X

Ngăn ngừa ung thư tốt nhất với tỏi mọc mầm

Tại sao tỏi mọc mầm lại ngăn ngừa bệnh ung thư tốt nhất? Trong tỏi mọc mầm có chất gì hay ăn tỏi thế nào để tốt nhất cho sức khỏe hãy tham khảo một số thông tin sau:
Thông thường, các củ quả mọc mầm hầu hết đều phát sinh chất độc và bị vứt đi. Tuy nhiên tỏi mọc mầm lại có nhiều tác dụng bảo vệ sức khỏe.

Tỏi là loại gia vị quen thuộc, đồng thời cũng là thảo dược cổ truyền của nhiều dân tộc trên thế giới. Các sách y học phương Ðông ghi về tỏi như sau: Vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở cổ, tiêu đờm…

Công dụng bất ngờ của tỏi mọc mầm Các nhà khoa học cho biết, thành phần của tỏi mọc mầm có rất nhiều chất chống lại các virus xâm nhập cơ thể. Đặc biệt, trong tỏi mọc mầm có chứa các chất chống oxy hóa cực mạnh (được chuyển hóa từ khi chưa mọc mầm sang mọc mầm) giúp ngăn chặn các bệnh do vi khuẩn, virus.

Không chỉ tốt cho sức khỏe, tỏi mọc mầm còn là khắc tinh của bệnh ung thư , là vị thuốc tự nhiên phòng chống căn bệnh nguy hiểm này.
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, thực vật rất nhạy cảm với việc bị vi khuẩn, virus và côn trùng tấn công trong quá trình nảy mầm. Vì thế, chúng sẽ sản sinh ra một hợp chất được gọi là phytoalexin để bảo vệ mình khỏi sự tấn công. Hợp chất này tuy có hại đối với các vi sinh vật, côn trùng – nhưng lại rất có lợi cho sức khỏe con người.

Giúp cơ thể tăng sức đề kháng Một trong những lý do khiến tỏi mọc mầm được xem như “ thần dược ” đối với sức khỏe và vì những chất được được chuyển hóa trong quá trình nảy mầm của tỏi có tác dụng chống lại các tác nhân gây bệnh rất tốt. Đặc biệt, chất chống oxy hóa trong tỏi mọc mầm cao hơn rất nhiều so với tỏi thông thường giúp ngăn ngừa các loại bệnh do vi rút và nấm gây ra.

Thành phần hóa học và công dụng:
Trong củ tỏi có chứa 0,1-0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh (S). Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alixin có mùi đặc trưng tỏi. Nhưng trong tỏi tươi không có alixin ngay, mà có chất aliin (một loại acid amin) – chất này chịu tác động của enzyme alinaza (cũng có trong củ tỏi) và khi giã dập mới cho alixin. Ngoài ra củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng…, đặc biệt là selen.
Những năm gần đây, tỏi lại được các nhà khoa học ở nhiều nước nghiên cứu, phát hiện thêm những đặc tính kỳ diệu khác như: khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng cao sức khỏe, làm giảm huyết áp, có tác dụng chống tắc nghẽn mạch máu, làm chậm quá trình lão hóa tế bào, chống sự già nua, làm giảm sung huyết và tiêu viêm, phục hồi nhanh thể lực…
Ðặc biệt nhiều công trình nghiên cứu cho biết củ tỏi có khả năng phòng chống được ung thư – một căn bệnh nan y của thời đại. Trong bài viết này xin chỉ đề cập về mặt này.
Vì sao tỏi chống được ung thư?
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khả năng phòng chống ung thư của tỏi có thể bao gồm một hoặc nhiều tác dụng phối hợp với nhau, ngăn cản sự tạo u, ức chế trực tiếp sự phát triển tế bào, kháng lại yếu tố gây đột biến, chống lại quá trình oxy hóa, hủy diệt sự phát triển của các mạch máu mới nuôi sống khối ung thư.
Tiến sĩ Benjamin Lau, giáo sư sinh hóa và miễn dịch học ở Trung tâm y tế Loma Linda, California (Mỹ), trong cuốn “Tỏi và bạn, vị thuốc của thế giới hiện đại” khẳng định: Chỉ cần sử dụng một lượng tỏi nhỏ trong bữa ăn hàng ngày cũng có tác dụng tốt đến hệ miễn dịch. Qua nghiên cứu, B. Lau cho rằng tỏi và các loại rau quả khác nếu được dùng đều đặn thì có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư, tim mạch hay nhiều bệnh nguy hiểm khác. Tỏi là một dược thảo có tác dụng toàn diện đối với sức khỏe con người. Tỏi hoạt động như một loại thuốc kháng sinh, thuốc chống virus, một chất bồi bổ hệ thống miễn dịch, chất chống ung thư…
Ở Trung Quốc, qua công trình nghiên cứu bệnh ung thư thanh quản ở Thượng Hải, các nhà nghiên cứu cho biết ung thư hầu như không xuất hiện ở những người dùng nhiều tỏi và cam quýt trong bữa ăn hàng ngày.
Còn với ung thư dạ dày? Theo kết quả điều tra về mối tương quan giữa những người dùng tỏi ở tỉnh Sơn Ðông, các nhà nghiên cứu Viện y tế cộng đồng Trung Quốc cho biết những cư dân có tập quán ăn tỏi thường xuyên thì tỷ lệ ung thư dạ dày thấp (0,03% so với 0,4% ở những người rất ít ăn tỏi). Một bác sĩ thuộc Viện y học Sơn Ðông cũng xác nhận tỷ lệ ung thư dạ dày ở những người thường xuyên ăn tỏi thấp hơn 60% so với những người khác cùng khu vực nhưng không dùng tỏi.

Những nghiên cứu ở Ý và Hà Lan cho thấy tỷ lệ ung thư dạ dày giảm đi ở những người thường xuyên dùng tỏi trong bữa ăn. Tiến sĩ Michael Wargovich ở Ðại học South California phát hiện ra tỏi còn hoạt động như một chất chống ung thư cả trong khâu phòng bệnh và chữa bệnh. Những nghiên cứu của ông cho thấy mối liên quan giữa việc dùng tỏi với lượng chất nitơ giảm ở người và lượng tử vong vì ung thư dạ dày cũng ít đi. M. Wargovich giải thích: Trong tỏi có một hợp chất gọi là diallyl disulfide có thể làm tiêu các khối u đi một nửa. Ngoài ra hợp chất S. Allyleystein cũng có thể ngăn chặn các chất gây ung thư xâm nhập tế bào tuyến vú.

Với ung thư phổi thì có một nghiên cứu của các chuyên gia độc chất học trường Ðại học Tổng hợp Queen ở Canada. Họ đưa chất dễ gây ung thư mô phổi động vật vào 2 lô chuột: lô A được tiêm chất chiết xuất từ tỏi, còn lô B dùng làm đối chứng không được tiêm. Kết quả lô A không hề hấn gì, còn lô chuột B thì ung thư phát triển.
Những lập luận cơ thế
Các nhà nghiên cứu cho rằng mọi khối ung thư đều trải qua ba giai đoạn phát triển, và ở giai đoạn nào chúng cũng bị tỏi chống phá. Trong giai đoạn đầu tiên, hoạt động của oxy trong cơ thể qua quá trình oxy hóa chuyển thức ăn thành năng lượng đã sản sinh ra các gốc tự do (loại chất có hại) gây thương tổn các tế bào khiến nó phát triển bất thường. Việc ăn tỏi hàng ngày (và một số rau quả giàu chất chống oxy hóa) có thể vô hiệu hóa các gốc tự do.

Các chất chống oxy hóa trong tỏi có khả năng tấn công khối u trước khi nó có thể nhen nhóm. Việc bổ sung các vitamin C, E, beta-caroten cũng có tác dụng nhưng không mạnh bằng tỏi và chè xanh (có tác dụng mạnh gấp 10 lần). Ở giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát bệnh, những tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh nếu các hệ thống miễn dịch ban đầu bị phá vỡ. Lúc này tỏi sẽ có tác dụng ngăn không cho các tế bào ung thư phát triển, tiêu diệt sự phát triển của những mạch máu mới nuôi sống khối u. Một chất khoáng rất cần cho cơ thể lúc này là selen – có rất nhiều trong tỏi. Selen là một chất chống oxy hóa rất mạnh nên có thể giúp cơ thể chống lại ung thư.

Các nhà khoa học Pháp thuộc Trung tâm nghiên cứu Nông học quốc gia (INRA) còn đưa ra lập luận: Trong thành phần của tỏi chứa một số hợp chất có khả năng ức chế hoạt động của các chất gây ung thư. Tuy nhiên chúng không tác dụng trực tiếp mà kích thích các enzyme của cơ thể có khả năng ngăn chặn quá trình tạo thành các chất gây ung thư.

Những công dụng chữa bệnh thần kỳ khác của tỏi
Tỏi từ lâu đã được con người biết đến không chỉ là đồ gia vị làm cho các món ăn thêm phần hấp dẫn và ngon miệng, mà nó còn là một vị thuốc chữa bệnh kỳ diệu của thiên nhiên.
Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm.
Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP,hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.
Tỏi giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxi hóa giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật
Tỏi chữa các bệnh như: đau bụng, cảm cúm , đầy bụng, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường…Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày giúp chữa bệnh khó tiêu.
Mỗi ngày ăn 10g tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể . Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 – 40 ngày để ăn hàng ngày sẽ chữa được bệnh cảm cúm.

Ngoài ra tỏi còn ngăn ngừa đột quỵ. Tỏi mọc mầm cung cấp lượng phong phú chất anjoene – chất ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông. Ngoài ra, chất nitrit trong tỏi giúp làm giãn nở động mạch. Cả hai chất hoạt động song song giúp chống lại sự hình thành của các cơn đột quỵ.

Hợp chất phytoalexin tăng rất mạnh khi tỏi bắt đầu này mầm. Khi ăn tỏi nảy mầm, hợp chất này sẽ giúp hỗ trợ sức đề kháng, tăng khả năng ức chế các loại vi rút, vi khuẩn và các tế bào gốc tự do có hại cho cơ thể.
Bảo vệ tim mạch Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí ACS’ Journal of Agricultural and Food Chemistry mới đây cũng cho biết, những củ tỏi đã mọc mầm 5 ngày có hoạt tính chống oxy hóa tốt cho tim cao hơn tỏi tươi. 
Cũng giống như cách phytochemicals ngăn hoạt động của các chất gây ung thư , tỏi mọc mầm cũng đẩy mạnh hoạt động của enzym và ngăn chặn các hoạt động dẫn đến sự hình thành mảng bám – tác nhân quan trọng dẫn đến bệnh tắc nghẽn tim, bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau tim. 

Chống lão hóa Chúng ta đều biết rằng chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa lão hóa sớm bằng cách loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Nhưng theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry, tỏi mọc mầm không chỉ ngăn chặn sự xuất hiện của các nếp nhăn mà còn có khả năng giảm thiểu sự suy thoái của các cơ quan trong cơ thể.

Giúp điều trị ngộ độc thực phẩm Trong tỏi mọc mầm cũng có những hoạt chất rất tốt cho việc loại bỏ các triệu chứng như tiêu chảy hay đau bụng khi ngộ độc thực phẩm.

Dùng tỏi trị bệnh thế nào cho đúng?

Tỏi có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa được ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận. Còn vấn đề tỏi có chữa được ung thư khi đã phát triển thành khối u hay không? Ðể trả lời câu hỏi này, cần tiếp tục có những công trình nghiên cứu dùng tỏi vào điều trị ung thư thực sự trên bệnh nhân. Trước mắt, mọi người nên sử dụng tỏi trong bữa ăn hàng ngày với mức độ vừa phải nhằm phòng bệnh là chính, tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên có lợi cho sức khỏe. 


Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên trước khi chế biến tỏi nên thái lát mỏng rồi đển goài không khí 15 phút để các chất kháng sinh có trong tỏi kết hợp với oxy ngoài không khí mới tạo ra chất chống ung thư hiệu quả.

Tỏi có thể ăn tươi, ngâm dấm, đường hoặc pha trà. Tuy nhiên, trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là tốt nhất. 
Tỏi sống giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Mỗi ngày nên ăn 2 tép tỏi, nhiều hơn hoặc ít hơn một chút đều được. Tuy nhiên, ăn nhiều quá không có lợi vì dạ dày sẽ dễ bị kích thích và chất axilin có trong tỏi có thể gây ra chứng tan máu. 
Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10 g tỏi là vô hại. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng kiếm được tỏi tươi và ăn tỏi tươi hay để lại mùi hôi, do đó người ta thường chế biến thành các dạng khác. 
Tỏi ngâm: 
có thể ngâm dấm hoặc ngâm đường. Trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là rất tốt. 
Cách chế biến: lấy 50 g tỏi tươi bóc vỏ rồi ngâm với 100 ml giấm gạo, sau chừng mươi ngày là dùng được, nếu để đủ 30 ngày thì càng tốt. 
Tỏi ngâm đường: 
Lấy 50 g tỏi đem ngâm nước trong 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần, sau đó bóc bỏ vỏ rồi ngâm với muối một lúc cho chảy hết nước. Hòa 800 g đường trắng trong một cái liễn miệng nhỏ với lượng nước chín vừa đủ, đổ tỏi vào ngâm trong 1 tháng là có thể ăn được. Tỏi ngâm đường có vị mặn ngọt, mùi thơm rất thú vị. 
Rượu tỏi: 
Có nhiều cách chế rượu tỏi. – Lấy 25 g tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem ngâm với 100 ml rượu trắng, bịt kín miệng bình, để chỗ thoáng mát, sau 7 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 25-30 ml. 
– Dùng một cái bình miệng hẹp hoặc một vò rượu, đổ tỏi đã bóc vỏ vào đầy chừng 7/10 bình, xen kẽ với tỏi, rải từng lớp đường phèn đã đập vụn, rót rượu trắng vào cho ngập tỏi. Bịt kín miệng bình, để chỗ râm mát, sau 30 ngày là có thể dùng được, để càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml. 
Trà tỏi: 
Có thể chế biến theo 2 cách. – Tỏi 15 g, sơn tra 30 g, thảo quyết minh 10 g. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với sơn tra và thảo quyết minh, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. 
Công dụng: hạ mỡ máu, chống béo phì, tiêu thực tích. – Tỏi vỏ tím 10 g, kim ngân hoa 6 g, trà xanh 3 g, cam thảo 2 g. Tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với kim ngân hoa, trà xanh và cam thảo, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp. 
Tỏi và các món ăn – bài thuốc 
Bài 1: Tỏi 30 g, chim bồ câu 1 con. Chim bồ câu làm thịt, bỏ lông và nội tạng, rửa sạch cho vào bát cùng với tỏi đã bóc vỏ, cho đủ gia vị, chế thêm một chút rượu vang và nước trắng rồi đem hấp cách thủy, ăn nóng. 
Công dụng: bổ khí dưỡng huyết, ích tủy sinh tinh. 
Bài 2: Tỏi 50 g, thịt dê nạc 250 g. Thịt dê rửa sạch, thái miếng, ướp gia vị, tỏi bóc vỏ đập giập. Cho dầu thực vật vào chảo đun cho nóng già, bỏ thịt dê vào xào chín tái, bỏ tỏi và các gia vị vừa đủ đun thêm một lát là được, ăn nóng. 
Công dụng: ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh. 
Bài 3: Tỏi 30 g, thịt yếm ba ba 250 g. Thịt yếm ba ba rửa sạch, cắt thành miếng bỏ vào đun sôi vài lần, vớt ra rồi đem rán qua, tỏi bóc bỏ vỏ, cho vào chảo rán qua cho có màu vàng non, tiếp đó cho thịt ba ba vào xào, chế thêm các gia vị như gừng, hành, muối, đường, một chút rượu và nước vừa đủ, dùng lửa nhỏ ninh trong 30 phút là được. 
Công dụng: tư âm bổ thận. 
Bài 4: Tỏi 100 g, dạ dày lợn 1 cái, sa nhân 3 g. Dạ dày lợn rửa sạch, cho sa nhân và tỏi đã bóc vỏ vào trong, lấy chỉ khâu lại, cho vào nồi, chế thêm rượu, muối và nước lượng vừa đủ rồi hầm cho đến khi chín nhừ là được, cho thêm một chút mì chính, ăn nóng. 
Công dụng: bổ hư nhược, kiện tỳ vị.
Su Tổng Hợp
Chuyên mục: Cây Thuốc
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.