X

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng

Cứ vào thời điểm giao mùa, bệnh viêm họng lại có cơ hội bùng phát và nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh dễ chuyển thành mãn tính . Việc xác định nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm họng sẽ giúp chúng ta có thể phòng tránh được sự tái phát của bệnh nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm họngNguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm họng


Viêm họng là tình trạng viêm lớp niêm mạc lót trong họng. Viêm họng có các triệu chứng rất rõ ràng, cụ thể là việc vùng họng bị đau hoặc ngứa, họng thường đỏ, khô và có cảm giác rát, nuốt nước miếng cảm thấy khó khăn, nếu bị viêm họng nặng người bệnh còn có thể bị sốt. Chính vì vậy, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, cơ thể uể oải. Đối với trẻ nhỏ, bệnh viêm họng còn khiến cho các bé gặp trở ngại trong ăn uống, thường hay bị nôn, trớ hoặc sợ ăn.

Viêm họng là triệu chứng của nhiều bệnh nhưng thông thường nhất là cảm lạnh hoặc cúm. Hầu hết các trường hợp bị viêm họng đều không gây biến chứng nguy hiểm. Nhưng chúng ta không nên chủ quan với nó, vì một số trường hợp bị viêm họng nặng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm về tim, thận, khớp.


Nguyên nhân gây ra viêm họng

Vùng họng của chúng ta là nơi rất nhạy cảm và dễ dàng bị viêm nhiễm. Bệnh viêm họng xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có sức đề kháng yếu, nhân viên văn phòng hoặc những người thường xuyên ở lâu trong môi trường máy lạnh. Mặc dù bệnh khá phổ biến nhưng không hẳn ai cũng biết được tác nhân gây ra viêm họng.

Tác nhân chính gây ra viêm họng là do ảnh hưởng của vi rút hoặc vi khuẩn.

Trong đó có 80% trường hợp viêm họng là do vi rút, chủ yếu là các vi rút adeno, rhino, vi rút hợp bào đường thở, cúm, sởi…

Có nhiều virus gây ra đau họng.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các loại virut có khả năng cao gây bệnh viêm họng gồm có:
•        rhinovirus, coronavirus và parainfluenza virus, mà thường gây ra cảm lạnh thông thường (chịu trách nhiệm cho một phần tư của tất cả các bệnh viêm họng)
•        các loại khác nhau của vi khuẩn liên cầu, gây nhiễm trùng do Streptococcus (vi khuẩn liên cầu nhóm A này là nguyên nhân  gây ra 10% viêm họng ở người lớn và gần 1/3 viêm họng ở trẻ em)
•        Virut cúm A và cúm B (loại này chiếm 4% nguyên nhân gây viêm họng)
•        Viruts adenovirus, mà cũng có thể gây ra viêm kết mạc, nhiễm trùng mắt (cũng chiếm khoảng 4% nguyên nhân của viêm họng)
•        herpes simplex 1 loại virus, thường gây ra lở loét lạnh (điều này gây ra khoảng 2% của viêm họng)
•        virus Epstein-Barr (EBV), mà thường gây ra sốt tuyến (điều này gây ra ít hơn 1% của viêm họng)

Các trường hợp còn lại là do vi khuẩn mà chủ yếu là các loại liên cầu, tụ cầu, phế cầu, H.influenzae,… Nguy hiểm hơn cả chính là liên cầu khuẩn tán huyết Beta nhóm A Streptococcus – thủ phạm gây nên những biến chứng nghiêm trọng về tim, khớp và thận.

Do viêm mũiviêm xoang mạn tính, 
Khi dịch nhầy chảy từ các xoang sau xuống chảy xuống cổ họng.

Ngoài ra, viêm họng còn xảy ra bởi 2 yếu tố: yếu tố môi trường và yếu tố cá nhân.
Yếu tố môi trường: Chất gây ô nhiễm : ô nhiễm không khí ngoài trời lẫn trong phòng đều có thể là nguyên nhân gây viêm họng. Đó có thể là do khói bụi ngoài đường, khói thuốc lá, dị ứng do lông thú, phấn hoa, nấm mốc,…
Khí hậu, thời tiết : thời tiết giao mùa hoặc khí hậu quá nóng hay quá lạnh đều có thể gây ra viêm họng. Nhất là trong khi ngủ, chúng ta thường quên việc giữ ấm cơ thể, thường xuyên để quạt hoặc máy lạnh hướng trực tiếp vào người.
Vấn đề vệ sinh thực phẩm : các loại đồ ăn, thức uống không hợp vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn cũng là nguyên nhân gây ra viêm họng.
Yếu tố cá nhân: Vệ sinh cá nhân : việc vệ sinh răng miệng không thường xuyên và đúng cách sẽ khiến cho các vi khuẩn có hại nằm lại trong khoang miệng, khiến cho việc viêm nhiễm dễ dàng xảy ra.
Acid trào ngược 

Các acid dạ dày tràn vào thực quản gây ra chứng ợ nóng, acid dạ dày một khi bị trào ngược sẽ gây ra kích thích cho cổ họng rất nhiều. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra viêm họng.

Acid dạ dày có thể trở lại cổ họng thông qua tất cả các con đường, kích thích cổ họng và thực quản rất nhiều. Đau cổ họng có thể là một vấn đề xảy đến cho những người có acid trào ngược, do đó, điều tốt nhất là nên giải quyết các vấn đề về trào ngược axit.

Ăn và uống đồ nóng

Đồ uống có cồn, thức ăn quá cay, thức ăn cứng như đồ chiên, nướng : các thực phẩm quá cay hoặc chứa cồn sẽ gây khô, nóng rát cho cổ họng, còn các món ăn cứng như đồ nướng, chiên sẽ đi theo dạng khối vào họng. Khi nuốt, những thành cứng này sẽ cọ xát, va chạm với thành họng làm cho họng bị đau, xước.

Không uống đủ nước 
Khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, bạn cần phải uống nhiều nước. Nước lọc, nước hoa quả hoặc canh đều có tác dụng hóa lỏng chất nhầy trong đường hô hấp, giúp bạn dễ dàng đẩy chúng ra ngoài. Ngược lại, đồ uống chứa cồn và caffeine lại không phải là những lựa chọn thích hợp bởi chúng có thể khử nước trong cơ thể bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng xịt nước muối để bổ sung độ ẩm cho đường hô hấp.

Trạng thái khô khan 
Khi khí hậu trong phòng là quá nóng, thường xảy ra trong những tháng mùa hạ(mùa nóng), nó có thể làm cho một người cảm thấy khó chịu và đau cổ họng, đặc biệt là sau khi ngủ dậy. Biện pháp tốt nhất là thoát khỏi những căn phòng có không khí nóng bức và khô hanh. Không dùng miệng để hít thở không khí lạnh, vì điều này có thể gây viêm cổ họng.
Căng cơ
Nhiều người bị mất giọng sau khi la hét cổ vũ cho một trận bóng đá. Tương tự, cũng có người bị đau họng mãn tính vì làm cho cơ cổ họng bị quá tải do phải thuyết trình hoặc công việc thường xuyên phải nói như giáo viên, nghệ sỹ biểu diễn. Những bệnh nhân này được xử trí bằng các bài trị liệu liên quan đến giữ
giọng.
Dị ứng
Triệu chứng dị ứng phổ biến là hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi hoặc khó chịu ở cổ họng. Bệnh dị ứng có xu hướng nặng hơn khi thay đổi thời tiết hoặc một số yếu tố như bụi, phấn hoa tăng lên. Ngoài ra, một số thực phẩm có thể gây dị ứng mà dấu hiệu điển hình là kích thích cổ họng, miệng ngứa, đau dạ dày hoặc tiêu chảy.
Khối u ở họng
Ung thư vòm họng phổ biến ở những người từ độ tuổi 50 trở lên hoặc nguy cơ cao là những người hay hút thuốc, uống rượu. Triệu chứng đáng lo bao gồm đau họng dai dẳng hoặc đau họng, khàn giọng mà không cải thiện trong 2 tuần, khó nuốt thức ăn hoặc nước bọt, giảm cân, khó thở, ho ra máu. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng chỉ ra rằng, thông thường với một khối u hay ung thư, cảm giác đau họng chỉ ở mức độ vừa hoặc nhẹ, không bao giờ đau quá hoặc càng ngày càng đau. Nội soi tai mũi họng cho phép phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư.

HIV và các nhiễm trùng 
Những người có xét nghiệm dương tính với virus HIV => hệ thống miễn dịch của họ sẽ bị suy yếu dần. Điều này dẫn đến nhiễm trùng tai, điều này gây ra đau cổ họng mãn tính. Các khối u cũng có thể xảy ra trong cổ họng ở những người hút thuốc hoặc uống rượu quá nhiều, gây ra đau họng mãn tính, trừ khi họ được điều trị. Phần lớn viêm họng được điều trị bằng các loại kháng sinh, hạ sốt và giảm đau kết hợp với thuốc khử trùng họng. Nếu bác sĩ kê kháng sinh thì người bệnh nhất thiết phải tuân thủ theo. Và ngay cả khi những triệu chứng của bệnh đã dứt bạn cũng không nên dừng thuốc mà hãy tiếp tục uống một thời gian nữa nhằm tạo ra kháng khuẩn chống tái phát bệnh.
Để đề phòng viêm họng: 
– Nên vệ sinh răng miệng hằng ngày, nhất là sau mỗi bữa ăn.
– Chú ý mang khẩu trang, tốt nhất là khẩu trang y tế khi tiếp xúc với môi trường bụi bặm, khói xe, khí thải…
– Giữ vệ sinh môi trường sống, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.
– Khi thời tiết thay đổi cần giữ ấm cơ thể, với trẻ em phải giữ ấm vùng cổ với áo cổ cao, khăn choàng khi trời lạnh.
– Đảm bảo chế độ ăn hợp lý, cân đối, đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Cần tăng cường những loại thực phẩm giàu virtamin C như cam, chanh, kiwi… để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Có thể áp dụng súc miệng bằng nước muối ấm hoặc ngậm những loại thuốc trị viêm họng.
Trong Đông y, đối với những trường hợp viêm họng mãn, tái đi tái lại nhiều lần thì có thể ngậm mật ong để hỗ trợ điều trị.
Blogsudo Tổng Hợp
Chuyên mục: Viêm Họng

Trang web này sử dụng cookies.