch và đun với nước. Dùng nước ngải cứu hòa với nước sạch và tắm hàng ngày. Trong khi tắm, bã lá ngải cứu các nàng có thể sử dụng để chà sát nhẹ nhàng lên da, giúp tẩy da chết. Tắm khoảng 20 – 30 phút lá ngải cứu mỗi ngày làn da của chị em sẽ trắng sứ lên trông thấy. Tinh dầu ngải cứu sẽ thẩm thấu vào sâu bên trong da, giúp da đều màu và khỏe mạnh.
Tắm với đun từ ngải cứu giúp da trắng sáng

2.3 Không còn lo ngại da cháy nắng

Mùa hè, chị em thường lo ngại làn da cháy nắng khi đi chơi, dã ngoại, nghỉ mát cùng bạn bè, đồng nghiệp. Và khi da đã bị cháy nắng thì em đau đầu tìm “thuốc chữa”. Rất nhiều loại kem dưỡng đắt đỏ được chị em đầu tư nhưng vẫn không thể cải thiện được tình trạng. Vật thì, ngải cứu chính là thần dược để cứu chữa cho chị em thoát khỏi làn da cháy nắng, đen sạm.
Khi da bị cháy nắng, đen sạm. Chị em hãy áp dụng theo cách sau đây vừa đơn giản lại có tác dụng ngay lần đầu tiên và da sẽ trở lại bình thường sau 1 tuần.
Chị em chỉ cần xay nhuyễn ngải cứu sau đó trộn với dầu oliu thành hỗn hợp. Thoa hỗn hợp này lên vùng da cháy nắng và massage nhẹ nhàng. Trước khi thoa hỗn hợp chị em cần rửa sạch vùng da với nước ấm để da mềm và co giãn giúp cho hỗn hợp ngải cứu, dầu oliu thẩm thấu sâu vào da và mang lại hiệu quả tốt nhất. Áp dụng hàng ngày trước khi ngủ dậy vừa chống lại nắng vừa phục hồi những gì nắng khiến da hư tổn.
Ngải cứu sẽ cứu cánh cho làn da cháy nắng của chị em.
* Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu
Mặc dù là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe như những người bệnh sỏi thận, xơ vữa động mạch vành… nên hạn chế ăn trứng.
Dùng ngải cứu quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt.Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,…  
Người bình thường, không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên, giống như nước trà. Khi sử dụng lá ngải cứu sắc uống thay trà, chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi). Chỉ nên sử dụng theo từng đợt, khỏi bệnh thì nghỉ.
Với những kiến thức trên hi vọng các bạn sẽ thực hành, tận dụng tốt cây ngải cứu – vị thuốc ngay chính trong nhà bạn.
Chuyên mục: Cây Thuốc
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.