X

nguyên nhân viêm loát dạ dày và cách giảm đau hiệu quả

Càng ngày càng có nhiều người bị viêm loét đường tiêu hóa do những nguyên nhân như: vi khuẩn, khói thuốc hoặc do sử dụng dược phẩm.
Thuật ngữ “viêm loét hệ thống tiêu hóa” (peptic ulcer) dùng để diển tả một nhóm bệnh viêm nhiễm ở đường tiêu hóa trên (upper gastrointestinal tract). Đây là sự viêm loét ở hệ tiêu hóa trên, nơi mà lớp màng và lớp mô ở đó bị “ăn mòn” và tạo nên một vết thương. Có hai dạng loét hệ tiêu hóa phổ biến là loét tá tràng (duodenal ulcer) và loét bao tử (gastric ulcer). Sự khác nhau giữa hai dạng loét này là vị trí của chúng. Loét tá tràng xảy ra trong tá tràng (phần hẹp của ruột non nối với dạ dày) trong khi loét dạ dày xảy ra trong phần dạ dày.
Triệu chứng của ung loét là một cảm giác cháy bỏng, cồn cào và đau ở phần giữa xương ngực và rốn. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên kèm theo sự ợ nóng, buồn nôn, mất sự thèm ăn và khó tiêu. Cơn đau thường kéo dài khoãng 45 – 60 phút. Đau từ nhẹ đến nặng, đôi khi quằn quại và thường làm cho bệnh nhân mất ngủ. Những triệu chứng khác bao gồm: đau lưng, nhức đầu, cảm giác ngộp thở, ói mửa, đôi khi phân có máu.
Nguyên nhân gây viêm loét hệ thống tiêu hóa
Những yếu tố sau đây thường làm tăng sự tiết axít dạ dày và làm thay đổi hệ màng này ở hệ tiêu hóa.
Sử dụng dược phẩm: những thuốc thông thường nhất là aspirin và những thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Khi sử dụng lâu ngày, những dược phẩm này sẽ làm tăng sự tiết axít ở dạ dày. Ngoài ra những loại thuốc steroid dùng để trị viêm khớp cũng gây nên hiện tượng này. Những loại thuốc kháng axít đôi khi lại gây tác dụng ngược, thay vì trung hòa axít dạ dày, chúng lại gây phản ứng hồi ngược (rebound effects). Một thuốc kháng axít rất quen thuộc cần phải lưu ý là calcium carbonate. Sử dụng quá mức vitamin C cũng là một nguyên do lây viêm loét hệ thống tiêu hóa.

Nhiễm vi khuẩn:
thủ phạm khét tiếng nhất là Helicobacter pylori. Loại vi khuẩn này chịu trách nhiệm khoảng 90% trường hợp loét dạ dày và khoảng 70% trường hợp loét tá tràng.

Sự nhạy cảm thực phẩm:
sẽ gây ra một đáp ứng viêm và sẽ làm xói mòn màng nhầy dạ dày.

Khói thuốc:
làm hủy hoại màng nhầy ruột, sự trào ngược muối mật do khói thuốc cũng sẽ làm kích ứng một cách “tàn bạo” tới dạ dày.

Căng thẳng, lo âu:
làm gia tăng đáng kể sự sản xuất axít dạ dày.
Tuyệt chiêu chữa đau dạ dày bằng bài thuốc dân gian
Đau bao tử trở thành căn bệnh trầm kha, dai dẳng, khó chịu về lâu dài có thể dẫn đến ung thư. Vì vậy bạn nên sớm phòng ngừa và khắc phục bằng những cách đơn giản hợp lý sau đây nhé.
Cần ăn uống và sinh hoạt đều độ 
Chế độ ăn uống thiếu khoa học như ăn không đúng giờ, bỏ bữa, không ăn sáng, ăn thức ăn nhanh, thực phẩm cay là một trong những nguyên nhân tìm ẩn gây ra chứng đau dạ dày. Căn bệnh trầm kha ở mọi lứa tuổi hiện nay. Vì vậy, cách trị đau bao tử hiệu quả trước tiên bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý, đúng giờ.
Đối với người già: Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, đồ ăn khó tiêu và hãy ăn thức ăn nấu chín, mềm, dễ tiêu hóa.
Đối với người trẻ hoặc dân văn phòng: Ăn đúng giờ, đúng bữa, bỏ thói quen ăn đồ cứng, đồ ăn vặt, đồ ăn cay nóng.
Giải tỏa căng thẳng, tránh chất kích thích 
Ngoài nguyên nhân trên thì việc dùng chất kích thích, thức khuya, làm việc quá sức, căng thẳng, stress hay lạm dụng thuốc giảm đau cũng là một trong những căn nguyên làm bệnh tình ngày càng nặng hơn. Vì vậy, hãy tránh xa những “kẻ thù” đáng sợ trên của bệnh đau bao tử bằng cách tránh xa rượu, bia, thuốc lá, cà phê và đừng quên giúp cơ thể, tinh thần luôn thoải mái, thư giãn cho bạn mỗi ngày.
Những bài thuốc dân gian chữa bệnh đau dạ dày nhanh chóng 
Dưới đây là những bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả được nhiều người sửu dụng, đơn giản dễ tìm mà hiệu quả cực kì cao.
Nghệ đen – mật ong: Đây là bài thuốc chữa đau bao tử hiệu quả nhất. Theo Đông y, nghệ đen và mật ong có tính ấm nóng, giúp sát khuẩn, bảo vệ niêm mạc dạ dày và kích thích tiêu hóa. Trộn mật ong cùng nghệ đen vò thành viên nhỏ ăn thường xuyên mỗi ngày giúp chữa chứng viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày.
– Chuối hột: Dùng chuốt hột chữa dạ dày cũng rất hiệu quả bởi tính nóng có vị chát của chuối hột rất có lợi cho dạ dày. Bài thuốc từ chuối hột rất đơn giản: dùng chuối hột, cắt lát mỏng, phơi khô sau đó nghiền thành bột uống mỗi ngày.
– Cây nha đam: Nhựa của cây nha đam có tác dụng kích thích tiêu hóa, dùng chữa chứng táo bón, giúp ức chế men pepsin và acid hydrochloric không tiết ra nhiều gây viêm loét dạ dày. Mỗi ngày dùng khoảng 15g lá tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa trong đun sôi trong nước cho thêm ít đường phèn rồi uống.
– Nước ép bắp cải: Trong cây bắp cải có chứa vitamin U (ulcer) có tác dụng chống loét dạ dày, mỗi ngày uống 1 ly nước bắp cải ép vào buổi sáng và trước khi đi ngủ giúp xua tan chứng đau dạ dày hiệu quả.
– Chuối xứ: Chuối có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của màng nhày lót bên trong dạ dày, giúp chữa lành vết thương. Dùng chuối xứ phơi khô, tán thành bột rồi pha nước uống hay ăn chuối chín mỗi ngày.
– Lá mơ: Được dân gian lưu truyền là bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả. Lá mơ đem phơi khô, tán mịn hòa vào nước uống hoặc giã nhuyễn lấy nước cốt uống mỗi ngày.
Đừng để bệnh gì bạn cũng lạm dụng vào thuốc tây sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn. Những bài thuốc dân gian được lưu truyền từ lâu đời giúp bạn chữa chứng đau dạ dày hiệu quả. Hãy cùng khám phá những bí quyết gia truyền trên để xua tan chứng đau bao tử đáng ghét này.

(Blogsudo Tổng Hợp)

Từ khóa tìm kiếm: chua dau da day, can benh tram kha, che do an uong, an thuc an, mot trong nhung, dau bao tu hieu qua, chat kich thich, nhung bai thuoc dan gian, chua benh dau da day, bai thuoc chua dau, bai thuoc chua, kich thich tieu hoa, viem loet da day, chuoi hot, uong moi ngay, cay nha dam, tac dung kich thich, loet da day moi ngay, xua tan chung dau, phoi kho tan, loet duong tieu hoa, tieu hoa, he tieu hoa, hai dang loet, loet ta trang, xay ra trong, loet da day, hien tuong, lam tang su tiet axit, axit da day, da day, su dung duoc pham, nhung loai thuoc, thuoc khang axit, truong hop loet,
Chuyên mục: Dạ Dày
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.