X

Những bước đơn giản để đạt được mục tiêu cuối cùng

Có những bước đơn giản để chạm đến mục đích cuối cùng mà đôi khi bạn không hề nghĩ đến. Mục đích của phương pháp đạt mục tiêu là giúp bạn tạo ra một giá trị tinh thần tương đương với những gì bạn muốn giành được trong thực tại. 
Bạn trở nên như thế nào và làm được những gì phụ thuộc vào những gì bạn nghĩ. Nếu bạn nghĩ tới một vấn đề gì đó liên tục và hết sức rõ ràng, nó sẽ xảy ra nhanh hơn và dễ đoán trước hơn bất kỳ biện pháp nào khác.

Có bao giờ bạn cảm thấy mình muốn chạm đến những ngôi sao mà không tài nào với tới được? Giống như bạn đang có gắng hết sức mà kết quả lại không như mong đợi.

Bạn không phải là người duy nhất trải qua nhưng cảm xúc này.
Nhưng tin tốt là: bạn sẽ thành công hơn 99% những người còn lại. Bạn chỉ cần điều chỉnh một chút cách tiếp cận và bạn sẽ đạt được mục tiêu cuối cùng của mình. Dưới đây là là 8 cách giúp bạn đi trên con đường đúng đắn:
Phương pháp sắp được đưa ra ở đây có lẽ là quá trình đạt được mục tiêu có hiệu quả nhất từ trước đến nay. Hàng trăm nghìn phụ nữ và đàn ông trên toàn thế giới đã áp dụng để thay đổi hoàn toàn cuộc sống của họ.
Nhiều công ty cũng sử dụng để tái cơ cấu lại tổ chức, tiến tới đạt sản lượng và lợi nhuận cao hơn. Phương pháp này rất đơn giản, vì những điều đúng đắn thường đơn giản. Tuy nhiên hiệu quả của nó đáng ngạc nhiên đến nỗi cả những người đa nghi nhất cũng phải bất ngờ.
Có một mối liên hệ trực tiếp giữa mức độ rõ ràng khi bạn tưởng tượng ra mục tiêu như thể đã hoàn thành nó và mức độ nhanh chóng mà nó xuất hiện trong thực tế. Trình tự các bước này giúp bạn đi từ sự mơ hồ trừu tượng sang sự rõ ràng hoàn toàn. Nó định hướng con đường bạn phải đi theo hướng mà từ điểm xuất phát có thể đến bất kỳ nơi nào bạn muốn.
1: Hãy luôn luôn mơ ước – một khát khao mãnh liệt và cháy bỏng. 
Đây là động lực giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi và sức ì luôn là vật cản. Sự kìm hãm duy nhất và lớn nhất tới việc lập ra và đạt được mục tiêu chính là nỗi SỢ HÃI dưới nhiều sắc thái. Đây là nguyên nhân khiến bạn đánh giá thấp mình và đành bằng lòng với những việc thấp hơn khả năng của bạn. Mỗi khi bạn quyết định đều dựa trên các cảm xúc, hoặc là sự e sợ hoặc là mong muốn và sắc thái xúc cảm nào mạnh hơn sẽ chế ngự cảm xúc còn lại. 
Quy luật về sự tập trung cho thấy những gì bạn tập trung nỗ lực sẽ phát triển lên. Nếu bạn luôn nghĩ về những giấc mơ, viết chúng ra và lập kế hoạch để hoàn thành chúng liên tiếp, cuối cùng thì ước mơ của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ đến mức nó vượt lên và đẩy lùi nỗi sợ hãi. Một khát khao mãnh liệt, cháy bỏng về một mục tiêu cụ thể giúp bạn thắng được sợ hãi và luôn tiến về phía trước băng qua mọi trở ngại. 
Ước muốn phải luôn mang tính cá nhân. Bạn có thể chỉ muốn điều gì đó cho bản thân chứ không vì bạn cảm thấy đó là điều người ta muốn dành cho bạn. Trong khi lập ra các mục tiêu, đặc biệt là những mục tiêu chính yếu rõ ràng, bạn phải hoàn toàn ích kỷ. Đó phải là mục tiêu của chính bạn. Bạn phải hoàn toàn chắc chắn rằng bạn muốn trở thành người như thế nào, muốn có gì và muốn được làm gì? 
Vậy thì mục đích chính yếu rõ ràng của bạn là gì? 
Cái gì là mục tiêu chủ đạo? 
Giả sử nếu được đảm bảo thành công trong một lĩnh vực nào đó, bạn muốn đạt được điều gì? 
Việc quyết định xem bạn thực sự muốn gì là điểm khởi đầu cho những thành quả lớn lao sau này. 
2: Giữ vững niềm tin. 
Để có thể vận động trí óc minh mẫn và cả khả năng tiềm ẩn của mình, bạn phải hoàn toàn tin tưởng rằng bạn có khả năng thực hiện được mục tiêu. Bạn hãy tin rằng bạn xứng đáng với điều đó và nó sẽ xuất hiện khi bạn cũng đã sẵn sàng. Bạn phải nuôi dưỡng niềm tin của mình cho đến khi nó đã ngấm sâu thành niềm tin chắc chắn rằng mục tiêu đó hoàn toàn có khả năng đạt được. 
Bởi vì niềm tin là chất xúc tác vận động sức mạnh tinh thần của bạn, điều quan trọng là mục tiêu bạn phải hiện thực, đặc biệt lúc mới bắt đầu. Nếu mục tiêu của bạn là kiếm được nhiều tiền, bạn nên đặt một mục tiêu tăng thu nhập lên 10, 20 hay 30% trong 12 tháng tiếp theo. Đây là những mục tiêu có thể tin được, mục tiêu mà bạn có thể luôn nghĩ về nó. Chúng rất thực tế, do đó sẽ là nguồn động lực lớn lao cho bạn. 
Nếu mục tiêu của bạn vượt quá xa những gì bạn đã từng làm được trước đây, một mục tiêu quá cao sẽ thực sự biến chúng thành vật cản. Bởi vì nó quá xa vời, dường như bạn chẳng tiến triển gì hay chỉ là chút ít để tiếp cận nó. Bạn nhanh chóng chán nản và sẽ không tin rằng bạn có thể làm được nữa. 
Napoleon Hill đã viết: “Chỉ những gì đầu óc con người nhận biết và tin tưởng thì mới đạt được”. Tuy nhiên, những mục tiêu hoàn toàn phi thực tế là một dạng tự huyễn hoặc bản thân và bạn không thể ảo tưởng rằng mình sẽ đạt được mục tiêu. Thành công đòi hỏi bạn phải hết sức nỗ lực một cách thực tế và có hệ thống. 
Trước khi đạt được mục tiêu lớn thì những nỗ lực hết mình là rất cần thiết. Đôi khi phải làm việc và chuẩn bị hàng tuần, hàng tháng, hàng năm trời bạn mới có thể sẵn sàng đạt được nhiều điều thật lớn lao. Trong mỗi lĩnh vực, bạn đều phải mất rất nhiều công sức trước đã. Nếu không phải là người xuất sắc hoặc tài giỏi khác thường, hãy trung thực với bản thân và chấp nhận điều đó. Nếu mục tiêu đáng phải đạt được thì cũng đáng phải làm việc kiên trì và nhẫn nại. 
Nhiều người đặt mục tiêu vượt quá khả năng của họ nên chỉ thực hiện một thời gian ngắn rồi bỏ cuộc. Họ trở nên chán nản và kết luận rằng việc lập mục tiêu chẳng có tác dụng, ít nhất là đối với họ. Nguyên nhân chính là ở chỗ họ đã cố làm quá nhiều trong thời gian quá ngắn. 
Nhiệm vụ của bạn là tạo ra và duy trì thái độ tâm lý tích cực bằng cách luôn tự tin chờ đợi và hy vọng rằng nếu bạn tiếp tục làm những việc cần thiết theo hướng đúng đắn, thì bạn sẽ kéo về phía mình những người, những thứ bạn cần để đạt mục tiêu đúng như đã định. Bạn phải hoàn toàn tin rằng nếu bạn cứ tiếp tục làm như vậy, cuối cùng bạn cũng sẽ thành công. 
3: Hãy viết ra – Vạch ra kế hoạch.
Mục tiêu mà không viết gì có thể coi như không phải là mục tiêu. Có chăng chỉ là lời hứa hay ảo tưởng mà thôi. Một lời hứa cũng là một mục tiêu nhưng không có tí trọng lượng nào cả. Khi bạn viết một mục tiêu ra một mẩu giấy, bạn đã cụ thể hoá nó. Bạn biến nó trở nên rõ ràng và hữu hình. Đó là thứ mà bạn có thể nhặt lên, xem xét, chạm tay vào, giữ lấy và cảm nhận. Bạn đã cụ thể hoá nó từ trong ý nghĩ của mình thành một dạng mà bạn có thể làm việc gì đó. 
Một trong những cách có hiệu quả nhất để khắc sâu mục tiêu vào ý thức của bạn là viết chúng ra một cách rõ ràng, sống động, cụ thể, chính xác như bạn muốn có nó trong thực tế. Hãy quyết định cái gì là đúng đắn khi bạn quyết định cái gì có thể làm được. Hãy mô tả mục tiêu đó hoàn hảo và lý tưởng ở mọi góc độ. Trước mắt đừng lo lắng về cách để đạt mục tiêu. Lúc mới đầu nhiệm vụ chính của bạn là phải hoàn hảo chắc chắn về điều bạn thực sự mong muốn và đừng lo lắng về quá trình đạt được nó. 
Lý do quan trọng nhất để viết chúng ra, ngoài lý do cụ thể hoá chúng trong đầu óc, là hành động này tăng sự khát khao và khắc sâu niềm tin rằng nó có thể đạt được. 
Có nhiều người không viết chúng ra giấy bởi vì trong sâu thẳm tâm can họ nghĩ mình khó có thể đạt được mục tiêu ấy. Họ nghĩ là viết chúng ra chẳng có lợi gì. Họ cố gắng bảo vệ chính họ khỏi phải thất vọng. Và bằng cách này họ sẽ chỉ tự phải chịu thất vọng và thất bại trong suốt những chặng đường của cuộc đời. Nhưng khi bạn rèn cho mình phải viết các mục tiêu ra, hành động này sẽ chặn đứng cơ chế thất bại và tăng cơ chế thành công ở mức cao nhất.
Có một mục tiêu là chưa đủ. Bạn cũng cần lên kế hoạch để hoàn thành nó. Rất nhiều người thất bại ở bước này. Họ đặt ra các mục tiêu nhưng không dõi theo, không vạch ra một kế hoach để bắt đầu thực hiện. Khi điều này xảy ra, các mục tiêu có vẻ lớn quá mức và chúng ta thường từ bỏ.
Tạo ra một kế hoạch chi tiết để đưa bạn tới mục tiêu. Vạch ra một hoặc hai công việc bạn có thể làm mỗi tuần và tập trung vào việc thực hiện các công việc nhỏ mỗi ngày. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là bắt đầu một công việc kinh doanh mới trong năm nay, thì tuần này bạn cần chọn một địa chỉ website và bắt đầu tìm kiếm về xây dựng một blog. Điều quan trọng là chia mục tiêu của bạn thành các bước nhỏ dễ dàng đạt được hơn.
4: Thiết lập những mục tiêu chính xác.
Đã bao giờ bạn nghe đến từ một mục tiêu lớn, đầy táo bạo và chứa đựng nhiều khó khăn (BHAG). Đó là 1 thuật ngữ được Jim Collins, bậc thầy về quản lý thời gian, tác giả cuốn sách Từ tốt đến vĩ đại , sáng tạo ra để miêu tả một mục tiêu mang tính chiến lược và được thúc đẩy bởi cảm xúc.

Collins đưa ra kết cấu của những mục tiêu dạng này bởi vì các mục tiêu dạng’ SMART” truyền thống thiếu đi yếu tố cần thiết liên quan tới cảm xúc để hoàn thành các mục tiêu lớn trong cuộc đời mỗi người. Theo ông Mark Murphy, giám đốc điều hành công ty Leadership IQ, một công ty tìm kiếm và đào tạo lãnh đạo, một cách tiếp cận tốt hơn là tạo ra các mục tiêu dạng ‘HARD’:

  • Lắng nghe nhịp đập của trái tim: gắn mục tiêu của bạn với cảm xúc.
  • Sinh động: được thúc đẩy bởi một điều bạn nghĩ ra, một hình ảnh hoặc một bộ phim trong tâm trí bạn.
  • Yêu cầu: các mục tiêu cần có độ cấp thiết và thiết yếu đến mức bạn không có lựa chọn nào khác ngoài bắt đầu thực hiện chúng ngay tức khắc.
  • Khó khăn: để thực hiện dạng mục tiêu này đòi hỏi bạn phải rời xa vùng an toàn của mình và phải khởi động sự tập trung và nhạy bén.
5: Lập danh sách tất cả những gì bạn có thể nhận được từ việc đạt mục tiêu. 
Các mục tiêu là nhiên liệu trong cỗ máy của sự thành công, nhưng lý do “tại sao” lại là động lực tăng cường sự khát khao của bạn và giúp bạn tiến lên phía trước. Động lực đó phụ thuộc vào động cơ của bạn, lý do để hành động ngay từ đầu, và có càng nhiều lý do, bạn càng được thúc đẩy. 
Nhà triết học người Đức Nietzsohe đã nói: “Một người có thể chịu được bất cứ điều gì nếu có lý do đủ lớn”. Bạn chỉ có thể tự vận động để giành được những điều lớn lao nếu bạn có một ước mơ lớn và thú vị. Những lý do mang tính “tại sao” phải được nâng lên và trở thành động lực. Chúng phải đủ lớn để giúp bạn tiến lên. 
Một khi bạn có lý do quan trọng cho mục tiêu hàng đầu của mình bạn sẽ phát triển “sức mạnh của mục đích” làm bạn không cưỡng lại được. Nếu lý do đủ lớn, niềm tin đủ vững chắc và ước muốn đủ mãnh liệt không gì có thể cản trở bạn được nữa. 
Nhiệm vụ của bạn là luôn giữ cho khát khao cháy bỏng bằng cách thường xuyên nghĩ về tất cả những lợi ích, sự thoả mãn và phần thưởng bạn sẽ được hưởng, đó là những thành quả từ việc đạt được mục tiêu. Mỗi người đều phấn khích và kích động do nhiều thứ khác nhau. Một số người được thúc đẩy bởi tiền bạc và khả năng sống trong một ngôi nhà đẹp hay lái xe ô tô đẹp. Nhiều người khác lại được khuyến khích bởi sự nổi tiếng, địa vị và uy tín, hoặc ý nghĩ là muốn được người khác ngưỡng mộ. 
Hãy lập ra danh sách tất cả những lợi ích, vô hình và hữu hình mà bạn có thể được từ việc đạt được mục tiêu. Bạn sẽ thấy rằng, danh sách này càng dài thì bạn càng có động lực và thêm quyết tâm hơn. Nếu bạn chỉ có khoảng một hay hai lý do thôi thì mức độ động viên sẽ chỉ ở mức trung bình. Bạn dễ dàng chán nản nếu giữa chừng gặp khó khăn mà điều đó chắc chắn sẽ xảy ra. Nếu bạn có 20 hay 30 lý do để đạt mục tiêu thì bạn sẽ không chùn bước, không gì có thể cản trở bạn cho đến khi bạn thực hiện được những gì bạn đã dự tính trong đầu. 
6: Phân tích vị trí, điểm khởi đầu. 
Nếu bạn quyết định giảm cân thì điều đầu tiên bạn phải làm là xem mình nặng bao nhiêu cân. Nếu bạn muốn có một giá trị nhất định, trước hết bạn phải ngồi xuống và viết bản kiểm kê về tài chính cá nhân để xem lúc này bạn đáng giá bao nhiêu. 
Việc quyết định điểm xuất phát cũng tạo ra một vạch ranh giới, từ đó bạn có thể đo những tiến bộ của mình. Bạn càng biết rõ bạn xuất phát từ đâu và nơi nào bạn sẽ đến, thì bạn càng có cơ hội đạt được đích mà bạn muốn. 
7: Đặt giới hạn. 
Hãy đặt ra giới hạn cho những mục tiêu hữu hình và có thể đo được, như tăng thu nhập hay giảm một số cân nhất định. Nhưng đừng đặt ra giới hạn cho những mục tiêu vô hình, như phát triển sự kiên nhẫn, sự tử tế, tình thương, kỷ luật tự giác hay các phẩm chất khác. 
Khi đặt giới hạn cho một mục tiêu hữu hình là bạn đang lập trình nó vào trí não và kích hoạt “hệ thống bắt buộc” tiềm thức để đảm bảo bạn sẽ đạt được mục tiêu đó ít nhất là vào đúng ngày đó. Khi bạn đặt ra giới hạn cho sự phát triển của một phẩm chất, hệ thống bắt buộc tương tự cũng đảm bảo giới hạn sẽ là ngày đầu tiên bạn bắt đầu thật sự chứng tỏ phẩm chất mà bạn đã lựa chọn. 
Thường thì mọi người hay chống đối lại việc đặt ra các giới hạn vì sợ mình sẽ không đạt được mục tiêu vào đúng thời điểm đã đặt ra. Họ làm mọi việc có thể, trong đó có cả việc tạo ra giới hạn thật mờ nhạt. 
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đặt ra mục tiêu và giới hạn mà lại không đạt được mục tiêu đó đúng hạn? Thật đơn giản: Bạn hãy đặt một giới hạn khác. Nó chỉ có nghĩa là bạn chưa sẵn sàng. Bạn đã đoán sai. Bạn đã quá lạc quan. Và nếu bạn không đạt được mục tiêu theo giới hạn mới thì cứ tiếp tục đặt ra các giới hạn cho đến khi đạt được nó. Không có mục tiêu phi hiện thực, chỉ có giới hạn phi hiện thực. 
Nhưng trong 80% trường hợp, nếu các mục tiêu đủ tính hiện thực, các kế hoạch đủ chi tiết và bạn thực hiện đúng những kế hoạch thì bạn sẽ đạt được mục tiêu đúng hạn. 
Nếu mục đích xác định có giới hạn là hai, ba hay năm năm, thì bước tiếp theo của bạn là chia nhỏ mục tiêu thành những mục tiêu 90 ngày. Sau đó, hãy chia nhỏ những mục tiêu 90 ngày đó thành những mục tiêu 30 ngày. 
8: Tưởng tượng và phản ánh.
Tiến sỹ Xã hội học Frank Niles, từng nói:
Khi chúng ta hình dung một hành động, não tạo ra một xung điện đến các nơ-ron thần kinh yêu cầu cơ thể thực hiện các hoạt động. Điều này tạo ra một cách thức mới – chùm các tế bào trong não hoạt động cùng nhau tạo ra trí nhớ hay thói quen – chúng khiến cơ thể chúng ta hành động theo cách giống như những gì chúng ta tưởng tượng.
Tưởng tượng rằng bạn đạt được các mục tiêu, bao gồm những tiến trình và công việc sẽ đưa bạn tới thành công (đây là điều quan trọng). Cố gắng cảm nhận điều gì sẽ diễn ra một khi bạn đạt được những thành công lớn này. Điều này sẽ hình thành một hình ảnh lưu lại lâu trong tâm trí bạn.
9: Tự viết một lá thư.
Tôi thích gợi ý này của cây bút huyền thoại – ngài John Carlton. Ông nói, ‘Bí quyết vạch ra các mục tiêu của ông là rất đơn giản: tôi ngồi lại và viết cho tôi một bức thư, thời gian chính xác là một năm sau.’
Carlton cho rằng bạn nên tự mình viết một lá thư chi tiết miêu tả cuộc sống của mình trong một năm kể từ thời điểm đặt bút viết. Đây là một cách hiệu quả và cũng là một cách sử dụng sự tưởng tượng để vạch ra những điều bạn mơ ước trong tâm trí bạn.
10: Hành động mỗi ngày.
Để ý rằng bạn học bao nhiêu không quan trong nếu như bạn chẳng làm gì cả. Đừng theo lối hàn lâm. Làm là cách học tốt nhất. Sửa sai là điều cốt lõi để tiến đến thành công.

11: Chia sẻ với mọi người.

Một chuyên gia tâm lý học tại trường đại học Dominica tại California phát hiện ra rằng những người viết ra các mục tiêu của họ, chia sẻ với bạn bè và có trách nhiệm với những mục tiêu có thêm 33% cơ hội thành công. Vậy nên hãy chia sẻ với gia đình và bạn bè và để họ góp phần vào mục tiêu và kế hoạch của bạn. Bạn sẽ nhận được những góp ý có giá trị.
12: Kế hoạch cho những thất bại.
Trở thành một người có thể thiết lập các mục tiêu tốt giống như chơi môn quyền anh; bạn cần học cách chịu đựng những cú đấm bởi vì bạn biết mình chuẩn bị để được trúng đòn. Cách tốt nhất để tối thiểu hóa tác động của những thất bại là chuẩn bị cho chúng. Có một kế hoạch dự phòng cho những vẫn đề diễn ra không như mong đợi. Được chuẩn bị để phản ứng lại và học tập từ những thất bại này. Đó là những cơ hội học tập quý giá.
13: Đánh giá tiến bộ của bạn mỗi tuần.
Tự hỏi chính mình: tuần này mình đã làm được gì để tiến gần hơn tới mục tiêu? Đã làm được điều gì? Chưa làm được điều gì?
Và đừng quên chúc mừng thành công của mình. Cho phép bản thân tận hưởng thành công của một tuần làm việc tuyệt vời và sau đó trở lại, kiểm tra những công việc còn lại cần làm trong danh sách. Đó chính là cách mà bạn sẽ đạt đến những mục tiêu cuối cùng.
14: Kiên trì. 
Trước tiên, đưa ra quyết định là bạn sẽ không bao giờ từ bỏ. Hãy quay trở lại mục tiêu và kế hoạch bằng sự kiên trì và quyết tâm. Đừng bao giờ tính đến khả năng thất bại. Đừng bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ. Hãy quyết định tiếp tục, cho dù có việc gì xảy ra. Cuối cùng, bạn chắc chắn sẽ thành công. 
Hãy phát triển khả năng kiên trì đối mặt với trở ngại và khó khăn không thể tránh khỏi. Đôi khi khả năng kiên trì là yếu tố rất cần để vượt qua những trở ngại khó khăn nhất. Quá trình đặt mục tiêu bắt đầu bằng lòng khao khát và tạo thành một vòng hoàn chỉnh với sự kiên trì. Bạn càng kiên trì thì bạn càng quyết tâm và tin tưởng. Cuối cùng, bạn đạt đến điểm mà không gì có thể ngăn cản 

Một số thông tin được dịch bởi Ann_bolide từ bài viết của scott-christ (Lifehack)

Blogsudo Tổng Hợp
Chuyên mục: Uncategorized
Tags: thông thái
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.